Google tinh chỉnh Gemini: Cấu trúc lại giao diện, tăng trải nghiệm người dùng
(CLO) Google cải tiến ứng dụng Gemini với giao diện tối ưu, giảm lộn xộn, hợp nhất menu, và thiết kế thẻ hiện đại, mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà hơn.
Theo dõi báo trên:
Lựa chọn một người dẫn chương trình trên sóng phát thanh, tôi quyết định phương án tác nghiệp là trò chuyện qua điện thoại. Một phần vì dịch bệnh còn phức tạp, phần nữa là muốn cảm nhận “sức hút” của âm thanh, sự lôi cuốn của một MC đã thực đúng như nhiều người hâm mộ. Và nhà báo Thái Mạnh Thắng đã để lại ấn tượng đặc biệt bởi giọng nói trầm ấm, sôi nổi, linh hoạt và làm chủ câu chuyện nghề nghiệp đầy thú vị.
+ Được biết anh là một BTV, MC vô cùng quen thuộc của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV). Đặc biệt là các chương trình trên sóng của kênh VOV giao thông Fm91mhz: "Kết nối yêu thương", "Giờ cao điểm", "Hẹn hò Radio", "Trên mọi nẻo đường"... Khi nhắc về nghề, lúc này anh nghĩ đến điều gì nhất?
- Là chữ duyên! Tôi thấy công việc phát thanh của mình là duyên trời định. Thực ra trước khi là một người dẫn chương trình phát thanh, tôi đã có khoảng 5, 6 năm làm việc ở lĩnh vực truyền hình, như VTV và một số Đài truyền hình khác. Tôi học đại học về lĩnh vực công nghệ thông tin, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ theo nghề báo, làm phát thanh cả. Nhưng trong quá trình học, tôi có tham gia các hoạt động đoàn đội rồi thấy Đài Truyền hình Việt Nam tuyển dụng cộng tác viên, tôi đi thi thử và đỗ. Thế là tôi quyết định làm song song cả MC và việc học.
Và quãng thời gian đó, càng làm lại càng thấy mê, tôi tiếp tục học thêm báo chí để nâng cao trình độ, kỹ năng cho hành trang làm nghề chuyên nghiệp. Ngồi nghĩ lại, nghề đến với tôi hết sức tình cờ và có duyên, đúng kiểu nghề chọn người vậy. Sau khi Đài Tiếng nói Việt Nam tuyển người, tôi thi vào Ban Âm nhạc VOV3, rồi sang đầu quân cho VOV Giao thông đến bây giờ. Lộ trình nghề nghiệp đủ đầy màu sắc và rặt những hứng khởi với âm thanh và ánh sáng.
+ Hứng khởi với công việc “trời định”… từ ngày đó, và trong câu chuyện của anh lúc này tôi vẫn còn thấy đầy nhiệt huyết. Hẳn là anh phải sống và làm việc lý tưởng lắm?
- Thực ra tôi không có một quan niệm rõ ràng cho công việc mình làm, đơn thuần là khi tôi tiếp nhận công việc nào đó thì luôn phải bắt đầu bằng niềm yêu thích. Khi đó, tôi thấy không phải là làm việc mà là… hưởng thụ, là sự thăng hoa đặc biệt mà nghề nghiệp mang đến. Có thể một phần là do tôi may mắn, bởi tôi được lãnh đạo VOV tín nhiệm giao cho nhiều đầu mối chương trình, trước kia là “365 ngày hạnh phúc”, "Thử làm ca sỹ”, “Hẹn hò”… sau này là “Kết nối yêu thương”, “Giờ cao điểm”. Tất cả những công việc ấy tôi đều yêu thích, mà khi đã thích thì có cảm giác làm việc lúc nào cũng đầy năng lượng tích cực. Cho nên khi bước vào phòng thu, đèn On/Air bật sáng, tôi giống như một con người khác vậy.
+ Trước khi gặp anh, tôi thấy các đồng nghiệp đùa rằng: “Cứ “Giờ cao điểm” anh Thắng dẫn là thể nào đường cũng đông và tắc... Câu chuyện đùa ấy khiến tôi tò mò rằng, sức ép của một người dẫn trực tiếp “Giờ cao điểm” trên VOV Giao thông như thế nào thưa anh?
- Nói về “Giờ cao điểm” thì đúng như tên gọi đã thấy cả sự hối thúc và ít nhiều áp lực. Dẫn chương trình này thường tôi sẽ có áp lực từ hai phía, phải đảm bảo sức khỏe để hoàn thành các giờ lên sóng liên tục. Hàm lượng thông tin mà tôi nhận được trong giờ cao điểm khá nhiều phải linh hoạt xử lý. Quá trình 3 tiếng của “Giờ cao điểm” được phối hợp nhịp nhàng.
Đầu tiên chúng tôi có hệ thống camera giao thông của VOV giao thông, đặt ở những điểm giao thông, ngã tư; nhiều đơn vị, cơ quan chức năng phối hợp cung cấp thông tin cho chúng tôi, như lực lượng CSGT, thanh tra giao thông, công ty đường bộ. Một nguồn tin quý báu nữa là khán giả, thông qua hotline, fanpage... Chúng tôi có một đội ngũ biên tập sẽ lập tức biên tập và chuyển thông tin đó về cho người dẫn.
Nếu chưa quen, mọi người nhìn vào sẽ thấy choáng ngợp, khi khối lượng thông tin lớn đồng thời dồn đến. Chúng tôi đã có kinh nghiệm, sẽ phân chia ra quãng thời gian này lựa chọn ý kiến của khán thính giả nào, khi họ ở rất nhiều nơi khác nhau, họ chính là vệ tinh quan trọng nhất để chúng tôi có thông tin cụ thể. Chúng tôi lấy ý kiến của các lực lượng chức năng, họ sẽ đưa ra những khuyến cáo các khu vực đang sửa đường, cấm đường… nghĩa là mình sẽ có sự phân bổ cho phù hợp trong cùng một thời điểm và chắt lọc, đúc kết ra thông tin nào quan trọng nhất để chuyển cho khán thính giả.
Nghĩa là phải đảm bảo tiêu chí: mắt tinh, tay dẻo, nhanh nhạy khi xử lý tình huống. Ngoài ra, trong giờ cao điểm, chúng tôi có những phóng viên hiện trường, đó là các anh chị đi đến những điểm nóng giao thông, truyền về cho hotline, cho đội trực tổng đài. Thông tin ấy sẽ được tổng hợp chuyển về cho phòng thu. Chúng tôi có khoảng 10 người, 5 bạn trực tổng đài, đội ngũ phóng viên hiện trường, chưa kể lực lượng chức năng, khán thính giả thì khó thống kê được số lượng.
+ Tôi cũng được biết là nhiều bác tài rất thích nghe giọng dẫn của nhà báo Thái Mạnh Thắng trên sóng của VOV Giao thông. Để có được sự tin yêu ấy, trong một chương trình dẫn trực tiếp, vừa phải rất linh hoạt vừa phải giữ sự gần gũi, chân thật như một người đồng hành... Anh đã cân bằng như thế nào, thưa anh?
- Để có được sự tin yêu, tôi luôn hướng đến sự chân thành, trò chuyện một cách chân thành với khán thính giả. Bắt đầu với sự chân thành đó tôi thường chia sẻ về bản thân, gia đình, chuyện con cái, thậm chí là người yêu cũ ở trên sóng để tạo sự thoải mái, thân thiện. Tạo được thiện cảm của thính giả, cũng là cách để mình tạo được sự kết nối, kéo gần hơn khoảng cách giữa mình và khán thính giả. Lúc đó câu chuyện với mọi người sẽ mềm mại hơn rất nhiều. Khi mình cảm thấy thoải mái thì tôi tin rằng khán thính giả cũng sẽ thoải mái. Tôi may mắn khi tính cách của mình, có vẻ cũng phù hợp với tính chất công việc đang làm.
+ Việc cạnh tranh thông tin diễn ra hàng ngày, ngay cả các MC của các nhà Đài cũng chịu áp lực bởi luôn có một lớp trẻ tài năng nở rộ, có sự sáng tạo trong lĩnh vực dẫn chương trình, và anh… có cho đó là “nỗi niềm” không?
- Tôi thấy giờ các bạn trẻ rất giỏi, họ có nhiều cách sáng tạo khác nhau, họ tạo ra những dấu ấn riêng và điều đó hoàn toàn cần thiết. Chúng ta thấy hiện nay các bạn BTV, MC rất nhiều, có hàng nghìn, chục nghìn ở những nền tảng lĩnh vực khác nhau. Quả thực trong bối cảnh hiện nay, nếu mình không có dấu ấn thật sự rõ nét thì mình sẽ bị nhạt nhòa, mình không cố gắng mình sẽ không có được một vị trí nhất định trong lòng những người yêu thích mình hoặc yêu thích nội dung, chương trình mình mang đến cho họ.
Ngay cả ở kênh VOV giao thông, mỗi năm chúng tôi đều có các bạn phóng viên mới, làm trẻ hóa, tươi mới các chương trình. Tôi luôn coi các bạn là những người để mình học, học cách làm nghề, cách bắt trend để những thứ mình mang lên sóng không bị cũ. Ngược lại, tôi chưa bao giờ cho mình là người có tuổi trong nghề mà chỉ là người làm nghề lâu hơn nên có những kinh nghiệm đối mặt với khó khăn trong nghề phát sinh để chia sẻ lại cho các bạn trẻ.
+ Trong bối cảnh nhiều thay đổi hiện nay, theo anh người làm phát thanh phải thay đổi như thế nào để bắt nhịp cách nghe mới, sống nhanh, nghe nhanh trong xã hội hiện đại?
- Khi công nghệ phát triển, sự cạnh tranh ngày một lớn, các loại hình truyền thông phải thay đổi, thay đổi hàng ngày. Ở VOV giao thông, các lãnh đạo đã nhìn thấy sự cạnh tranh đó từ sớm, nên phần lớn các fomat chương trình đều có nhiều thay đổi. Đó là, việc rút ngắn thời gian chương trình lại tạo ra những chuyên mục ngắn để khi thính giả đi trên xe một quãng thời gian ngắn, họ có thể có được những thông tin cơ bản. Đối với những chương trình dài, chúng tôi sắp xếp vào những khung thời gian phù hợp để khán thính giả vừa nghe vừa cảm nhận, nghỉ ngơi. Chúng tôi còn kết hợp với báo điện tử để quảng bá, truyền thông, thậm chí cùng một chương trình nhưng phát trên đa nền tảng để tiếp cận được đông đảo các đối tượng, khán giả, thính giả,…
+ Vâng xin cảm ơn anh!
Hà Lê (Thực hiện)
(CLO) Google cải tiến ứng dụng Gemini với giao diện tối ưu, giảm lộn xộn, hợp nhất menu, và thiết kế thẻ hiện đại, mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà hơn.
(CLO) Chiều 25/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường và bà Desislava Radeva, Phu nhân Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã đến thăm Trường Mầm non Việt-Bun (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 25/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng dự.
(CLO) Tại cuộc thăm, làm việc tại trụ sở tập đoàn AP Moller Maersk (Maersk), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định: Chiến lược của Maersk phù hợp với lựa chọn của Việt Nam về phát triển xanh, Net Zero, cũng như xây dựng hệ thống hạ tầng cảng biển và logistic công suất lớn, cũng như xây dựng đội tàu vận tải biển.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác chiến lược, lâu dài với Ericsson, Ericsson có thể đưa Việt Nam trở thành một cứ điểm hợp tác, đầu tư và là nơi thí điểm để thực hiện các ý tưởng mới, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các tập đoàn lớn khác.
(CLO) Tối 25/11, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ của Đảng ủy Khối.
(CLO) Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
(CLO) Đang đi trên đường, cụ ông 70 tuổi bất ngờ bị gã thanh niên hàng xóm dùng gậy gỗ đánh chết. Tại tòa, kẻ gây án đã khai ra động cơ phạm tội.
(CLO) Ngày 25/11, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng cho biết, đang tạm giữ ông Bùi Đức Hiếu (SN 1981, nguyên Chủ tịch UBND phường Hàng Kênh) vì có liên quan đến ma túy
(CLO) Được đầu tư với kinh phí hơn 2.300 tỷ đồng nhưng hiện gói thầu xây lắp giá trị lớn nhất hơn 1.725 tỷ đồng của dự án hầm chui đường Vành đai 3,5 vẫn chưa tìm được nhà thầu thi công.
(CLO) Quân đội Nga đã bắt giữ một công dân Anh đang chiến đấu cùng quân đội Ukraine tại khu vực Kursk mà Ukraine chiếm đóng một phần, theo hãng thông tấn TASS đưa tin hôm 25/11, trích dẫn nguồn tin giấu tên trong lực lượng thực thi pháp luật.
(CLO) CEO TikTok Shou Chew gặp Elon Musk để tìm kiếm tư vấn đối phó thách thức tại Mỹ. ByteDance đối mặt nguy cơ cấm TikTok, trong khi nỗ lực pháp lý vẫn tiếp diễn.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 26/11, khu vực Bắc Bộ trời chuyển rét do ảnh hưởng từ không khí lạnh, trời có mưa rào rải rác. Bắc Trung Bộ có mưa rào rải rác, riêng Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to. Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng Bình Định, Phú Yên từ đêm 26/11 có mưa vừa, cục bộ có mưa to đến rất to.
(CLO) Chủ tịch UBND TP HCM vừa ký Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM.
(CLO) Ban quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông Vận tải) đang mời thầu nhà đầu tư thực hiện dự án trạm dừng nghỉ Km41+500 thuộc dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.
(CLO) Ngày 25/11, tại Trường Đại học Ngoại thương (Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” và Chương trình trao thưởng “Cào tem chống giả - Nhận ngay may mắn”. Cuộc thi dự kiến diễn ra từ ngày 25/11/2014 đến ngày 26/5/2025 tại địa chỉ: chonghanggia.dangcongsan.vn.
(CLO) Ngày 24/11, Báo Ấp Bắc phối hợp với Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang và Trường Đại học Tiền Giang tổ chức Lễ trao học bổng “Chắp cánh ước mơ” lần thứ 14, năm học 2024 - 2025.
(CLO) Ngày 24/11, Báo Sơn La đã tổ chức trao giải Cuộc thi “Nét đẹp Sơn La” và hội nghị cộng tác viên năm 2024.
(CLO) Ngày 23/11, Chi đoàn 1 – Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đồng hành cùng trẻ em vùng cao vượt khó - Chung tay xây dựng sau bão Yagi” với mong muốn giúp đỡ, động viên, chia sẻ mang đến những phần quà giá trị, thiết thực cho thầy cô, các em nhỏ tại một số trường học trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.