Đề nghị Công an vào cuộc xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý đê điều

07/01/2025 08:37

(CLO) Trước những sai phạm tại các địa phương được chỉ rõ, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Bộ Công an chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý đề điều, phòng, chống thiên tai...

Như báo Nhà báo và Công luận đã thông tin, dù Quy hoạch 257 đã quy định rất rõ về việc dự án, công trình... hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông không được phép xây dựng nhưng thực trạng này vẫn tồn tại ở nhiều địa phương.

Đơn cử tại Thái Bình có 2 dự án vi phạm gồm: Dự án Xây dựng Nhà máy sản xuất gạch không nung của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát tiền hạ tầng Thành An, diện tích sử dụng đất là 18.834,3 m2.

Đây là nhà máy xây dựng trái phép tại khu vực bãi sông, vi phạm Điều 7 Luật Đê điều năm 2006, cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về đê điều 9 lần (chưa bao gồm việc xử phạt vi phạm hành chính của công an các cấp) nhưng chưa xem xét, xử lý theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Tiếp đó, vụ vi phạm đối với hộ kinh doanh là ông Phạm Văn Phong vị trí K3+000, đê Tà Trà Lý, xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, diện tích sử dụng đất 10.398 m2, diện tích sử dụng đất là 10.398 m2, kinh doanh vật liệu, xây dựng công trình trái phép tại khu vực bãi sông, dù cơ quan chức năng đã xử lý vi phạm hành chính về đê điều 13 lần.

de nghi cong an vao cuoc xu ly nghiem cac vi pham trong quan ly de dieu hinh 1

Đề nghị Công an vào cuộc xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý đề điều

Bài liên quan

“Điểm mặt” các doanh nghiệp có dấu hiệu “cố tình” vi phạm pháp luật về đê điều?

Vì sao những sai phạm của Công ty chế tạo máy Hồng Hà, Sao nam sông Hồng chưa bị xử lí dứt điểm?

Hay tại thành phố Hà Nội: Năm 2008, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tây (cũ) đã ký hợp đồng cho thuê đất với Công ty cổ phần chế tạo máy Hồng Hà để thực hiện Nhà máy chế tạo thiết bị tự động và cơ khí thủy lực, thời hạn thuê đất đến ngày 19/5/2058, diện tích đất thuê là 31.332,8 m2 (diện tích giao cho công ty thuê xây dựng nhà máy là 26.816,35 m2; diện tích thuộc hành lang giao thông là 4.516,45 m2)...

Theo Kết luận thanh tra số 5982/KLTT-TTTP ngày 20/12/2021 của Thanh tra Thành phố Hà Nội, Công ty cổ phần chế tạo máy Hồng Hà, diện tích đất thuê là 31.332,8m2 đã xây dựng 15 nhà xưởng, diện tích khoảng 16.000m2 và 01 khu nhà điều hành, diện tích khoảng 350 m2 tại Km85+700 đê hữu hồng nằm trong hành lang thoát lũ, vi phạm quy định tại Điều 7 Luật Đê điều năm 2006; từ tháng 8/2008, Công ty cổ phần chế tạo máy Hồng Hà không nộp tiền sử dụng đất, là không thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất; Công ty xây dựng nhà máy khi chưa được cấp Giấy phép xây dựng là vì phạm Luật Xây dựng.

Dự án đã bị các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về đê điều 11 lần, nhưng chưa xem xét, xử lý theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, năm 2013.

Một số đơn vị khác là Công ty Sao nam sông Hồng và Công ty cổ phần cây cảnh Bảo Linh vi phạm hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 7 Luật Đê điều, Điều 12 Luật Đất đai và đã bị cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội chỉ đạo xử lý vi phạm lần lượt 12 lần và 9 lần nhưng không dứt điểm, triệt để nên các vi phạm vẫn tồn tại đến nay.

Qua đó, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ Kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức kiểm điểm để xử lý trách nhiệm theo quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đối với UBND các tỉnh, phải tổ chức kiểm điểm để xử lý trách nhiệm theo quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm. Trong đó, cần làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát đối với việc chậm xây dựng quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều trên địa bàn tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc phê duyệt quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều không đúng thẩm quyền... Việc xử lý thiếu kiên quyết, không dứt điểm các vi phạm về đê điều, nhất là các vi phạm nổi cộm, kéo dài; việc để xảy ra tình trạng xây dựng công trình kiên cố trái phép tại các vị trí sát bờ sông, dẫn đến hạn chế dòng chảy, gây sạt lở...

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Bộ Công an chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý đề điều, phòng, chống thiên tai... 

Báo Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin./.

Nhóm PV

    Nổi bật
        Mới nhất
        Đề nghị Công an vào cuộc xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý đê điều
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO