(CLO) UBND tỉnh Cà Mau vừa văn bản chỉ đạo các cơ quan, ban ngành thực hiện kết luận của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Cà Mau về việc xem xét hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đối với liệt sĩ Huỳnh Thị Rỉ.
Thực hiện kết luận của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Cà Mau tại cuộc họp ngày 8/8/2020 về việc xem xét hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đối với liệt sĩ Huỳnh Thị Rỉ. Ngày 11/8, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau đã có công băn hoả tốc gửi Sở Nội vụ, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Huyện uỷ Trần Văn Thời để truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau.
Cụ thể, UBND tỉnh Cà Mau đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh rà soát lại quá trình xử lý hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” đối với liệt sĩ Huỳnh Thị Rỉ (từ năm 1996 đến nay). Cử cán bộ liên hệ Quân khu 9 để rà soát lại kết quả giải quyết hồ sơ này tại Quân khu 9 (thời điểm thực hiện hồ sơ năm 1996), xác định cụ thể kết quả đã giải quyết như thế nào?
UBND tỉnh Cà Mau đồng thời giao Sở Nội vụ báo cáo Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương (thể hiện cụ thể, rõ ràng từng giai đoạn giải quyết hồ sơ của Liệt sĩ Huỳnh Thị Rỉ), kiến nghị hỗ trợ tra cứu xác định vào thời điểm năm 1996, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương có tiếp nhận hồ sơ đề nghị của Liệt sĩ Huỳnh Thị Rỉ hay không? Trong trường hợp chưa tiếp nhận xử lý thì xin ý kiến về việc hiện nay có tiếp tục xem xét, giải quyết đề nghị truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” đối với liệt sĩ Huỳnh Thị Rỉ được hay không?
Đồng thời, UBND tỉnh Cà Mau cũng đề nghị Huyện uỷ Trần Văn Thời tiếp tục thu thập hồ sơ, củng cố những thông tin, tư liệu về thành tích, chiến công thể hiện sự tiêu biểu, xuất sắc của liệt sĩ Huỳnh Thị Rỉ (trên các báo, văn kiện, tạp chí, nhân chứng…) để bổ sung, hoàn chỉnh khi có chủ trương thực hiện hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước ““Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Theo tư liệu hiện có, sự anh dũng hy sinh của liệt sĩ Huỳnh Thị Rỉ là một tấm gương khích lệ để cho hàng triệu đồng bào miền Tây Nam Bộ thời bấy giờ cùng đồng lòng theo cách mạng, sôi sục ý chí căm thù đế quốc xâm lược nước ta. Tiếc rằng, tấm gương sáng của chị, chưa được lịch sử khắc tên đúng nghĩa (?).
Về vấn đề này, ông Huỳnh Văn Thanh - nguyên Chủ tịch UBND huyện Thới Bình (là một Lão thành cách mạng, cùng hoạt động cùng thời với liệt sĩ Rỉ - PV) trăn trở, “Chị Rỉ là một biểu tượng cho chúng tôi học tập. Tôi nhớ vào thời kỳ đầu thập niên 60, tấm gương sáng của chị còn hơn cả danh hiệu anh hùng. Hàng triệu đồng bào miền Tây lấy chị làm tấm gương sáng để học tập và theo cách mạng. Bấy lâu nay, Chính quyền Cà Mau còn thiếu sót trong việc lập hồ sơ truy tặng danh hiệu AHLLVTND, trong đó có trách nhiệm bản thân tôi”.
Trước đó, trong bài viết “Tấm gương trong của miền Châu thổ”, Báo Nhà báo & Công luận cũng đã đặt vấn đề, “Lịch sử sẽ không bao giờ lãng quên ai, hay bất cứ số phận nào. Huống hồ đây là một trường hợp nữ anh hùng. Đây thực sự là điều đáng để chúng ta suy ngẫm”
Bài viết trên Báo Nhà báo & Công luận được bạn đọc xa gần quan tâm với nhiều ý kiến đề nghị Nhà nước cần ghi nhận công lao cho chị. Trong đó có, Lãnh đạo tỉnh Bến Tre (quê hương chị); Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang (nơi gia đình chị đang sống và lập bàn thờ cho chị); Lãnh đạo tỉnh Cà Mau nơi chị hoạt động và hy sinh. Bài viết, "Anh dũng hy sinh khi chiếc áo mới chưa kịp may" trên báo Nhà báo & Công luận đã ghi nhận những ý kiến.
Hôm nay, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Cà Mau có kết luận và Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp giao nhiệm vụ cho những cơ quan ban ngành chức năng khẩn trương ra soát lại để làm hồ sơ đề nghị Truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” đối với liệt sĩ Huỳnh Thị Rỉ là một động thái tích cực được bạn đọc hoan nghênh.
Liệt sĩ Huỳnh Thị Rỉ:
Tên thường gọi là Bảy Rỉ, sinh năm 1938 tại quê hương Đồng Khởi Bến Tre. Bức vào tuổi thiếu niên, Bảy Rỉ đã được tổ chức giao nhiệm vụ đội viên đội tự vệ mật phụ trách theo dõi phục vụ võ trang diệt trung đội Bảo an Tổng Báo Đức tại Tiên Thủy. Nhiệm vụ chính là làm quân báo theo dõi tình hình xây dựng công sự, đổi thay quy luật tuần tiễu của trung đội bảo an.
Những thông tin Bảy Rỉ cung cấp luôn có độ chính xác cao. Chính vì thế, Bảy Rỉ được kết nạp lực lượng nòng cốt đối tượng kết nạp Đảng viên Đảng Cộng sản.
Sau đó vì địch tình nghi theo dõi, nên tổ chức đưa chị xuống hoạt động tại khu vực rừng U Minh hạ (Cà Mau). Tại Trần Văn Thời (Cà Mau), chị vừa công tác đoàn, vừa làm nghề đỡ đẻ. Với tay nghề giỏi, chị Bảy Rỉ được rất nhiều người dân quý mến, tin yên. Vì thế, công việc công tác đoàn, vận động bà con theo cách mạng cũng khá dễ dàng với chị.
Năm 1958, một ngày nọ, lính dân vệ đồn Vàm Cái Tàu, do tên cảnh sát Danh chỉ huy, càn vào nơi chị ở và bắt chị dẫn về đồn. Về đồn, tên Danh ép chị làm vợ hắn, nhưng chị không chị.
Không thuyết phục được em, chúng tìm mọi cách điều tra để tìm cơ sở, chị chỉ đáp “không biết, không nghe, không thấy”. Bọn chúng sấn lại, thay nhau hãm hiếp, em chết ngất. Không khai thác được gì, sau một thời gian giam cầm, cuối cùng chúng phải thả em ra, trở về căn cứ giữa rừng U Minh Hạ" ...
Bảy Rỉ luôn hăng hái trong nhiệm vụ được giao, nhưng chẳng may lại sa vào lưới giặc lần thứ ba và cũng là lần cuối. Lần này bọn lính đi càn bắt được chị cùng một đồng chí khác. Thừa lúc địch sơ hở, chị mở dây trói cho đồng chí cán bộ thoát thân, còn mình bị bắt lại. Địch tra tấn, hành hạ, dẫn đi khắp xóm, rồi chúng bắn chị.
Huỳnh Thị Rỉ anh dũng hy sinh vào năm 1959 tại ấp Mỹ Bình, xã Phú Mỹ B, huyện Trần Văn Thời, lúc đó vừa tròn 21 tuổi.
Cảm phục trước tấm gương hy sinh anh dũng của liệt sĩ Huỳnh Thị Rỉ, đồng chí Minh Phượng đã viết thơ bài thơ "Em là tấm gương trong" làm dậy sóng lòng biết bao tâm hồn Tây Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung.
Tấm lòng kiên trung của người liệt nữ là gương trong, sáng soi miền châu thổ yêu thương. “Em là một tấm gương soi rạng rỡ/ Tuổi hai mươi thơm ngát vị yêu đời/ Thù Mỹ - Ngô, thề chẳng đội chung trời/ Em dấn bước hiến mình dâng Tổ quốc… Gương em nghìn thuở trong ngần/ Rạng danh con Triệu, cháu Trưng anh hùng”.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Juventus và Napoli tỏ ra sốt sắng trong việc chiêu mộ Joshua Zirkzee ngay trong phiên chợ tháng 1/2025. Mùa này, Zirkzee mới chỉ ra sân 432 phút tại Premier League, ghi được 1 bàn thắng và có 1 pha kiến tạo.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.