Đề xuất gói hỗ trợ 100.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Khó khả thi!

Thứ tư, 06/10/2021 13:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với đề xuất có thêm gói 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp và không cần tài sản đảm bảo là bất động sản, nhiều chuyên gia đánh giá khó khả thi.

Mới đây, Liên minh Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính lập quỹ Bảo lãnh cho vay doanh nghiệp SME với mức 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp và không cần tài sản đảm bảo là bất động sản.

Nhận định gói hỗ trợ 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp và không cần tài sản đảm bảo là bất động sản, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế đánh giá: Gói hỗ trợ này không khả thi.

de xuat goi ho tro 100000 ty dong cho doanh nghiep vua va nho kho kha thi hinh 1

Với đề xuất có thêm gói 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp và không cần tài sản đảm bảo là bất động sản, nhiều chuyên gia đánh giá khó khả thi.

“Theo Luật Quản lý nợ công, Chính phủ không bảo lãnh nợ doanh nghiệp được nữa. Do vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn Chính phủ bảo lãnh nợ, trước hết phải sửa được Luật Quản lý nợ công”, TS Cấn Văn Lực cho biết.

Theo ông Lực, Chính phủ cũng nên cân nhắc sửa đổi Luật Quản lý nợ công, theo hướng cho phép bảo lãnh tín dụng trong 1 số trường hợp đặc biệt như vay ưu đãi để phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư y tế - giáo dục, phát triển năng lượng tái tạo, chống biến đổi khí hậu, tình thế cấp bách…

“Chúng ta không nên quá cứng nhắc, máy móc về trần nợ công, khiến một số ưu tiên quan trọng của quốc gia nhưng không làm được, không huy động được nguồn vốn ưu đãi, trung dài hạn từ các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB hoặc nguồn song phương khác…”, TS Cấn Văn Lực nói.

Ông Lực nhấn mạnh, một mình giải pháp tiền tệ - tín dụng không giải quyết được nhiều khó khăn, thách thức lớn hiện nay, mà đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ các giải pháp khác như các gói hỗ trợ tài khóa, an sinh xã hội và chiến lược, chính sách phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn, liên tục trong bối cảnh còn dịch bệnh cũng như sau này.

Trong khi đó, trao đổi riêng với PV Báo Nhà báo và Công luận, ông Mạc Quốc Anh, Tổng thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội cho rằng, gói hỗ trợ này có 2 cái khó là khó thực hiện và khó tiếp cận.

Phân tích rõ hơn về điều này, ông Quốc Anh cho biết: Hiện tại, ngân sách Nhà nước đang hạn hẹp, các doanh nghiệp chỉ là một đối tượng được chính sách hỗ trợ. Ngoài doanh nghiệp, Chính phủ cũng đang phải căng mình hỗ trợ cho rất nhiều đối tượng khác chịu ảnh hưởng bởi dịch, như người thất nghiệp, người nghèo, bệnh nhân nhiễm COVID-19;...

Do đó, nếu có thêm gói hỗ trợ 100.000 tỷ đồng nữa, sẽ tạo ra một áp lực rất lớn tới nguồn ngân sách quốc gia.

Về vấn đề thứ hai, liên quan tới quỹ bảo lãnh, ông Quốc Anh cho biết: Trước đây, Việt Nam cũng có một số quỹ bảo lãnh tín dụng. Thế nhưng, do không có tài sản thế chấp, nên thủ tục rất phức tạp, doanh nghiệp cũng rất khó tiếp cận các quỹ bảo lãnh tín dụng đó.

Đó là chưa kể, ai sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý quỹ bảo lãnh nêu trên, đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các doanh nghiệp tiếp cận quỹ. 

“Ngay cả khi Chính phủ đồng ý với đề xuất trên, việc các doanh nghiệp tiếp cận quỹ bảo lãnh cũng không phải chuyện dễ dàng. Nên theo quan điểm của tôi, nếu cái gì khó thực hiện, khó triển khai thì không nên làm”, ông Quốc Anh thẳng thắn chia sẻ.

Theo Tổng thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội, trong 2 năm qua, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các gói hỗ trợ này về cơ bản đã đáp ứng được những điều doanh nghiệp cần đề hồi phục. Đặc biệt, Nghị quyết 68 và Nghị quyết 105 có tính bao quát rất cao.

Tuy nhiên, ông Quốc Anh cho rằng, cách triển khai các chính sách từ trước tới nay đều có vấn đề, chưa thực sự thống nhất giữa các Bộ, ngành và địa phương. Vì vậy, để các chính sách hỗ trợ đến được đúng người, đúng đối tượng, các đơn vị triển khai phải có sự đồng bộ, nhất quán và không nên gây khó cho doanh nghiệp.

Trước đó, trong thư kiến nghị, Liên minh SME cho rằng, doanh nghiệp được bảo lãnh tín dụng cần hoạt động tốt trước khi dịch xảy ra, có báo cáo tài chính lành mạnh. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải có hợp đồng, đơn hàng xuất nhập khẩu hoặc bán hàng trong vòng 6 tháng tới.

Doanh nghiệp SME cũng kiến nghị Thủ tướng lập Tổ công tác đặc biệt để phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trong việc rà soát, giám sát việc triển khai chính sách, đưa ra các tiêu chí về chỉ tiêu mở cửa hoạt động kinh doanh.

“Chưa bao giờ doanh nghiệp gặp khó như lúc này, đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp SME, nhất là khi thời điểm Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành thực hiện giãn cách xã hội kéo dài nhiều tháng qua. Việc hỗ trợ sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng vận hành trở lại để tiếp tục đóng góp cho ngân sách, duy trì đời sống cho người lao động”, Liên minh SME nêu.

de xuat goi ho tro 100000 ty dong cho doanh nghiep vua va nho kho kha thi hinh 2

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô