Đề xuất 75.000 tỷ đồng cho Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2021-2025

Thứ sáu, 23/07/2021 17:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là 75.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương: 48.000 tỷ đồng (vốn đầu tư tối thiểu: 20.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 28.000 tỷ đồng).

Quang cảnh phiên họp chiều nay (23/7) của Quốc hội khóa XV.

Quang cảnh phiên họp chiều nay (23/7) của Quốc hội khóa XV.

Việt Nam lần đầu tiên và là một trong 30 quốc gia áp dụng chuẩn nghèo đa chiều

Trình bày Tờ trình Đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (MTQG) trước Quốc hội (chiều 23/7), Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung (LĐTB&XH) cho biết, qua đoạn 2016-2020 thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,88% năm 2015 xuống còn 2,75% năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 4%/năm, có hơn 8 triệu người thoát nghèo, cận nghèo.

Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo cuối năm 2020 giảm xuống còn 23,42%, trung bình giảm 5,4%/năm.

Có 32 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, 125 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đạt chuẩn nông thôn mới.

Việt Nam lần đầu tiên và là một trong 30 quốc gia áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, bảo đảm mức sống tối thiểu gắn với mục tiêu phát triển bền vững; đã hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xoá đói, giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, tổng nguồn vốn đề xuất thực hiện chủ trương đầu tư Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (theo Tờ trình 143/TTr-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ) được điều chỉnh giảm từ 90.260 tỷ đồng xuống còn 75.000 tỷ đồng.

Đến năm 2025, phấn đấu giảm 1/2 số hộ nghèo, hộ cận nghèo so với đầu kỳ

Ông Đào Ngọc Dung cho biết, theo Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025 gồm: Phấn đấu giảm 1/2 số hộ nghèo, hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia; 30% số huyện nghèo, 30% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Hỗ trợ thí điểm, phát triển trên 1.000 mô hình giảm nghèo tạo sinh kế, việc làm bền vững, thu nhập tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình tham gia dự án tăng ít nhất 25%/năm; bình quân mỗi năm có 500 nghìn hộ gia đình tham gia dự án, mô hình giảm nghèo.

Tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 60%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ là 25%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu, được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp.

Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững. Hỗ trợ kết nối việc làm thành công cho ít nhất 100.000 người lao động, trong đó có trên 50% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn; khoảng 5.700 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet. 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia, xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng.

Các đại biểu nghe Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Các đại biểu nghe Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 cùng với hệ thống chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội góp phần giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản, đó là: Chiều thiếu hụt về việc làm: 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.

Chiều thiếu hụt về y tế: 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ bảo hiểm y tế; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi và từ 6-16 tuổi tại các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn xuống dưới 28% và dưới 20%.

Chiều thiếu hụt về giáo dục: Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 90%; tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo qua đào tạo đạt 60%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 25%; 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo có người trong độ tuổi từ 16-30 tuổi có nhu cầu được tham gia đào tạo kỹ năng nghề.

Chiều thiếu hụt về nhà ở: 50% hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về nhà ở được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở; cơ bản xóa nhà tạm, nhà đơn sơ, thiếu kiên cố đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo.

Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh: 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ít nhất 60% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

Chiều thiếu hụt về thông tin: 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet.

Có 6 dự án và 11 tiểu dự án trong chương trình giảm nghèo bền vững

Về phân chia các dự án thành phần, Bộ trưởng Bộ LĐ TB&XH cho biết, Chương trình gồm 6 dự án và 11 tiểu dự án. Cụ thể:

Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo.

Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng (Bao gồm 02 Tiểu dự án). Cụ thể, Tiểu dự án 1 là hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; Tiểu dự án 2 là Cải thiện dinh dưỡng.

Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm và nhà ở (Bao gồm 05 Tiểu dự án) gồm:  Tiểu dự án 1. Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn. Tiểu dự án 2. Đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; vùng nghèo, vùng khó khăn. Tiểu dự án 3. Hỗ trợ người lao động vùng nghèo, vùng khó khăn đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài. Tiểu dự án 4. Hỗ trợ việc làm bền vững. Tiểu dự án 5. Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Dự án 5: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin (Bao gồm 2 Tiểu dự án): Tiểu dự án 1. Giảm nghèo về thông tin. Tiểu dự án 2. Truyền thông về giảm nghèo đa chiều

Dự án 6: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình (Bao gồm 2 Tiểu dự án). Cụ thể, tiểu dự án 1. Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình: Nâng cao năng lực đội ngũ những người làm công tác giảm nghèo các cấp, nhất là cấp cơ sở để hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo, hỗ trợ các nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương không rơi vào tình trạng nghèo đói, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Tiểu dự án 2. Giám sát, đánh giá: Bảo đảm tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, Chương trình đúng mục tiêu, đúng quy định của pháp luật pháp, hiệu quả. Kịp thời giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện và giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc, hạn chế phát sinh.

Đặc biệt, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, về tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình: Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025: 75.000 tỷ đồng. Trong đó cơ cấu nguồn vốn như sau: Ngân sách Trung ương: 48.000 tỷ đồng (vốn đầu tư tối thiểu: 20.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 28.000 tỷ đồng); Ngân sách địa phương: 12.690 tỷ đồng (vốn đầu tư: 2.200 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 10.490 tỷ đồng); Huy động hợp pháp khác: 14.310 tỷ đồng (vốn đầu tư: 2.600 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 11.710 tỷ đồng).

Chính phủ có giải pháp huy động các nguồn lực khác để cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình hiệu quả

Quốc Trần

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là 'đột phá của đột phá'

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá"

(CLO) Với mục tiêu đào tạo từ 50.000-100.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm coi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Tin tức
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Chiều 24/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tin tức
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

(CLO) “Cán bộ từ xã trở lên không được lợi dụng chính sách để làm không đúng. Không được làm ẩu, cố tình làm sai", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Tỉnh Nam Định triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tỉnh Nam Định triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(CLO) Ngày 24/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Hội nghị bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý chủ chốt gắn với triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin tức
Hà Nội sắp ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S”

Hà Nội sắp ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S”

(CLO) Thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển và chuẩn bị ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S” với nhiều tiện ích đưa người dân, doanh nghiệp tiếp cận với cơ quan hành chính nhà nước của thành phố theo một phương thức mới, thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân trên nền tảng số.

Tin tức