Để “Đường của Thầy” bớt những hiểm nguy

Thứ năm, 27/12/2018 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tác phẩm “Đường của Thầy” đã giành Huy chương Vàng ở thể loại phóng sự tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 38 (LHTHTQ 38) vừa được tổ chức tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Đình Nguyên - Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái - một trong những tác giả thực hiện phóng sự này - để hiểu rõ hơn về hậu trường cũng như thông điệp mà chương trình muốn đem đến cho khán giả.

Không bằng mọi giá để lấy giải

+ “Đường của Thầy” tạo ấn tượng mạnh về những gian khó mà các thầy cô giáo gieo chữ vùng cao phải đối mặt. Anh có thể chia sẻ thêm về hành trình ra đời của phóng sự?

- Câu chuyện được bắt đầu từ gợi ý của lãnh đạo Đài, vì trước đó trong tháng 7/2018 khi đợt mưa lũ xảy ra, tôi và đồng nghiệp đã trực tiếp lăn lộn trong vùng lũ, ghi lại được những cảnh các thầy giáo ở trường Tiểu học Bán trú An Lương (huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái) đang dầm mình trong mưa lũ trên con đường sạt lở. Từ gợi ý đó, tôi và đồng nghiệp tiếp tục phát triển đề tài này, tiếp tục tìm hiểu công việc hằng ngày của các thầy cô ở vùng cao, mới thấy họ thực sự là những người cha, người mẹ thứ hai của các em, bám trường bám lớp, thậm chí còn hy sinh cả hạnh phúc riêng để theo đuổi con đường dạy chữ ở những nơi gian khó nhất. Cũng như mọi tác phẩm dự thi khác, tôi đã cố gắng hoàn thành được tác phẩm “Đường của Thầy” để tham dự Liên hoan năm nay.

Tuy nhiên, để có tác phẩm giành Huy chương Vàng, không kể mọi người cũng đã hình dung quá trình tác nghiệp là rất vất vả, thậm chí có cả nguy hiểm nữa. Bởi, bối cảnh tác nghiệp là hiện trường mưa lũ, sạt lở, phải đi bộ nửa ngày đường, luồn rừng mới có thể tiếp cận được hiện trường. Có những bối cảnh nằm ngoài kịch bản, khi nhân vật bất ngờ bị ngã xe máy trên đường đi. Hú hồn, khi nhìn thấy nhân vật không sao, và may mắn đã ghi lại được cảnh “đắt” nhân vật cô giáo mầm non bị ngã. Còn trong bối cảnh trời mưa lũ, tình cờ gặp những người đi gùi hàng, thoạt đầu chúng tôi chỉ nghĩ đó là những người dân đi lấy hàng về bán, khi hỏi ra toàn là thầy giáo, từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi chứng kiến cả chục thầy giáo dầm mình 10 ngày trời trong mưa nắng bất thường, đu dây dưới vực sâu để gùi gần 3 tấn hàng về trường an toàn.

Báo Công luận
Đại điện nhóm tác giả nhận giải Vàng tại Liên  hoan truyền hình Toàn quốc lần thứ 38.

+ Việc một Đài miền núi như Yên Bái năm nay lại giành đến 2 Huy chương Vàng tại LHTHTQ 38 là một thành công mà không phải Đài địa phương nào cũng có thể làm được. Sự chỉ đạo từ lãnh đạo Đài có ý nghĩa thế nào tới việc thực hiện và thành công của các tác phẩm, thưa anh?

- Các kỳ Liên hoan Truyền hình toàn quốc không năm nào Đài không tham gia, từ những thông báo lần đầu đến thông báo lần cuối đều triển khai tới các phòng chuyên môn và tới những phóng viên có kinh nghiệm, sự quan tâm của lãnh đạo Đài còn rất cụ thể sát sao khi có những chỉ đạo kịp thời về đề tài, lựa chọn đề tài, quyết định ekip thực hiện làm sao mang lại hiệu quả. Không những vậy, trong chuyên môn Hội đồng biên tập sau khi thông qua kịch bản, cùng với ekip bàn các phương án tác nghiệp sao cho sát.

Nói thật, tôi cũng hơi bất ngờ về Huy chương Vàng cho tác phẩm này, bởi gần như năm nào tôi cũng có tác phẩm dự thi, nhưng chỉ được Bằng khen, và cao nhất có một lần được Huy chương Bạc. Năm nay theo thông lệ, Đài cũng triển khai tới tất cả các phòng chuyên môn và anh em cũng đăng ký đề tài để làm. Tôi thì cũng băn khoăn khi chọn đề tài, vì không biết phải làm gì cả, bởi mỗi lần làm dự thi mất rất nhiều thời gian. Đang lúng túng thì được sự gợi ý của lãnh đạo, chúng tôi bắt tay ngay vào triển khai. Qua nhiều năm tham gia với tư cách là tác giả chính cho nhiều tác phẩm tham dự tại các kỳ Liên hoan, bản thân tôi cũng đúc rút nhiều kinh nghiệm và kỹ năng tác nghiệp để làm dự thi; cùng với sự hỗ trợ kịp thời của lãnh đạo Đài, tạo điều kiện về phương tiện, thiết bị thời gian cũng như trí lực để sản xuất ra một tác phẩm đảm bảo các yêu cầu để dự thi. Có một điều thú vị nữa là, cho dù giao đề tài, yêu cầu cao về chuyên môn để làm dự thi, nhưng không vì thế tạo ra áp lực cho phóng viên hay ekip thực hiện, thậm chí lãnh đạo Đài còn luôn động viên: “Hãy làm hết sức mình có thể, không phải bằng mọi giá để lấy giải”. Chính điều đó cũng là động lực cho những phóng viên chúng tôi khi thực hiện tác phẩm.

Xuất hiện đúng trong “hoàn cảnh có vấn đề”

+ Yên Bái là địa phương còn nhiều khó khăn, thách thức trong sự phát triển kinh tế, xã hội nhưng dưới góc độ của một nhà báo thì đây có thể nói là một lợi thế trong việc lựa chọn đề tài, thưa anh?

- Đúng, nhưng việc tận dụng lợi thế cũng không hề dễ. Chúng tôi có không ít những khó khăn phải vượt qua. Và trong suy nghĩ của tôi, dù có nhiều năm tham gia dự thi, nhưng chưa bao giờ bản thân tôi và các đồng nghiệp không “bí” đề tài cả. Đã làm tác phẩm dự thi thì nhất định phải khảo sát thực tế rồi lựa chọn đề tài trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự lựa chọn “đúng, trúng” vẫn hết sức quan trọng để tác phẩm được hiệu quả. Bản thân tôi mấy năm vừa rồi cũng làm về đề tài giáo dục vùng cao, kể về những điều kiện khó khăn trong việc vận động học sinh ra lớp, hay tình nguyện lên với những điểm trường vùng sâu vùng xa để dạy học. Song, cái khó cho phóng viên là lúc nào cũng nói về khó khăn, nói về sự vất vả mà chỉ là những câu chuyện chung chung, thiếu sức thuyết phục. Cho dù biết là vậy, nhưng để hiện thực hóa và có góc nhìn khác về nghề giáo, hay câu chuyện đi học, dạy học quả thực không hề dễ dàng. Năm 2017, tôi cũng có một tác phẩm dự thi, có tên là “Neo chữ nơi đỉnh trời”, được thể hiện dưới dạng phim tài liệu. Câu chuyện kể về 3 cô giáo với những hoàn cảnh đặc biệt, song vượt lên tất cả họ không hề chùn bước trước những khó khăn, vất vả do công việc cắm bản dạy học. Bằng thủ pháp tự sự, kết hợp độc thoại, đối thoại giữa các nhân vật, cũng phần nào lột tả chân thực câu chuyện giáo dục vùng cao. Tác phẩm này được Ban Tổ chức tặng Bằng khen, nhưng qua đó cho tôi thấy câu chuyện giáo dục vùng khó khăn chưa dừng lại ở đó. Năm nay, may mắn lần này nhờ có những sự xuất hiện đúng trong “hoàn cảnh có vấn đề”, gặp được những nhân vật tiêu biểu, kịp thời ghi lại những khoảnh khắc lịch sử của những người thầy giáo, cô giáo vùng cao; kết hợp với kinh nghiệm trong xử lý hậu kỳ đã tạo ra một tác phẩm đúng nghĩa của thể loại phóng sự.

Báo Công luận
Nhà báo Đình Nguyên (cầm micro) thực hiện tác phẩm “Đường của Thầy”.

+ Thông điệp của “Đường của Thầy” đưa đến cho công chúng là khá ý nghĩa, tuy nhiên sau khi phóng sự được phát sóng thì hiệu ứng xã hội bằng những việc làm cụ thể đã được triển khai như thế nào, thưa anh?

- “Đường của Thầy” đã đưa ra thông điệp rất rõ ràng, bởi sự cống hiến của những giáo viên vùng cao ở Yên Bái nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung là rất lớn. Những năm qua, tỉnh Yên Bái và các Bộ, ngành Trung ương đã có nhiều chính sách ưu tiên cho giáo dục vùng cao. Trong đó phải kể đến là chính sách cho học sinh bán trú; nhiều nguồn lực của Nhà nước đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Song, do điều kiện của nhiều địa bàn miền núi bị chia cắt bởi đồi núi nên các chính sách hiệu quả cũng không cao.

Sau khi được phát sóng, qua mạng xã hội nhiều khán giả đã chia sẻ, bình luận và có sự đồng cảm sâu sắc với những nỗ lực của các thầy, cô giáo. Chính vì thế mà trong năm học này đã có nhiều nhà hảo tâm từ nhiều nơi đến chia sẻ những khó khăn cùng với đội ngũ giáo viên các nhà trường; đồng thời tặng quà như chăn ấm, áo ấm, tặng những đôi dép, đôi ủng, hay những gói mỳ tôm cho học sinh.

+ Vâng, xin cảm ơn anh!

An Vinh (Thực hiện)

Tin khác

TP.HCM bồi dưỡng kỹ năng cho người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức

TP.HCM bồi dưỡng kỹ năng cho người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức

(CLO) Ngày 18/3, Trung tâm Báo chí TP.HCM khai giảng lớp bồi dưỡng người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức từ ngày 18 đến 25/3. Tham gia tập huấn có 300 học viên là cán bộ các sở ngành, UBND quận huyện, phường xã.

Nghề báo
Sớm xây dựng liên minh bảo vệ bản quyền giữa các cơ quan báo chí và cơ quan bảo vệ pháp luật

Sớm xây dựng liên minh bảo vệ bản quyền giữa các cơ quan báo chí và cơ quan bảo vệ pháp luật

(CLO) Chiều 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Việt Nam 2024, phiên thảo luận với chủ đề "Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số" đã được diễn ra.

Nghề báo
Lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024

Lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024

(CLO) Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2024, sáng 16/3 đã diễn ra buổi lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày Chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024: 99 chuyện nghề.

Nghề báo
Đa dạng nguồn thu báo chí: Cơ hội chỉ đến với những bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan sẵn sàng tìm lối đi

Đa dạng nguồn thu báo chí: Cơ hội chỉ đến với những bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan sẵn sàng tìm lối đi

(CLO) Nhận định chưa bao giờ nguồn thu bị tác động mạnh như bây giờ, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng "cơ hội chỉ đến với các bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan đã sẵn sàng và tự tìm đường, lối ra".

Nghề báo
Làm thế nào để có phóng sự điều tra hấp dẫn bạn đọc, tạo sức lan tỏa, làm điều có ích?

Làm thế nào để có phóng sự điều tra hấp dẫn bạn đọc, tạo sức lan tỏa, làm điều có ích?

(CLO) Tiếp tục nội dung trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Toàn quốc 2024, sáng 16/3, phiên thảo luận về “Phóng sự, phóng sự điều tra và hành trình làm điều có ích” đã được diễn ra.

Nghề báo