Để xảy ra gian lận thi cử chủ tịch tỉnh sẽ bị xử lý trách nhiệm

Thứ tư, 03/06/2020 11:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) - Việc quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT là để ràng buộc trách nhiệm, hạn chế gian lận thi cử.

Giao tổ chức thi tốt nghiệp cho địa phương

Để xảy ra gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia những năm trước đây đã cho thấy rất khó để xử lý trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương. Trong khi, xét về lý thì sai phạm xảy ra ở địa phương nào thì người đứng đầu ở địa phương đó phải có trách nhiệm cao nhất.

Như trong các vụ việc gian lận thi cử trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại các tỉnh như Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình việc quy trách nhiệm cho lãnh đạo địa phương khó thực hiện.

Nếu để xảy ra gian lận thi cử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 thì các chủ tịch tỉnh sẽ bị xem xét xử lý trách nhiệm (ảnh minh họa - Trinh Phúc).

Nếu để xảy ra gian lận thi cử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 thì các chủ tịch tỉnh sẽ bị xem xét xử lý trách nhiệm (ảnh minh họa - Trinh Phúc).

Nguyên nhân của việc này có phần xuất phát từ các quy định của quy chế thi chưa chặt chẽ. Chính vì lẽ đó, năm nay, trong dự thảo quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã quy định rõ hơn.

Cụ thể, trong dự thảo: “Giao quyền cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chịu trách nhiệm toàn bộ về chỉ đạo tổ chức kỳ thi tại địa phương như: Thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh; duyệt phương án, kế hoạch và kinh phí tổ chức kỳ thi do sở GD&ĐT trình;

Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho sở GD&ĐT, Thanh tra tỉnh, công an tỉnh và các sở ban, ngành có liên quan của tỉnh, UBND cấp huyện/thị về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT đảm bảo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn về kỳ thi do Bộ GD&ĐT ban hành”.

Bàn về quy định mới này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết- Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho rằng đây là quy định hợp lý.

Bởi, trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện đã giao trách nhiệm rất rõ cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với tất cả lĩnh vực hoạt động trong đó có lĩnh vực giáo dục.

Tại địa phương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố là cơ quan có toàn quyền để thực thi pháp luật ở địa phương đó nên giao quyền cho địa phương về trách nhiệm tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020 là đúng.

Tổ chức thi cử toàn quyền của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, sở Giáo dục và Đào tạo là đơn vị tham mưu, giúp việc để tổ chức tốt cho kỳ thi này.

Dễ xử lý khi gian lận thi cử xảy ra

“Trên thực tế, từ trước đến nay Bộ GD&ĐT đứng ra tổ chức thi nhưng thực chất vẫn diễn ra ở địa phương và đúng sai vẫn do địa phương thực hiện.

Do đó, tốt nhất giao quyền cho địa phương để họ đứng ra tổ chức, không nửa nọ nửa kia khó quy trách nhiệm” – thầy Thuyết nhấn mạnh.

Về phía Bộ GD&ĐT, Bộ chịu trách nhiệm ra đề, hướng dẫn các quy chế và tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm. Điều này là đúng vì đúng vai trò của Bộ.

Thầy Thuyết nêu ý kiến: “Còn Bộ quanh năm ngày tháng đi tổ chức thi không thì không phải là Bộ nữa”.

Sự thay đổi này là quy trách nhiệm rõ ràng hơn cho các địa phương. “Vì thế nếu xảy tiêu cực thi cử như mấy năm trước đương nhiên chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm.

Vì trách nhiệm của người đứng đầu tỉnh, đơn vị chịu trách nhiệm đứng ra tổ chức kỳ thi ấy” – thầy Thuyết khẳng định.

Còn nếu sai sót đó thuộc về đề thi, buông lỏng kiểm tra, giám sát, thanh tra, Bộ GD&ĐT cũng phải chịu trách nhiệm.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho rằng, việc giao quyền tổ chức kỳ thi cho địa phương phải gắn liền với việc tăng cường trách nhiệm người đứng đầu địa phương,  cũng như trách nhiệm người phụ trách các khâu trong quy trình tổ chức kỳ thi.

Cùng với đó, Bộ GD&ĐT tiếp tục chịu trách nhiệm ra đề thi, xây dựng những giải pháp kỹ thuật để giám sát chất lượng, tính trung thực của kỳ thi.

Trinh Phúc

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục