Trình chiếu 5 bộ phim dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng và mừng Xuân Ất Tỵ
(CLO) 5 bộ phim Việt Nam sẽ được chọn chiếu trong đợt phim kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng Xuân Ất Tỵ, từ ngày 3 đến 16/2/2025.
Theo dõi báo trên:
Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả Đề án này, nhiều ý kiến cho rằng, người đứng đầu cơ quan phải thực hiện nghiêm túc, để có tính nêu gương với cấp dưới về sự “công minh, liêm chính”.
Thực hiện “4 xin, 4 luôn”
Tiến trình xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển, hành động, phục vụ nhân dân đã tiến những bước dài với hàng loạt thủ tục không cần thiết được cắt giảm, rút ngắn thời gian giải quyết. Nhưng mục tiêu lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân làm thước đo cho hiệu quả cải cách hành chính vẫn cần nhiều cố gắng thực hiện hơn nữa. Việc này đã được Bộ Nội vụ nêu ra và Thủ tướng có chỉ đạo rõ trong Đề án Văn hóa công vụ.Ngày 27/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1847/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ. Với những nội dung được đúc kết quy định về chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, Đề án được kỳ vọng sẽ khơi dậy quyết tâm và niềm tin vào tính chuyên nghiệp, hiệu quả của các cơ quan công quyền.Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức phải sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành phân công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác trách nhiệm; không nịnh bợ, lấy lòng vì động cơ không trong sáng. Trong giao tiếp với người dân, phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn và thực hiện “4 xin, 4 luôn”: Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ. Đi liền với đó, Đề án cũng đề cập nội dung văn hóa công vụ của cán bộ, công chức, viên chức ở các khía cạnh: Tinh thần, thái độ làm việc; chuẩn mực giao tiếp, ứng xử; chuẩn mực đạo đức, lối sống; trang phục… để việc triển khai được đồng bộ, thống nhất.
Đề án cũng đưa ra các giải pháp thực hiện văn hóa công vụ. Trong đó, trước tiên là nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy định về văn hóa công vụ trong Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành; ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của cơ quan, tổ chức, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm hội họp, giấy tờ hành chính và chế độ báo cáo, tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện văn hóa công vụ theo chương trình, kế hoạch hằng năm của Thanh tra Bộ Nội vụ và Thanh tra Sở Nội vụ. Cùng với đó là đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tăng cường bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức về văn hóa công vụ và tổ chức thực hiện các quy định về văn hóa công vụ, góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền công vụ.
Ông Lê Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ) cho biết, để thực hiện Đề án Văn hóa công vụ, Thủ tướng đã giao các bộ, ngành, địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong kế hoạch hằng năm. Bộ Nội vụ cũng đã giao cho Viện Khoa học tổ chức nhà nước phối hợp với Văn phòng bộ triển khai các nội dung của Đề án.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, một số quy định của đề án còn chung chung, thậm chí trừu tượng, khó thực hiện. Ví dụ, quy định “không nịnh bợ, lấy lòng vì động cơ không trong sáng”. Thế nào là nịnh bợ, thế nào là khen ngợi và thế nào là không trong sáng vốn không thể cân đo đong đếm được. Vì vậy, cơ quan soạn thảo đề án chắc cũng khó có thể đưa ra tiêu chí đánh giá cụ thể. Những quy định tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống “trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành; không có biểu hiện cơ hội, sống ích kỷ, ganh ghét, đố kỵ” cũng chỉ có thể khuyến khích thực hiện chứ khó có quy định cụ thể.
Siết chặt trách nhiệm người đứng đầu
Tại buổi họp báo định kỳ mới đây của ngành, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Duy Thăng nhấn mạnh: Văn hóa công vụ có vai trò rất quan trọng trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Văn hóa công vụ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và giúp cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được thông suốt, phân công, phân nhiệm rõ ràng, trụ sở, cảnh quan môi trường làm việc văn minh, hiện đại.
Vì vậy, để xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, xây dựng đất nước ta phát triển nhanh, bền vững, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có vị trí ngày càng cao trên trường quốc tế, mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải nêu gương thực hiện, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền đạo đức công vụ ứng xử có văn hóa vì nhân dân...
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, để tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải rà soát, sửa đổi các quy định liên quan đến văn hóa công vụ trong phạm vi thẩm quyền; hằng năm tuyên truyền, bồi dưỡng về văn hóa công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức. Các địa phương cũng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra thực hiện văn hóa công vụ theo chương trình, kế hoạch và đột xuất. Mặt khác, cần kiên quyết xử lý và siết chặt trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị nếu để xảy ra hiện tượng nhũng nhiễu, hành dân trong giải quyết công việc.
Đề án văn hóa công vụ có thể nói đang “đánh thẳng“ vào thói xấu của người Việt, nhất là tầng lớp cán bộ, có chức sắc trong chính quyền, hướng tới xây dựng một đội ngũ cán bộ tận tâm, “chí công vô tư”, để đẩy lùi nạn quan liêu, hách dịch, đang tồn tại trong chính quyền.
Đó là xây dựng tác phong cán bộ “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ với nhân dân.
Nhưng làm được điều này cần phải có sự giám sát, thanh kiểm tra, người dân cũng như cơ quan giám sát phải thông báo kịp thời tác phong cán bộ nếu có dấu hiệu vi phạm. Phải có chế tài xử lý nghiêm chứ không phải lập ra đề án rồi bỏ đó, chỉ có tuyên truyền nhưng không ai nghe, ai làm theo.
Khánh An
(CLO) 5 bộ phim Việt Nam sẽ được chọn chiếu trong đợt phim kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng Xuân Ất Tỵ, từ ngày 3 đến 16/2/2025.
(CLO) Chiều 15/1, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương tổ chức Hội nghị về công bố quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm UBKT Trung ương, Thủ trưởng Cơ quan dự và chủ trì Hội nghị.
(CLO) Chiều 15/1, tại trụ sở Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại Giao, Hà Nội) đã diễn ra sự kiện gặp mặt truyền thống giới thiệu về Cuộc thi “Tết Việt Nam trong tôi”. Sự kiện được tổ chức với mục đích bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong cộng đồng người Việt tại Châu Âu.
(CLO) Ngày 15/1, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai công tác văn học năm 2025, trao Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024 và Lễ kết nạp hội viên mới. Đáng chú ý, nhà văn Y Ban được vinh danh với Giải Đặc biệt cho tập truyện ngắn "Trên đỉnh giời".
(CLO) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, bỏ phiếu kín thông qua và ban hành Nghị quyết số 1364/NQ-UBTVQH15 về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Dương Văn An thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc.
(CLO) Chiều 15/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Quảng Bình và các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, các nhà tài trợ, các cơ quan báo chí tổ chức chương trình "Tết sum vầy, sẻ chia yêu thương” tại xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
(CLO) Chiều 15/01/2025, Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định bổ nhiệm Thượng tá Trịnh Văn Giang, Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng, thanh tra các tổ chức tín dụng cho vay có tài sản bảo đảm là bất động sản cần được định giá khách quan, hợp lý, tuân thủ quy định và tập trung quản lý rủi ro tín dụng. Đặc biệt không được tiếp tay cho hành vi thao túng giá, tạo mặt bằng giá mới "ảo", làm mất ổn định và "méo mó" thị trường.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 16/1, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Huế trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 9-12 độ, khu vực Quảng Bình đến Huế phổ biến 14-17 độ.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, góp phần đắc lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội năm 2025.
(CLO) Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đang xây dựng hồ sơ về khối tài liệu thời kỳ thuộc Pháp để trình UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thế giới.
(CLO) Chiều 15/1, HĐND tỉnh Thái Bình tổ chức kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất đã thực hiện quy trình bầu bổ sung chức danh Chủ tịch UBND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 và thực hiện một số nội dung công tác cán bộ.
(CLO) Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Đà Nẵng vừa phối hợp Công an quận Liên Chiểu bắt đối tượng Trần Quang Lương (23 tuổi), trú xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình về hành vi “Cưỡng đoạt tài sản”.
(CLO) Do ghen tuông, Thiệp đã giết chị Th. bằng cách dùng 02 đoạn dây buộc giày siết cổ làm chị Thư chết do ngạt cơ học.
(CLO) Trong Báo cáo Tin tức Kỹ thuật số 2025, Viện nghiên cứu Báo chí Reuters đã có cuộc khảo sát với 326 nhà lãnh đạo truyền thông đến từ 51 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dưới đây là những quan điểm chính của họ về triển vọng ngành báo chí trong năm tới.
(CLO) Dự trữ quốc tế Nga giảm 1,8 tỷ USD, còn 609,5 tỷ USD vào ngày 3/1/2025, phản ánh thách thức từ các lệnh trừng phạt phương Tây.
(CLO) Nếu có ai hỏi tôi tự hào gì về Việt Nam, tôi sẽ nói: “Sức sống kiên cường”. Kiên cường Việt Nam - một trong những đức tính cao đẹp của dân tộc ta, được hình thành và bồi đắp trong hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Kiên cường Việt Nam đã liên kết mỗi người dân, mỗi cộng đồng, tạo nên sức mạnh vô địch trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do, bảo vệ vững chắc biên cương, đất trời, hải đảo. Kiên cường Việt Nam, đã và đang tỏa sáng trong các thời điểm đầy thử thách, cam go, tự tin bước vào thế kỷ hội nhập toàn cầu, nâng vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Kiên cường Việt Nam đã giúp chúng ta trụ vững trong dồn dập thiên tai nối nhau cùng dịch bệnh hoành hành trong điều kiện biến đổi khí hậu khốc liệt chưa từng thấy, trở thành một trong những nguồn sức mạnh nội sinh quý giá.
(NB&CL) Tạp chí Mỹ US News & World Report công bố Việt Nam thuộc nhóm 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024. Lọt vào danh sách quốc gia đẹp nhất thế giới dựa trên ý kiến đánh giá của hơn 17.000 du khách trên khắp thế giới và các chuyên gia giàu kinh nghiệm, quả là điều rất vui mừng. Việt Nam xứng đáng được vinh danh, bởi vì những năm gần đây đã nỗ lực để tạo ra các giá trị mới trên nền cảnh sắc thiên nhiên có sẵn, được du khách quốc tế đánh giá cao. Với mục tiêu đón 25 - 28 triệu lượt khách quốc tế và 130 triệu lượt khách nội địa vào năm 2025, Việt Nam cần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước, đầu tư mạnh vào các địa điểm nổi tiếng.
(CLO) Nghị định 147/2024 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 25/12 quy định nhiều điểm mới về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng, trong đó có quy định từ ngày 25/12, người dùng chưa xác thực tài khoản sẽ không thể đăng bài, bình luận trên mạng xã hội. Đây là động thái cần thiết để người dùng hiểu rằng thế giới mạng có thể ảo nhưng trách nhiệm của họ là thật, đã đến lúc họ cần tham gia môi trường trực tuyến một cách có trách nhiệm.
(CLO) Chỉ còn hơn một tuần nữa, Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực. Chủ trương này được cho là xuất phát từ việc ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội được nhiều người quan tâm, đặc biệt trước thông tin cho rằng “Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới”. Theo chuyên gia, phân vùng phát thải thấp là mục đích tốt nhưng Hà Nội cần triển khai theo lộ trình, đáp ứng các điều kiện vận tải công cộng và phương tiện thay thế.
(NB&CL) Năm năm qua, hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu kinh doanh toàn cầu thông qua Amazon. Số lượng sản phẩm bán ra trên Amazon từ các đối tác bán hàng Việt Nam tăng hơn 300%. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam đạt doanh số 1 triệu USD/năm trên Amazon, tăng vọt gấp 10 lần trong vòng 5 năm. Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu, với thế mạnh dệt may, da giày, gạo, nông sản… dư địa, tiềm năng về thương mại điện tử xuyên biên giới rất lớn. Đặc biệt, việc xây dựng thương hiệu “Made in Vietnam” thông qua thương mại điện tử quốc tế là một hướng đi tiềm năng. Các doanh nghiệp có thể tận dụng các nền tảng xuất khẩu như EcomEx để giới thiệu sản phẩm Việt Nam ra thị trường thế giới. Điều này không chỉ giúp gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao uy tín của hàng hóa Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.
(NB&CL) Phát biểu tại Lễ trao giải thưởng VinFuture 2024 mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để Việt Nam bứt phá, vươn xa, bay cao, hội nhập trong tiến trình phát triển. Và điều đáng mừng là, trong nỗ lực “bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên”, Việt Nam không chỉ xác định rõ ý nghĩa đặc biệt quan trọng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mà còn đang dành rất nhiều ưu tiên cũng như không ngừng nắm bắt cơ hội trên lĩnh vực này.
(NB&CL) Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa khép lại, để lại dấu ấn đậm nét với khối lượng công việc đồ sộ và nhiều quyết sách mang tính bước ngoặt, trong đó có việc tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, sau nhiều năm tạm dừng. Quyết nghị của Quốc hội, và việc trước đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam nhằm đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vì phát triển bền vững của đất nước.
(NB&CL) Tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đang được chỉ rõ là cuộc cách mạng cần phải làm ngay, làm quyết liệt với quyết tâm chính trị cao nhất. Và đây, như nhấn mạnh của Tổng Bí thư Tô Lâm, sẽ “liều thuốc đủ mạnh” để trị căn bệnh cán bộ làm việc hành chính, máy móc; tiêu cực, nhũng nhiễu, “hành dân,” “hành doanh nghiệp,” có lợi ích cá nhân thì mới làm, cố tình làm chậm công việc, xin ý kiến lòng vòng, đổ lỗi cho thể chế, đổ lỗi cho sợ trách nhiệm…
(NB&CL) Nước ta đã từng trải qua ba kỳ “đại phẫu” bộ máy xuyên suốt qua 3 nhiệm kỳ từ năm 2007 nhưng cho đến nay, như Tổng Bí thư nói, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận còn trùng lắp, chồng chéo, chưa rõ ràng, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Ngày 25/11, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Trung ương thống nhất cao về nhận thức, quyết tâm thực hiện chủ trương tổng kết Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
(NB&CL) “Vùng phát thải thấp” có lẽ là một trong những cụm từ được chính quyền, người dân Thủ đô cũng như giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất thời gian qua. Đây đang được kỳ vọng sẽ là giải pháp hữu hiệu cho thực trạng ô nhiễm không khí gây ra bởi phương tiện giao thông tại Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn, những thách thức từ việc triển khai giải pháp này cũng không hề nhỏ.