Lần đầu tiên công bố nhiều tài liệu về cảng biển Việt Nam
(CLO) Nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố tại triển lãm trực tuyến “Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới” của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.
Theo dõi báo trên:
Đáng chú ý, phần kiến thức xác suất, thống kê sẽ được đưa vào dạy từ lớp 2. Thông tin trên đã vấp phải ý kiến trái chiều của dư luận. Rất nhiều phụ huynh cho rằng, bộ môn xác suất, thống kê rất “khó nuốt”. Một số chuyên gia giáo dục cho rằng, nếu nhìn vào nội dung chương trình thì môn học này không đáng sợ, không ghê gớm như người ta bàn tán. Tuy nhiên,điều đáng bàn không phải việc ngành giáo dục đưa gì vào chương trình mà đưa vào và dạy như thế nào để đừng biến môn học trở thành nỗi sợ hãi của con trẻ.
Đơn giản và cần thiết
Xác suất, thống kê trước đây được đưa vào chủ yếu ở lớp 7, lớp 10, một chút ở lớp 4, 5. Ở chương trình mới, nó sẽ xuất hiện từ lớp 2 đến lớp 12, đề cập theo hướng đồng tâm, nâng cao dần.
Nhìn tổng thể, nội dung xác suất, thống kê trong chương trình mới không tăng nặng về kiến thức nhưng thay đổi lớn về thời lượng nhằm hình thành các năng lực, kỹ năng giúp học sinh có nhận thức, có khả năng phân tích, đánh giá, xử lý các vấn đề trong cuộc sống. Cụ thể ở cấp tiểu học, thời lượng dạy xác suất, thống kê là 3%, đến THPT là 14%.
Trao đổi trên báo Tuổi Trẻ, GS.TS Đỗ Đức Thái - Tổng chủ biên chương trình môn toán - cho biết nhiều người nhìn vào tên gọi “xác suất, thống kê” - vốn là khái niệm trừu tượng - nên lo sợ con trẻ bị quá tải, bị học khó quá và không cần thiết phải học khó như thế ở lớp 2, lớp 3. Nhưng nếu nghiên cứu chương trình, đọc các bài học thiết kế theo chương trình sẽ thấy nó nhẹ nhàng, đơn giản nhưng rất thiết thực với học sinh từ bậc tiểu học. GS. Đỗ Đức Thái đưa ra ví dụ khi chơi cá ngựa, mỗi lần gieo viên xúc xắc, các em học sinh sẽ thấy không thể chắc chắn gieo được mặt sáu, mặt năm, mà còn có thể có cả một, hai... Thao tác đó cho các em khái niệm về sự “chắc chắn” hay “có thể”. Hay một trò chơi khác, cho các quả bóng màu xanh và đỏ vào hộp kín và thò tay lấy bóng ra, có thể sẽ lấy vào quả xanh, nhưng có thể lấy quả đỏ.
Theo ông Đỗ Đức Thái, nói dạy “xác suất” ai cũng sợ, nhưng thực chất nó đơn giản, nhẹ nhàng như thế. Đó là cách để trẻ có khái niệm ban đầu về những hiện tượng, sự việc có thể hoặc không thể xảy ra trong cuộc sống. Nó không chỉ có trong toán, mà còn có trong các môn học khác như tự nhiên xã hội khi đặt ra các tình huống cụ thể. Ví dụ nếu sờ tay vào ổ điện, ổ điện không có điện sẽ không sao cả, nhưng nếu có điện sẽ gặp nguy hiểm. Dạy trẻ điều đó để biết khi ta hành động thì sẽ xảy ra hậu quả gì...
Tương tự, bài học về “thống kê” ở tiểu học cũng đơn giản như vậy. Ở lớp 2, trẻ có thể sẽ thực hiện các yêu cầu đi trong lớp xem có bao nhiêu bạn đang có tẩy, bút chì, vở và ghi lại con số đã đếm. Đó là cách để trẻ làm quen với thao tác thu thập, kiểm đếm đơn giản.
Lớp 3, cao hơn một chút, sẽ ấn định tiêu chí để học sinh thu thập, kiểm đếm. Ví dụ đặt yêu cầu “hãy xem lớp có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ?”. Học sinh đếm và ghi thống kê số học sinh nam riêng, nữ riêng, trên tổng số bao nhiêu...
Điều đáng bàn không phải việc ngành giáo dục đưa gì vào chương trình mà đưa vào và dạy như thế nào để đừng biến môn học trở thành nỗi sợ hãi của con trẻ.
Dạy như thế nào?
Thực tế, việc đưa bộ môn thống kê vào bậc tiểu học không phải là chuyện lạ. Một số nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Anh, Đức… đều có bộ môn xác suất và thống kê. Nhưng đó là dạng thống kê mô tả từ đó khái quát hóa lên khái niệm xác suất. Họ chỉ yêu cầu cơ bản học sinh có thể hiểu được các khả năng xảy ra với một sự kiện, có thể đọc và hiểu được số liệu trong biểu đồ…
Tuy nhiên, theo các giáo viên, việc dư luận xã hội có ý kiến trái chiều không phải việc ngành giáo dục đưa gì vào chương trình mà đưa vào và dạy như thế nào để đừng biến môn học trở thành nỗi sợ hãi của con trẻ.
Là người tiếp cận với nhiều chương trình phổ thông quốc tế, thạc sĩ Nguyễn Hồ Thụy Anh dẫn chứng: quyển sách Comprehensive Curriculum of basic skills bán ra hơn 10 triệu bản tại Mỹ, từ lớp 4 có dạy về xác suất. Nhưng hầu như việc dạy rất đơn giản, ví dụ xác suất hai mặt của đồng tiền. Sách này cũng cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 nhưng cách dạy của họ đơn giản hơn. Họ sẽ ra những bài tập đơn giản, số chẵn, không đánh đố, không mẹo vặt… chủ yếu để dạy học sinh nắm được nguyên lý của kiến thức. Còn mình thì cũng kiến thức đó nhưng cho những bài toán thật khó, số lẻ, đánh đố… “Bởi vậy, tôi cho rằng không quan trọng là đưa kiến thức gì vào dạy mà đưa như thế nào cho phù hợp với tâm lý độ tuổi, kỹ năng nhận biết của trẻ, làm cho trẻ thấy thích thú khi học”, thạc sĩ Nguyễn Hồ Thụy Anh nhấn mạnh.
Thầy Lâm Vũ Công Chính - giáo viên toán Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho biết: đưa kiến thức xác suất, thống kê vào dạy từ lớp 2 là chuyện bình thường, thậm chí là tốt nhưng cần coi lại chuẩn đầu ra. Học sinh sẽ có tư duy phân tích dữ liệu. Các nội dung khác của môn toán cũng chỉ nên dừng lại ở kiến thức cơ bản, chứ đừng quá chuyên sâu, hàn lâm. Nhưng vì đề thi đặt nhiều câu hỏi khó buộc thầy trò phải “chạy đua vũ trang” theo.
Toán học chia ra nhiều ngành, trong đó có thể xem có hai mạch chính là: toán lý thuyết và toán ứng dụng. Chương trình sách giáo khoa trước đây và hiện hành cũng có đưa toán ứng dụng vào, cụ thể là thống kê và xác suất... nhưng bị xem nhẹ do đề thi ít đề cập mảng kiến thức này.
Do vậy, giáo viên và học sinh gần như chỉ lướt nhanh qua. Vì dạy mà không thi thì uổng phí và học sinh cũng không chú tâm. Chương trình mới hay cũ thì nội dung kiến thức cũng không thay đổi nhiều, nhưng muốn đổi mới giáo dục cần làm đồng bộ, trong đó đổi mới cách đánh giá mới quan trọng. Nên thay đổi cách đánh giá đầu ra thay vì bàn cãi nội dung bài dạy.
Cần cẩn trọng
Thầy giáo Lê Đức Vĩnh - nguyên Tổ trưởng tổ Toán, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng việc tiếp cận với kiến thức xác suất – thống kê ngay từ lớp 2 có lẽ còn hơi sớm đối với học sinh. “Ở lứa tuổi này, khả năng ngôn ngữ của các em chưa hoàn thiện, việc đưa các câu hỏi như tung một đồng xu thì sẽ có khả năng rơi ra mặt nào… thì tôi cho là hơi khiên cưỡng đối với khả năng của các em học sinh lớp 2. Theo tôi, tốt nhất nên để học sinh lớp 7, lớp 8, các em thạo về ngôn ngữ mới bắt đầu tiếp xúc với bộ môn này sẽ chuẩn hơn”.
“Lâu nay chúng ta học môn xác suất – thống kê theo kiểu hàn lâm đó là dạy kiến thức xác suất trước rồi từ đó mới đi tới thống kê là kết quả được sinh ra từ xác suất. Nhưng ở nước ngoài họ thường dạy thống kê mô tả trước từ đó khái quát hóa lên khái niệm xác suất. Việc tiếp cận bộ môn này cũng cần được nghiên cứu để làm sao thực sự đơn giản đối với học sinh” – thầy Vĩnh nhận định.
Cùng chung quan điểm trên, cô giáo Bùi Thu Hương (giáo viên Trường tiểu học Tân Sơn, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cho hay, hiện tại kiến thức sơ đẳng của môn xác suất - thống kê đã được dạy trong cấp học tiểu học.
“Hiện tại cuối lớp 3 các em đã bắt đầu được làm quen với các bài toán thống kê ở mức độ rất đơn giản và nắm bắt kiến thức rất tốt với khả năng tư duy ở lứa tuổi này. Tuy nhiên, nếu phần kiến thức này được dạy cho học sinh đầu lớp 2 thì sẽ tương đối khó khăn bởi khả năng ngôn ngữ của các em chưa phát triển đầy đủ, sẽ khó cho giáo viên giúp các em tiếp cận môn học” - cô giáo Thu Hương chia sẻ quan điểm về việc học xác suất – thống kê từ lớp 2.
“Chắc chắn nếu kiến thức xác suất – thống kê được dạy ở lớp 2 trong chương trình giáo dục phổ thông mới thì giáo viên sẽ phải được tập huấn phương pháp giảng dạy, ngoài ra kiến thức cũng phải được sàng lọc rất kỹ càng để học sinh trong lứa tuổi này có thể hiểu. Cá nhân tôi cho rằng việc đưa kiến thức này vào lớp 2 là hơi sớm” – Cô Hương khẳng định.
Cô giáo Thu Hương cũng cho biết mình từng nghiên cứu về môn học này ở lứa tuổi cấp 1, theo nghiên cứu “Hiểu về xác suất trong trong lứa tuổi tiểu học và cận tiểu học” của hai nhà toán học Tatjana HodnikČadež và Maja Škrbec người Slovenia - sau khi thử nghiệm trên 623 học sinh từ 4 tuổi tới lớp 3, các em đều có thể hiểu được sự khác nhau giữa các khả năng xảy ra của một sự kiện. “Tuy nhiên, để áp dụng ngay lập tức vào lớp 2 trong chương trình phổ thông mới, theo tôi cần phải có sự thận trọng” – cô Hương chia sẻ.
Khánh An
(CLO) Nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố tại triển lãm trực tuyến “Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới” của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.
(CLO) Quân đội Hàn Quốc hôm 8/4 cho biết rằng họ đã bắn cảnh cáo vì cho rằng binh lính Triều Tiên vi phạm ranh giới phân định quân sự trước khi quay trở lại.
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược. Và cần cụ thể hoá hợp tác thành những dự án, nhất là các dự án liên quan đến khoa hoc công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu.
(CLO) Nhận định Bayern vs Inter, 2h ngày 9/4 tại Champions League; dự đoán tỉ số Bayern vs Inter cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Liên quan đến vụ 4 ô tô tông nhau trên đèo Bảo Lộc, bước đầu cơ quan chức năng xác định, tài xế lái xe bồn chở hóa chất không chú ý quan sát dẫn tới va chạm với các phương tiện lưu thông hướng ngược lại.
(CLO) Lễ hội làng Văn Giang - Nam Dương phát tích từ lời thề ước của cha ông từ ngàn xưa, chính hội thường diễn ra vào ngày 12 tháng Ba âm lịch.
(CLO) Ngày 8/4, tại di tích Trung ương Cục miền Nam (thời kỳ 1961-1962, tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu), Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, sáng 8/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Uzbekistan.
(CLO) Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị này đã chuyển hồ sơ, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk xử phạt Công ty cổ phần ASIA LIFE tổng số tiền hơn 224 triệu đồng với 4 hành vi vi phạm hành chính.
(CLO) Theo khảo sát của YouGov tại 7 quốc gia châu Âu, mức độ thiện cảm với Mỹ đã giảm từ 6 đến 28% kể từ khi Tổng thống Donald Trump tái đắc cử vào cuối năm 2024.
(CLO) Ngày 8/4, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An phát hiện một thi thể trôi dạt trên biển, gần khu vực xảy ra vụ chìm tàu cá NA-80209-TS vào giữa tháng 3 vừa qua.
(CLO) Chiều nay (8/4), giá vàng tăng mạnh trở lại và vượt mốc 100 triệu đồng/lượng.
(CLO) Ngày 8/4, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị lãnh đạo Bộ Quốc phòng về tổ chức quân sự địa phương sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện.
(CLO) Hai thiếu niên dùng ná cao su bắn chim trên đường cao tốc đã làm vỡ cửa kính thoát hiểm của hai xe ô tô khách khi đang di chuyển qua địa phận thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa).
(CLO) Ngày 08/4, phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đã huy động lực lượng kịp thời giải cứu thành công một người phụ nữ bị đối tượng sử dụng súng khống chế trong phòng trọ tại địa bàn phường Hưng Định, TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương.
(CLO) Ngày 8/4, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ tiếp nhận kinh phí hỗ trợ và phát động chiến dịch cao điểm 180 ngày thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.