Đề xuất đưa hoạt động kiểm toán vào Luật Bảo vệ môi trường

Chủ nhật, 13/09/2020 19:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Kiểm toán Nhà nước đề nghị sửa đổi, bổ sung vào Dự thảo Luật một điều về kiểm toán môi trường do Kiểm toán Nhà nước thực hiện.

Ô nhiễm môi trường cần sự chung tay giải quyết của toàn xã hội

Ô nhiễm môi trường cần sự chung tay giải quyết của toàn xã hội

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc vừa gửi công văn tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Bộ Tài nguyên và Môi trường (cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật) đề nghị bổ sung chức năng, nhiệm vụ kiểm toán môi trường vào Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020.

Theo Tổng kiểm toán Hồ Đức Phớc, việc đưa hoạt động kiểm toán vào Luật Bảo vệ môi trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Kiểm toán Nhà nước thực hiện tốt hơn vai trò đã được Hiến định.

Văn bản của Tổng kiểm toán Hồ Đức Phớc nêu rõ, môi trường được xác định là một trong ba trụ cột để phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa IX đã chỉ ra, bảo vệ môi trường cùng với tăng cường quản lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.

"Kiểm toán nhà nước, với vai  trò là cơ quan hiến định độc lập, có trách nhiệm kiểm toán môi trường để phục vụ Quốc hội giám sát công tác quản lý và bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý chức năng, giúp Chính phủ tăng cường các biện pháp quản lý, góp phần nâng cao tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững", Tổng kiểm toán khẳng định.

Với lý lẽ trên, Kiểm toán Nhà nước đề nghị sửa đổi, bổ sung vào Dự thảo Luật một điều về kiểm toán môi trường do Kiểm toán Nhà nước thực hiện tại Chương XIV về “Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, xử lý phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo môi trường”.

Cụ thể, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán công tác quản lý và bảo vệ môi trường đối với các cơ quan Nhà nước và các đơn vị khác có liên quan trong công tác bảo vệ môi trường.

Nội dung kiểm toán môi trường theo đề nghị của Tổng Kiểm toán gồm 3 vấn đề. Một, kiểm toán tài chính, là kiểm toán để xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường và các chương trình, hoạt động có liên quan đến công tác quản lý và bảo vệ môi trường

Hai, kiểm toán tuân thủ: là kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.

Ba, kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường và các chương trình, hoạt động có liên quan đến công tác quản lý và bảo vệ môi trường.

Căn cứ vào yêu cầu của từng cuộc kiểm toán, Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định nội dung kiểm toán của từng cuộc kiểm toán theo Luật Kiểm toán nhà nước.

Ngoài ra, Tổng kiểm toán còn đề nghị bổ sung quy định, Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thực hiện kiểm toán môi trường của đơn vị mình hoặc thuê đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Kiểm toán Nhà nước ban hành các văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục và phương pháp thực hiện kiểm toán môi trường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

T.Toàn

Tin khác

Bộ Công Thương đề xuất 2 phương thức nhà máy điện gió, điện mặt trời bán trực tiếp cho khách hàng

Bộ Công Thương đề xuất 2 phương thức nhà máy điện gió, điện mặt trời bán trực tiếp cho khách hàng

(CLO) Bộ Công Thương đề xuất đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời (Đơn vị phát điện) sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn (các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ) thông qua đường dây riêng hoặc qua lưới điện quốc gia.

Tin tức
Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đạt 27/31 tiêu chí thành lập quận

Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đạt 27/31 tiêu chí thành lập quận

(CLO) Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận cho biết, về kết quả thực hiện các tiêu chí thành lập quận, đến nay, huyện đã đạt 27/31 tiêu chí.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Chủ tịch Quốc hội Venezuela

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Chủ tịch Quốc hội Venezuela

(CLO) Tiếp Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Quốc hội Venezuela Jorge Rodriguez khẳng định Venezuela luôn coi Việt Nam là nước bạn bè thân thiết, mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển, cũng như học tập kinh nghiệm Việt Nam mở cửa nền kinh tế, đa dạng hoá quan hệ với các đối tác quốc tế.

Tin tức
Ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

Ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

(CLO) Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số sẽ ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

Tin tức
Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức