Đề xuất hình thành vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ

Thứ năm, 04/06/2020 17:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đa số chuyên gia ủng hộ phương án tách Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thành 2 vùng: Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

Sự kiện: Bắc Trung Bộ

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp phân vùng quy hoạch. Ảnh: TTXVN

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp phân vùng quy hoạch. Ảnh: TTXVN

Ngày 4/6, tại cuộc họp về Phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030 để triển khai thực hiện Luật Quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ 2 phương án phân vùng.

Theo đó, phương án 1 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, phân thành 7 vùng, gồm: Đông Bắc (7 tỉnh); Tây Bắc (7 tỉnh); Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh/thành phố); Bắc Trung Bộ (5 tỉnh); Nam Trung Bộ (Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên); Đông Nam Bộ (8 tỉnh/thành phố) và Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh/thành phố).

Phương án 2 là theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, trong đó phân thành 7 vùng trên cơ sở phân vùng giai đoạn 2011-2020 hiện nay (6 vùng) và tách Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thành 2 vùng: Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

Tổng hợp ý kiến các bộ, ngành và địa phương về 2 phương án phân vùng nêu trên, phương án 1 được Bộ Y tế và 4 tỉnh chọn; phương án 2 được 10/14 bộ, ngành và 49/59 địa phương chọn bởi nhiều yếu tố hợp lý.

Cụ thể, phương án 2 gồm các vùng: miền núi phía Bắc (10 tỉnh); Đồng bằng và trung du Bắc Bộ (15 tỉnh, mở rộng thêm 4 tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang); Bắc Trung Bộ (5 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế); Nam Trung Bộ (8 tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận); Vùng Tây Nguyên (5 tỉnh); Đông Nam Bộ (6 tỉnh) và Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh).

Việc tách Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thành hai Vùng là do vùng này hiện quá dài (hơn 1.300 km), do đó các hoạt động giao lưu, kết nối bị hạn chế; vùng có diện tích quá lớn, trải qua nhiều vùng văn hóa, lịch sử và con người rất khác nhau; có sự khác biệt đặc trưng về khí hậu tiết giữa hai phần Nam và Bắc đèo Hải Vân, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội.

Phương án 2 cũng đưa ra việc mở rộng Vùng đồng bằng sông Hồng thêm các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang để hình thành Vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

Theo phương án này, các tỉnh miền núi phía Bắc có sự khác biệt rất lớn so với 4 tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang về kinh tế, địa hình. Trong khi, 4 tỉnh này có sự gắn kết hữu cơ, hai chiều với Thủ đô Hà Nội và các địa phương Vùng đồng bằng sông Hồng như: Hòa Bình - Hà Nội gắn kết về thị trường dịch vụ du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng, tiêu thụ nông sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng; Phú Thọ, Thái Nguyên - Hà Nội và các tỉnh gắn kết qua phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu như: Gang thép Thái Nguyên, Samsung, Giấy Bãi Bằng,...; Bắc Giang gắn kết với các địa phương qua phát triển các khu công nghiệp xuất khẩu,...

Đồng thời, việc mở rộng Vùng đồng bằng sông Hồng là yêu cầu tất yếu để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, để có thêm không gian cho phát triển, đồng thời kết nối, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển của các tỉnh mở rộng.

Sau khi mở rộng, Vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ có đặc điểm: Tổng số bao gồm 15 tỉnh, tuy nhiên có nhiều tỉnh diện tích nhỏ nhất cả nước như: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình.

Phương án 2 cho rằng cần phải giữ quy hoạch vùng Tây Nguyên vì đây là vùng có những đặc trưng văn hóa, dân tộc và đời sống xã hội cần được chú trọng để phát huy. Tây Nguyên có nhiều yếu tố về kinh tế - xã hội, an ninh chính trị cần được quan tâm, có chính sách riêng để xử lý hài hòa. Bên cạnh đó, về điều kiện tự nhiên, địa hình Vùng Tây Nguyên khác so với các tỉnh Nam Trung Bộ: Tây Nguyên có địa hình cao, là cao nguyên đá xếp tầng có độ cao trung bình từ 600 - 800 m so với mực nước biển; khí hậu cận xích đạo có hai mùa mưa và khô rõ rệt.

Cho ý kiến đóng góp về các phương án phân vùng, đa số chuyên gia ủng hộ phương án 2 với nhiều yếu tố hợp lý hơn. Tại cuộc họp, các bộ, ngành chức năng, chuyên gia, nhà khoa học góp ý điều chỉnh một số nội dung; đồng thời kiến nghị nhiều vấn đề về phân vùng, quy hoạch.

Qua ý kiến của các chuyên gia (đa số đồng thuận với phương án 2), Phó Thủ tướng nhấn mạnh những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện như: mục tiêu của phân vùng; thúc đẩy hợp tác, liên kết vùng; đánh giá những tác động về chính sách thông qua kết cấu hạ tầng, thu hút nguồn vốn đầu tư, không gian phát triển của vùng,...

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp các ý kiến tại cuộc họp với đa số ủng hộ phương án 2, từ đó xây dựng báo cáo trình Chính phủ quyết định về phương án phân vùng.

T.Toàn

Tin khác

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức
Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

(CLO) Tỉnh Gia Lai vừa xử lý 18 đảng viên liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị do Công ty AIC cung cấp, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh – ông Phùng Ngọc Mỹ.

Tin tức
Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ văn hóa, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Tin tức
Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao các bộ, ngành sớm rà soát các quy định pháp luật hiện hành về cơ chế, chính sách đặc thù để tham mưu, đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, nhằm phát triển toán học Việt Nam nói riêng, tạo ra đột phá đối với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung.

Tin tức
Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

(CLO) Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích và tạo thuận lợi cho các dự án hợp tác và đầu tư song phương, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, viễn thông và xây dựng.

Tin tức