ĐBQH Nguyễn Anh Trí: Người dân phải là chủ thể chống dịch Covid-19

Thứ năm, 09/09/2021 09:36 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo ông Nguyễn Anh Trí, khi triển khai chống dịch Hà Nội không được “chặn” dân ở ngoài đường lớn, sớm bỏ chốt chặn đường trên các tuyến đường.

Xác định người dân là chủ thể chống dịch

Vừa qua, Hà Nội đã tổ chức lấy ý kiến của các nhà khoa học góp ý cho công tác phòng chống dịch của Thủ đô.

Theo ông Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội Huyết học và Truyền máu Việt Nam, Hà Nội cần xác định dịch Covid là rất nặng nề, diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và không sớm kết thúc.

Vì vậy, phải bình tĩnh, đồng lòng, quyết tâm và dựa vào chuyên môn để chống dịch. Đồng thời Hà Nội cần linh hoạt, hợp lý và an toàn để đảm bảo 2 mục tiêu “vừa chống dịch thật tốt, vừa phục hồi kinh tế hiệu quả”.

dbqh nguyen anh tri nguoi dan phai la chu the chong dich covid 19 hinh 1

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí.

Ông Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh: “Hà Nội cần tổ chức để người dân phải thực sự là chủ thể để chống dịch”.

Khi xác định người dân là chủ thể để chống dịch, khi triển khai không được “chặn” dân ở ngoài đường lớn mà để người dân tự ý thức quyết định việc mình khi ra khỏi nhà. Để cho người dân tự quyết định việc xét nghiệm và khuyến khích người dân tự khai báo, tự phát hiện.

"Hà Nội cần thực hiện mỗi phường xã, mỗi tuyến phố, mỗi tòa nhà, thậm chí là mỗi gia đình là một pháo đài chống dịch. Đối với vùng đỏ (cần phong tỏa), vùng vàng (cần cách ly) và đưa việc quản lý cho nội bộ khu dân cư dưới sự quản lý, hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền", ông Trí nói.

Chủ tịch Hội Huyết học và Truyền máu Việt Nam cũng cho tằng, Hà Nội vẫn nên tập trung lập chốt chặn ngay từng ngõ phố, từng tòa nhà… quản lý việc đi lại, thực hiện 5K ngay tại đó thật chặt; động viên để người dân cùng đồng lòng, phối hợp chống dịch để sớm đưa vùng mình sinh sống sớm trở thành vùng an toàn hơn.

Đối với vùng xanh phải thường xuyên tuyên truyền, phát động để nhân dân nâng cao ý thức tự bảo vệ vùng mình ở, nơi mình làm việc, học tập… luôn là vùng xanh; Thực hiện khen ngợi, động viên kịp thời; Xử phạt thật nghiêm cá nhân và đơn vị gây lây lan dịch bệnh.

Ông Nguyễn Anh Trí cho rằng, việc phân chia vùng đỏ, vàng, xanh cần cần dựa vào xác định các F. Theo ông, vùng đỏ là vùng có F0 và những F1 có liên quan gần; vùng vàng là có F1 và những F2; Còn lại là vùng xanh.

“Việc xác định vùng bị cách ly (vùng vàng) hoặc phong tỏa (vùng đỏ) phải thật chính xác, thật gọn và thật nghiêm. Vùng đỏ là “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, rào ngay ở đấy và chỉ ở vùng đấy.

Tôi cho rằng không giãn cách, cách ly cả thành phố, cả một quận, thậm chí là cả phường, mà chỉ ở đâu có F0 và F1 (vùng đỏ) hoặc ở đâu chỉ có F1 và F2 (vùng vàng). Các vùng đỏ/ vàng/ xanh có sự thay đổi theo thời gian và dựa vào tình hình dịch bệnh và cần được công bố sớm” – ông Nguyễn Anh Trí nêu ý kiến.

Xét nghiệm phải đúng đối tượng

Liên quan đến công tác xét nghiệm, ông Nguyễn Anh Trí cho rằng Hà Nội cần xét nghiệm phát hiện F0 là thần tốc nhưng phải đúng đối tượng, không bỏ sót, không làm sai (nhất là khâu lấy bệnh phẩm), hợp lý và hiệu quả. Tránh xét nghiệm đại trà theo chỉ tiêu số lượng tự đề ra.

dbqh nguyen anh tri nguoi dan phai la chu the chong dich covid 19 hinh 2

Theo ông Nguyễn Anh Trí xét nghiệm phải đúng đối tượng.

Theo đó, việc tổ chức xét nghiệm ở mỗi vùng là khác nhau. “Tôi cho rằng, vùng đỏ tiến hành xét nghiệm 3 ngày/ lần. Khi tất cả âm tính 2 lần thì tuyên bố nơi đỏ đã trở thành vùng vàng; Vùng vàng thì có xét nghiệm ở ngày đầu tiên, rồi sau 5 ngày/ lần. Khi kết quả xét nghiệm lần 2 mà tất cả âm tính thì tuyên bố nơi đó thành vùng xanh.

Tại vùng xanh, không xét nghiệm đại trà tất cả, mà chỉ cần ai đã từng tiếp xúc với F1 thì tự nguyện đi xét nghiệm.

Nếu ở vùng vàng hoặc vùng xanh mà xét nghiệm có dương tính, tức là có F0 thì vùng đó lại bị trở thành vùng đỏ” – ông Nguyễn Anh Trí đề xuất.

Cũng theo Chủ tịch Hiệp hội Huyết học và Truyền máu Việt Nam, ngoài xét nghiệm tại các vùng thì cần tổ chức xét nghiệm cho người ho, sốt, đau mỏi người… nếu nghi ngờ thì nên tự đi làm xét nghiệm.

Các cơ quan, công sở, Công ty, tập đoàn, nhà máy, xí nghiệp tự tổ chức xét nghiệm theo nguy cơ nhiễm bệnh, theo ý thức phòng tránh và theo năng lực tài chính của cơ quan.

Xét nghiệm để đi công tác, lái xe đi xa, hoặc làm những công việc đặc biệt có yêu cầu…họ sẽ tự đi xét nghiệm, hoặc cơ quan mời đơn vị lấy mẫu đến làm xét nghiệm.

Trong xét nghiệm theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí nên ưu tiên sử dụng xét nghiệm PCR vì chính xác hơn và nếu gộp mẫu thì rẻ hơn.

Tuy nhiên gộp mẫu phải không quá 10 mẫu. Theo đó, vùng đỏ tốt nhất là làm mẫu đơn cho F0, sau đó tối đa là gộp 3; Vùng vàng thực hiện gộp 5 và vùng xanh thực hiện gộp 10.  Việc xét nghiệm cho người ho, sốt nên làm mẫu đơn;

Xét nghiệm cho cơ quan, Cty… gộp 10. Còn lại (mục c) tùy theo mà làm mẫu đơn hoặc gộp mẫu 5 để đảm bảo nhanh, tiết kiệm.

“Tôi cho rằng, xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 không nên lạm dụng, chỉ sử dụng khi cần giải tỏa nhanh như ở sân bay, ở các chốt giao thông – mà lái xe cần làm để tiếp tục hành trình ngay” – ông Nguyễn Anh Trí nêu và cho rằng, trong xét nghiệm thì khâu lấy bệnh phẩm là hết sức quan trọng, cần tập huấn bài bản, kiểm tra, giám sát thật kỹ khâu này.

Và chỉ khi nào y tế không đủ sức phục vụ mới tự lấy mẫu làm xét nghiệm, và nếu có thì phải hướng dẫn thật cẩn thận và phải có người có chuyên môn giám sát.

Xác định thật chính xác vùng đỏ

Cũng theo ông Nguyễn Anh Trí, Hà Nội cần nỗ lực để thu hẹp vùng đỏ, mở rộng vùng xanh. Việc Vùng đỏ (là vùng có F0) cần bị phong tỏa. Vì vậy cần xác định thật chính xác, thật gọn không phong tỏa rộng mà chỉ nơi có F0 và F1 có liên quan; và phải quản lý phải thật nghiêm.

Vùng đỏ là “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, rào ngay ở đấy và chỉ ở vùng đấy. Mời ngay chính quyền, các tổ chức (như: dân phòng, thanh niên, cựu chiến binh, tổ dân phố, ban quản lý tòa nhà, tổ “tương tế” …) ở ngay đó vào cuộc tham gia chống dịch. Tiến hành xét nghiệm thần tốc và đúng lộ trình. Khi âm tính thì tuyên bố để sớm giải tỏa cho dân.

dbqh nguyen anh tri nguoi dan phai la chu the chong dich covid 19 hinh 3

Trong phong tỏa, ông Nguyễn Anh Trí cho rằng không nên phong tỏa cả quận hay cả phường (ảnh nguồn internet).

“Cần tạo ra sự bình tĩnh, đồng lòng và quyết tâm chống dịch ngay trong cộng đồng nhân dân đó. Chỉ có người dân trong từng cộng đồng cụ thể vào cuộc thì chống dịch mới hiệu quả và mới sớm thành công.

Cần thấy phong tỏa, cách ly, giãn cách là cần thiết để chống dịch nhưng rất phiền toái và ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc, lưu thông, sinh sống của nhân dân. Vì vậy chỉ công bố khi cần thiết, làm thật đúng nơi, làm đúng mức độ và làm vừa đủ là tháo dỡ ngay” – ông Nguyễn Anh Trí trao đổi.

Để thực hiện được như vậy, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí đề nghị, nên sớm bỏ chốt chặn đường trên các tuyến đường lớn, mà chỉ chốt chặn vùng đỏ và vùng vàng; Bỏ phong tỏa khi không còn là vùng đỏ, dỡ bỏ cách ly khi không còn là vùng vàng càng sớm càng tốt.

Vị này còn cho rằng, công tác tiêm vắc xin thì giai đoạn cần nhất, tốt nhất để tiêm Vắc xin cho cả TP. Hà Nội. “Vùng vàng và xanh là tiêm đại trà còn vùng đỏ thì nên xét nghiệm kháng thể rồi tiêm mới hợp lý, hiệu quả và không tốn kém. Cần thực hiện ưu tiên đúng đối tượng (như quyết định của Bộ y tế) tuy nhiên cần lưu ý người làm những việc mà giao dịch rộng, tiếp xúc nhiều cũng cần được ưu tiên. Tổ chức tiêm thật khoa học, thật nhanh nhất và thuận lợi nhất cho người dân”.

Trong kiến nghị ông Nguyễn Anh Trí còn đề cập đến việc để sống chung một cách khoa học và an toàn sau 21/9 thì vẫn bình tĩnh chống dịch, nhưng khoa học và hợp lý hơn – đặc biệt là việc phong tỏa, cách ly, giãn cách, ngăn đường, cấp giấy đi đường, xét nghiệm, tiêm Vắc xin… như đã nói trên.

Khi đã tiêm đủ 2 liều Vắc-xin, xét nghiệm kháng thể đủ để phòng nhiễm SARS-CoV-2, xét nghiệm Covid âm tính, thì cho trở lại sinh hoạt bình thường, mà không cần cách ly 14 ngày nữa.

Người dân vẫn đeo khẩu trang và sát khuẩn (tay, tắm rửa…), vẫn thực hiện giãn cách hợp lý ở những nơi quá đông người (như sân vận động, các hội trường lớn) và nếu có dịch xuất hiện thì tùy mức độ mà bình tĩnh triển khai những việc như đã nói ở trên.

“Tất cả những nội dung trên đều phải thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn” – ông Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh. Cũng trong bản kiến nghị của mình vị này còn đề cập đến việc Hà Nội phải ứng dụng công nghệ thông tin trong chống dịch, tăng cường lắng nghe tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân và phản hồi nhanh những kiến nghị, phản ánh.

dbqh nguyen anh tri nguoi dan phai la chu the chong dich covid 19 hinh 4

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

(CLO) Bé trai kháu khỉnh được chào đời trong trường hợp hết sức đặc biệt và rất may mắn khi đang trên thuyền di chuyển từ đảo Quan Lạn về đất liền.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

(CLO) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

(CLO) Sau khi kiểm tra, Sở Y tế TP HCM phát hiện cơ sở treo biển phòng khám chuyên khoa Da liễu An Nhi đang hoạt động trái phép. Đáng nói phòng khám này có chung chủ với các đơn vị kinh doanh đã bị xử phạt trước đó tại cùng địa chỉ.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

(CLO) Sở Y tế TP HCM vừa phát hiện và xử lý cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép, núp bóng một phòng khám đa khoa.

Sức khỏe
Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe