Để "chung sống lâu dài với Covid-19" cần loại bỏ những nhận thức sai lệch trong ứng phó với đại dịch

Thứ bảy, 11/09/2021 19:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Qua trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân đã nêu ra nhiều giải pháp để ứng phó với đại dịch, trong đó ông nhấn mạnh đến việc cần loại bỏ những người có nhận thức sai lệnh trong ứng phó với đại dịch, máy móc, cứng nhắc, lộng hành quyền lực.

Chuyển từ đối phó sang chung sống lâu dài với đại dịch

Hiện nay, một vấn đề nhiều người quan tâm là hết thời gian cách ly thì cần chung sống thế nào cho phù hợp trong bối cảnh đại dịch vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vấn đề chuyển trạng thái từ giãn cách sang chung sống trở thành bài toán cần giải quyết một cách thấu đáo.

Tránh việc quá cứng nhắc trong phòng chống dịch hay chủ quan lơ là dẫn đến bao thành quả chống dịch “đổ sông, đổ bể”.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có trao đổi với Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội và được biết, hiện quan điểm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là chuyển trạng thái “chung sống lâu dài với đại dịch”.

de chung song lau dai voi covid 19 can loai bo nhung nhan thuc sai lech trong ung pho voi dai dich hinh 1

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội (ảnh TL).

Theo cách hiểu của vị đại biểu Quốc hội này, nếu theo cách làm hiện nay bao vây, truy vết sẽ không bao giờ hết dịch và không thể quét sạch được dịch. Cho nên phải “tìm cách chung sống”.

ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng, chung sống với dịch không đồng nghĩa với việc thay đổi các biện pháp bằng cách cực đoan. Nếu trước đây chống dịch là cách ly, phong tỏa, kiểm soát gắt gao thì giờ đây chung sống không có nghĩa bỏ đi hết. Mà sống chung là phải thích ứng diễn biến, từng địa bàn, từng tiêu điểm cụ thể.

“Chẳng hạn phải liên tục phát hiện, truy vết ở những địa bàn, khu vực nhỏ mới phát hiện có ca bệnh, người có triệu chứng mới. Ở đó chúng ta phải ngăn chặn ngay.

Thay đổi chính là việc đi vào khu vực nhỏ, tiêu điểm để truy vết, xử lý triệt để chứ không cách ly cực đoan, cứng nhắc trên diện rộng”- ông Lê Thanh Vân góp ý.

3 phương thức thích ứng để chung sống 

Theo ĐBQH Lê Thanh Vân, virus SARS-CoV-2 trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 có 3 đặc điểm chính dễ nhận diện đó là "lây lan nhanh, độc lực của virus lớn hơn và khó phát hiện triệu chứng".

Tương ứng với 3 đặc điểm này là 3 phương thức tồn tại để giữ gìn sức khỏe, tính mạng, trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm tạo ra của cải vật chất, duy trì cuộc sống, chống lại dịch bệnh.

“Còn phong tỏa, cách ly như hiện nay sẽ không còn thời gian để mà lao động sản xuất, tạo ra của cải, đến lúc đó kinh tế kiệt quệ thì không còn sức lực, nguồn lực để chống dịch nữa” – ông Lê Thanh Vân nói.

Theo ông Lê Thanh Vân, có 3 yếu tố thuộc về nhiệm vụ của cơ quan y tế phải làm rõ. Trước hết, với đặc điểm về lây lan nhanh cho thấy biến chủng SARS- CoV- 2 lần này có tính nguy hiểm ở chỗ xâm nhập qua đường hô hấp, chủ yếu qua mũi, họng tấn công vào phổi làm cho suy giảm hô hấp. Vì vậy phải bảo vệ bằng được mũi, họng. Cái đó, bản thân mỗi người phải tự ý thức.

Khi chưa có thuốc đặc trị COVID-19, chưa có vắc xin để tiêm đủ cho toàn dân thì phải bằng biện pháp truyền thống như vệ sinh mũi miệng bằng nước muối sinh lý hay lá cây cỏ, thảo dược xung quanh… Có biện pháp tự bảo vệ. Ở quy mô xã hội, phải tuyệt đối xử lý thật nghiêm hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định tối thiểu 2m.

Theo ông Lê Thanh Vân: “Bản thân hoạt động đi đường không phải nguyên nhân dẫn đến gia tăng ca nhiễm mà chính là không tuân thủ khoảng cách.

Việc tập trung, tụ tập đông người như Hà Nội vừa qua đã vô hình chung tạo ra đám đông. Người thì ùn ứ trên đường trái với quy tắc phòng chống dịch. Điều này phải nên thay đổi”.

Vị đại biểu Quốc hội này phân tích thêm, đối với đặc điểm "độc lực của virus SARS-CoV-2  lớn hơn" thì hiện nay chỉ có biện pháp là vắc xin. Do đó, bên cạnh việc tìm các nguồn vắc xin thông qua ngoại giao vắc xin thì phải thúc đẩy sản xuất vắc xin trong nước.

Hơn thế nữa phải đặt hàng vắc xin cho các nhà sản xuất trong nước để chủ động sản xuất vắc xin để có thể ngừa được các loại biến thể khác nhau chứ không riêng gì biến thể Delta. "Chủ động về vắc xin- đó là thích ứng thứ hai" - ông Lê Thanh Vân nhấn mạnh và cho rằng, cùng với vắc xin phải có biện pháp phòng vệ hỗ trợ nâng cao đề kháng của con người như thể dục thể thao, cải thiện sức khỏe để chống lại sự xâm nhập của virus.

Về đặc điểm khó phát hiện được triệu chứng, đại biểu Lê Thanh Vân hiến kế: Cần phải thay đổi phương thức xét nghiệm. Virus biến đổi “thông minh” như vậy thì phải thay đổi thích ứng, chứ không phải cứ xét nghiệm một lần.

Đã có trường hợp xét nghiệm đến 5 lần, 7 lần mới ra dương tính. Do đó, chỉ có cách khi nào phát hiện ra thì mới truy vết, phân tầng điều trị.

“Người có kháng thể trong người thì hỗ trợ cho họ tự điều trị. Bản thân đã có kháng thể để chống lại bệnh nên không cần bắt người ta đi cách ly.

Những ca nhiễm nhẹ thực tiễn vừa qua cho thấy ở nhà điều trị sẽ tốt hơn đến các trung tâm điều trị. Bài học đắt giá rút ra, những ca tử vong phần lớn không được tiếp cận y tế ngay từ đầu" - ông Lê Thanh Vân nói và cho rằng: "Không được sợ hãi, hoảng loạn trước sự tấn công của virus SARS- CoV-2 mà cần phải bình tĩnh, có phương pháp đối phó phù hợp.

Cần phân loại tốt khi phát hiện bệnh, tổ chức phân tầng điều trị để tạo điều kiện người bệnh tự cách ly, điều trị nhằm giảm tải áp lực số lượng bệnh nhân ở các trung tâm điều trị.

Phân tầng ra để tập trung nguồn lực điều trị ở tầng cao nhất, hiện chúng ta đang đi theo hướng đó".

Cũng theo ĐBQH Lê Thanh Vân, không cứ nghi nhiễm là đưa vào khu cách ly. Điều này không khác gì trộn người nghi nhiễm, người nguy cơ với người mang mầm bệnh. Theo ông, nên để người dân tự cách ly ở nhà tốt hơn. Mức nhẹ hãy để cho họ tự chăm sóc, chuyển nặng sẽ theo tầng điều trị. Làm sao người bệnh tiếp cận được y tế nhanh, đó là bài học xương máu”.

Ông Lê Thanh Vân nhấn mạnh: “Đó là 3 nhóm giải pháp thích ứng với 3 đặc điểm của virus SASR-CoV-2. Thực hiện được như vậy chúng ta mới có thời gian, sức lực để khôi phục lại nền kinh tế”.

Phải thay đổi tư duy, ứng biến linh hoạt

ĐBQH Lê Thanh Vân còn cho rằng, có rất nhiều bài học thời gian qua đã dạy cho chúng ta. Trước hết là việc thực hiện “giãn cách”. Giãn cách phải thực hiện trong sinh hoạt, sản xuất, lao động, học tập.

Phương thức sản xuất kinh doanh phải thay đổi. Từ việc lưu thông hàng hóa như lưu thông hàng hóa không dừng là một kinh nghiệm rất hay vừa an toàn, vừa bảo đảm lưu thông.

Cần né tránh tối đa tập trung đông người bằng phương thức làm việc trực tuyến, học hành trực tuyến. Nhưng quan trọng nhất phải thay đổi tư duy trong quản lý.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân lưu ý: "Trong bối cảnh này, phương thức quản lý phải luôn luôn động thay vì ở trạng thái tĩnh. Chúng ta cần tư dụy lại nhiều vấn đề trong đó có tư duy về ban hành chính sách.

Chính sách trong ngày hôm nay đưa ra quy tắc này nhưng ngày mai virus đại dịch lại tác động đến khiến cần phải thay đổi. Trong tư duy chính sách cần luôn luôn thích ứng với sự thay đổi".

"Trong công tác điều hành cần luôn luôn tổng kết, rút kinh nghiệm để thay đổi không nên cứng nhắc. Đặc biệt, tư duy hệ thống cán bộ ở cơ sở phải thường xuyên đổi mới, nhận thức cho đúng.

Loại bỏ những người có nhận thức sai lệch trong ứng phó với đại dịch, máy móc, cứng nhắc, thô kệch, thậm chí trở thành lộng hành quyền lực.

Không những hỗ trợ cho người dân doanh nghiệp có cơ hội thoát khỏi đại dịch mà còn tạo nhân tai tác động kép. Như vậy phải tránh và xử lý nghiêm", ông Lê Thanh Vân nói thêm.

de chung song lau dai voi covid 19 can loai bo nhung nhan thuc sai lech trong ung pho voi dai dich hinh 2

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

“Sống hẹp” trong khu phố nghìn tỷ giữa lòng Thủ đô

“Sống hẹp” trong khu phố nghìn tỷ giữa lòng Thủ đô

(CLO) Con ngõ chỉ vừa vặn một người đi, bước vào trong ngỡ đến một thế giới khác được xuất hiện ngay sau những hàng quán xa hoa, lộng lẫy là “đặc sản” của phố cổ Hà Nội.

Đời sống
Lật thuyền do mưa lớn, 2 người phụ nữ mất tích ở hồ thủy điện Sơn La

Lật thuyền do mưa lớn, 2 người phụ nữ mất tích ở hồ thủy điện Sơn La

(CLO) Các lực lượng cứu hộ cứu nạn đang nỗ lực tìm kiếm hai phụ nữ mất tích sau khi thuyền của các nạn nhân bị lật do giông gió lớn trên hồ thủy điện Sơn La.

Đời sống
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.

Đời sống
Kon Tum: Gần 9ha rừng thông bị ngọn lửa thiêu rụi

Kon Tum: Gần 9ha rừng thông bị ngọn lửa thiêu rụi

(CLO) Một hộ dân tiến hành dọn, đốt rẫy tuy nhiên do trời nắng nóng kéo dài cộng thêm gió to khiến ngọn lửa cháy lan, thiêu rụi gần 9ha rừng thông ba lá.

Đời sống
Lào Cai: Gió lốc bất ngờ xảy ra làm 113 ngôi nhà dân vùng cao bị hư hại trong đêm

Lào Cai: Gió lốc bất ngờ xảy ra làm 113 ngôi nhà dân vùng cao bị hư hại trong đêm

(CLO) Hôm qua (18/4), một số huyện trong tỉnh Lào Cai bất ngờ xuất hiện giông lốc cục bộ kèm mưa vừa làm hư hại 113 ngôi nhà của người dân trong đêm tối.

Đời sống