Để nữ nhi không… thường tình!

Chủ nhật, 07/03/2021 13:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Người “quân tử” thời đại mới không phải là những người đàn ông với vai trò trụ cột gánh vác sơn hà mang khuôn mặt... gia trưởng mà phải là những trang nam nhi biết thương hoa, tiếc ngọc.

Bình đẳng giới vẫn là vấn đề có tính toàn cầu. Ảnh minh họa

Bình đẳng giới vẫn là vấn đề có tính toàn cầu. Ảnh minh họa

1. “Từ xưa những bậc trung thần nghĩa sỹ bỏ mình vì nước đời nào chẳng có! Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình thì cũng đến chết già nơi có cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được”.

Đó là một trích đoạn trong áng “Thiên cổ hùng văn” – “Hịch tướng sỹ” của Trần Quốc Tuấn được viết vào cuối thế kỷ thứ 13. Để úy lạo tướng sỹ xả thân vì nước, vị tướng của nhà Trần đã đưa cả hình ảnh “nữ nhi” vào để so sánh. Rằng, muốn lưu danh sử sách, muốn bất hủ cùng trời đất thì không thể theo thói nữ nhi thường tình.

Có thể hiểu được điều này một cách dễ dàng nếu soi chiếu nó trong phạm vi “cửa Khổng sân Trình”. Học thuyết “người quân tử” và phép tắc Nho giáo đã trói buộc người phụ nữ trong cái vòng kim cô “tam tòng tứ đức”.

Ngay cả đến thời cận đại, thế giới bước vào cách mạng công nghiệp, lao động phụ nữ trong các công xưởng cũng bị đối xử bất công. Lịch sử ngày quốc tế phụ nữ 8/3 là lịch sử đấu tranh giải phóng phụ nữ khỏi áp bức, bất công.

Nghĩa là phụ nữ, từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim đã luôn bị phân biệt, đối xử trong các nền văn hóa, các hình thái xã hội, các thể chế… Bình đẳng giới trở thành vấn đề toàn cầu.

Ngày nay, thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, khoảng cách bình đẳng giới đã dần được thu hẹp nhưng không có nghĩa là cuộc đấu tranh đòi bình đẳng giới đã về đích. Tại hầu hết các quốc gia, phụ nữ vẫn đang phải đối mặt với sự thiên vị nam nữ trong giáo dục, không công bằng trong cơ hội việc làm, sự bất bình đẳng về giới trong chính trị…

2. Ở nước ta, từ Hiến pháp 1946 đã khẳng định tinh thần nam nữ bình quyền.  Hiến pháp năm 2013, quy định rõ: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”, “Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội”, “Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”.

Các tổ chức quốc tế khi khảo sát, nghiên cứu về bình đẳng giới đều đánh giá cao nỗ lực thông qua các chương trình hành động của Việt Nam nhằm giảm bớt sự kỳ thị và bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ. Bình đẳng giới được thể chế hóa bằng văn bản luật như Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình...

Cũng theo các chuyên gia nghiên cứu về bình đẳng giới, không có nhiều nước trên thế giới mà các hành động, biện pháp thực hiện bình đẳng giới được đưa thành chương trình hoạt động cụ thể của từng tỉnh thành, từng địa phương… như ở Việt Nam. Hầu như tất cả các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều có Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ do một lãnh đạo chủ chốt là nam giới làm trưởng ban.

Thực tiễn cho thấy, những năm gần đây, vị thế phụ nữ Việt Nam ngày càng được khẳng định trên mọi mặt của đời sống xã hội. Riêng trong lĩnh vực chính trị, nhiệm kỳ vừa qua, tỷ lệ phụ nữ tham gia trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, HĐND các cấp ngày càng tăng. Tỷ lệ nữ cấp ủy nhiệm kỳ 2015-2020 cấp tỉnh đạt 13,3%, cấp huyện 14,3%, cấp cơ sở 19,69%, đều tăng so với nhiệm kỳ trước. Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cả 3 cấp đều đạt trên 26%; tỷ lệ nữ ĐBQH nhiệm kỳ 2016-2021 đặt 26,72% cao hơn so với trung bình của khu vực châu Á (19,9%) và toàn thế giới (24,3%).

Mới đây nhất, ngày 3/3/2021, Chính phủ vừa có Nghị quyết 28/NQ-CP, ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 – 2030. Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết nhằm tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Riêng trong lĩnh vực chính trị, Nghị quyết đề ra chỉ tiêu khá cao: đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.

3. Một hành lang về cơ chế, chính sách tốt thôi là chưa đủ để thực hiện bình đẳng giới, để phụ nữ tiến bộ. Ở nước ta, tư tưởng Nho giáo “trọng nam, khinh nữ” vốn đã tồn tại dai dẳng hàng ngàn năm là một trở lực lớn trong công cuộc giải phóng phụ nữ. Ngay cả trong xã hội hiện đại ngày nay, trong quan niệm chung mẫu hình của người phụ nữ Việt Nam phải là: “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Một người phụ nữ không thể xem là thành công nếu chỉ đạt được 1 trong 2 trọng trách đó. Không ít người phụ nữ cảm thấy việc cùng một lúc gánh vác “việc nước, việc nhà” là thiên chức của mình. Cũng có trường hợp khi phải lựa chọn giữa sự nghiệp với gia đình, người phụ nữ sẵn sàng chọn gia đình. Xã hội thì cho rằng, đó là lựa chọn thông minh. Nghĩa là ngay trong quan niệm của chính phụ nữ đã cho thấy ý thức bình đẳng giới, ý thức tự giải phóng chưa cao.

Gần đây, có một “hot trend” trên mạng xã hội khá vui khẳng định vị thế của người vợ trong gia đình, đó là: “nhà phải có chóp”. Cư dân mạng đã hài hước ví vợ là “chóp” (nóc) nhà. Nhưng đàn ông cũng không phải “dạng vừa” khi “bắt trend” rằng: “trụ có vững, thì chóp mới cao”. Nghĩa là đàn ông vẫn là trụ cột của gia đình.

Nói vậy để thấy, ngay cả trong các câu chuyện vui, đàm tiếu dân gian, phụ nữ vẫn đang…lép vế so với nam giới. Tiệm cận bình đẳng giới vì thế, trước tiên cần phải xuất phát từ quan niệm của toàn xã hội.

Người “quân tử” thời đại mới không phải là những người đàn ông với vai trò trụ cột gánh vác sơn hà mang khuôn mặt gia trưởng mà phải là những trang nam nhi biết thương hoa, tiếc ngọc.

Tôn trọng phụ nữ không phải là dành sự ưu ái cho phụ nữ mà là đưa họ đến gần chúng ta hơn trong quan niệm về bình đẳng giới.

Quang Duy

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn