Đề xuất Dự án tuyến metro số 3 ga Hà Nội - Hoàng Mai hơn 1,75 tỷ USD

Chủ nhật, 11/07/2021 21:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề xuất Dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn từ ga Hà Nội đến Hoàng Mai.

Theo UBND TP. Hà Nội, tuyến số 3 là trục hành lang nối khu vực phía Tây với trung tâm thành phố và với khu vực phía Nam thành phố

Theo UBND TP. Hà Nội, tuyến số 3 là trục hành lang nối khu vực phía Tây với trung tâm thành phố và với khu vực phía Nam thành phố

Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng phê duyệt đề xuất Dự án “Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn từ ga Hà Nội đến Hoàng Mai” vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFP), do UBND TP. Hà Nội là cơ quan chủ quản.

Dự án có chiều dài 8,7 km đi ngầm toàn bộ theo hành lang Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông - Kim Ngưu - Nguyễn Tam Trinh. Ống hầm kép đi song song, ngầm qua nút giao Ô Đống Mác (vành đai 1), Mai Động (vành đai 2) và kết thúc phía sau Vành đai 3 với 7 ga ngầm, gồm: Hàng Bài, Trần Thánh Tông, Kim Ngưu, Mai Động, Tân Mai, Tam Trinh, Yên Sở; 1 khu lập tầu (đề pô) diện tích khoảng 10 ha ở phía sau, sát Trạm bơm Yên Sở.

Dự kiến thời gian thực hiện Dự án là từ năm 2023 đến năm 2028 với tổng mức đầu tư 1.752,78 triệu USD, tương đương 40.577 tỷ đồng. Trong đó vốn vay các nhà tài trợ nước ngoài: 1.478,68 triệu USD, tương đương 34.231 tỷ đồng (gồm vay ADB 940,8  triệu USD; vay KfW 305,08 triệu USD; vay AFD  232,8 triệu USD). Phần còn lại là  vốn đối ứng trị giá 6.346 tỷ đồng, tương đương 274,1 triệu USD từ nguồn ngân sách thành phố.

Trước đó, hồi tháng 6/2021, trong tờ trình gửi HĐND Thành phố về dự án này, giải trình về khả năng cân đối vốn, UBND TP Hà Nội cho biết ADB đã cam kết tài trợ cho dự án. Tại đợt làm việc của ADB về chương trình tài trợ cho Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022 vào tháng 3/202, ADB khẳng định sẽ đưa dự án vào danh mục vay vốn của ADB, nếu Hà Nội lựa chọn đầu tư dự án theo hình thức ODA.

Ngoài ra, các nhà tài trợ khác như KfW, AFD, Chính phủ Pháp, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng bày tỏ quan tâm tiếp tục tài trợ phần vốn ODA còn lại của dự án.

Về nguồn vốn đối ứng khoảng 6.300 tỷ đồng, TP Hà Nội dự kiến thu ngân sách giai đoạn 2021 - 2025 sẽ đạt trung bình khoảng 353 - 358 nghìn tỷ đồng/năm, đảm bảo bố trí đối ứng cho dự án.

TP Hà Nội dự kiến sẽ bắt đầu trả nợ vay triển khai dự án từ năm 2026 (sau khi hoàn thành xây dựng và hết thời gian ân hạn từ 5 - 10 năm), việc trả nợ thực hiện theo chu kỳ bán niên (6 tháng một lần) trong vòng từ 20 - 30 năm, tùy thuộc vào điều kiện vay của từng nhà tài trợ.

T.Toàn

Tin khác

Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Từ đầu tháng 5 tới nay đã có 6 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm. Trước đó, trong tháng 4, thị trường đón nhận thông tin 16 ngân hàng tăng lãi suất huy động. 

Tài chính - Bảo hiểm
Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

(CLO) Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Giao dịch nhà đất phục hồi, khu vực phía Tây tiếp tục thu hút nhà đầu tư

TP HCM: Giao dịch nhà đất phục hồi, khu vực phía Tây tiếp tục thu hút nhà đầu tư

(CLO) Trong 4 tháng đầu năm, số lượng hồ sơ giao dịch nhà đất đã tăng đáng kể so với năm trước, chủ yếu là giao dịch cá nhân. Cho thấy thị trường đã dần sôi động hơn và niềm tin của nhà đầu tư bắt đầu quay trở lại thị trường.

Bất động sản
Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

(CLO) Trên con đường đến một tương lai bền vững, việc khai phá cơ hội từ chuyển đổi số và xanh đang trở thành một yếu tố then chốt trong nỗ lực xây dựng một nền kinh tế và một môi trường sống lành mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

(CLO) Quá trình chuyển đổi quan trọng trong ngành thép của Trung Quốc, vốn đang làm trầm trọng thêm mối lo ngại về dư thừa công suất, khiến nhiều người lo lắng có thể khiến ngành “rơi khỏi vách đá” và làm tổn hại đến chỗ đứng lâu dài của quốc gia trong thương mại toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp