Đẩy mạnh bảo hiểm nông nghiệp để góp phần đảm bảo an sinh xã hội

Thứ hai, 25/10/2021 16:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các ĐBQH cho rằng, việc dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) có những nội dung hướng tới các đối tượng thu nhập thấp, nhằm bảo vệ họ trước những rủi ro, góp phần bảo đảm an sinh xã hội… là rất cần thiết.

Rà soát kỹ để tránh trùng lặp và thống nhất với các Luật liên quan

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 25/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Đa số đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; khắc phục những hạn chế, bất cập sau hơn 20 năm thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm (năm 2000), bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và tương thích với các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; kiến tạo, phát triển thị trường bảo hiểm an toàn, minh bạch, bền vững, hiệu quả, tiệm cận với các thông lệ quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh và cùng với thị trường tiền tệ - tín dụng và thị trường chứng khoán trở thành các kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế.

Tại tổ số 7, gồm Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, Quảng Ninh, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Dương, Bến Tre, các Đại biểu cho rằng, hồ sơ dự án Luật đã được Cơ quan soạn thảo chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; các nội dung của dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 và tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo Tờ trình của Chính phủ, Bố cục của dự thảo Luật gồm 8 chương, 156 điều (sửa đổi 81 điều, bổ sung 58 điều, bãi bỏ 33 điều và giữ nguyên 17 điều so với Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành).

day manh bao hiem nong nghiep de gop phan dam bao an sinh xa hoi hinh 1

Hình ảnh Phiên thảo luận tổ của các ĐBQH.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn, dự thảo Luật này sau khi được thông qua sẽ song song tồn tại với nhiều luật khác có các quy định về loại hình bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc; đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh; thẩm quyền phê duyệt các chức danh lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp… Do đó, các đại biểu đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ, đối chiếu với các luật liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Trong khi đó, phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 2 (gồm các Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Hải Dương, Quảng Bình, Gia Lai, Vĩnh Long), đại biểu Nguyễn Minh Đức, Đoàn ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh cũng nêu rõ, đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại các điểm trùng lặp trong dự thảo Luật hoặc chưa thống nhất với các luật liên quan như với Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản…

Đề cập về hành vi nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm (Điều 10) của dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Minh Đức cho rằng có nhiều hành vi phải truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng có những hành vi lừa dối chưa đến mức hình sự, chỉ cần xử phạt hành chính, hành vi che giấu thông tin hay những hành vi “cò mồi”, làm phiền, quấy nhiễu… đề nghị nên bổ sung thêm những nội dung này vào các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Cần làm rõ từ ngữ để người dân dễ hiểu

Cũng tại phiên thảo luận tổ sáng nay (25/10), đại biểu Quốc hội Nguyễn Xuân Thắng, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh góp ý thêm: Dự thảo Luật đang sử dụng khá nhiều từ mượn, từ Hán-Việt, gây khó hiểu. Đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ hơn về các khái niệm như “bảo hiểm sinh kỳ”, ”bảo hiểm tử kỳ”, ” bảo hiểm vi mô”... để người đọc dễ hiểu và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng thời, đại biểu cũng đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, phân loại, phân nhóm bảo hiểm rõ ràng hơn thay vì quy định quá chi tiết, sẽ liệt kê không hết được.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Xuân Thắng, từ góc độ nhà nước, lĩnh vực bảo hiểm là nguồn lực rất tốt cho việc tái đầu tư. Do vậy, chúng ta cần có những quy định làm sao thu hút đông đảo người dân tham gia bảo hiểm.

day manh bao hiem nong nghiep de gop phan dam bao an sinh xa hoi hinh 2

Tổ số 7 tại phiên thảo luận sáng ngày 25/10.

Cũng nêu ý kiến về vấn đề trên, đại biểu Quốc hội Trần Công Phàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương cũng cho rằng, việc sử dụng từ ngữ và giải thích từ ngữ trong dự thảo Luật cần phải rà soát lại. Số lượng từ phải giải thích quá nhiều. Đặt địa vị là một người dân bình thường khi đọc dự thảo Luật rất khó hiểu. Khi họ không hiểu thì chắc chắn họ sẽ không tham gia. Như vậy việc thu hút đông đảo người dân tham gia bảo hiểm sẽ là khó khả th hướng tới các đối tượng có thu nhập thấp

Hướng tới các đối tượng có thu nhập thấp

Đại biểu Phan Đức Hiếu, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình kiến nghị, cơ quan soạn thảo cần phải có quy định một cách mạnh mẽ hơn, rõ ràng hơn về bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm đánh bắt hải sản, thiên tai tại dự thảo Luật…

Một số đại biểu cũng cho rằng, việc dự thảo Luật thiết kế quy định về bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm vi mô là vô cùng cần thiết. Đây là loại hình bảo hiểm hướng tới các đối tượng có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo, là đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao nhằm bảo vệ họ trước những rủi ro có thể xảy ra, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và có nhiều đặc thù khác với bảo hiểm thương mại thông thường. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi, cần cân nhắc có quy định rõ về loai hình bảo hiểm này trong dự thảo luật.

N.Hường

Bình Luận

Tin khác

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

(CLO) Để triển khai tốt các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, quyết liệt, chia sẻ với nhân dân thì mới làm được công tác giải phóng mặt bằng.

Tin tức
Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội với đa số đại biểu nhất trí tán thành đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024.

Tin tức
Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

(CLO) Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   

Tin tức
Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Cần 'vừa làm, vừa hoàn thiện' các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

Cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Tin tức