Đề xuất nới lỏng điều kiện hoạt động nhà máy và đi lại của người lao động

Thứ ba, 19/10/2021 15:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại diện Hiệp hội DN Nhật Bản (JCCI) đề xuất nới lỏng quy định về điều kiện hoạt động của nhà máy và đi lại của người lao động. 

Tại Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh dịch Covid-19, sáng 19/10, nhiều doanh nghiệp đã bày tỏ mong muốn Hà Nội quan tâm xem xét nới lỏng các biện pháp phòng dịch khi dịch đã cơ bản được kiểm soát để doanh nghiệp có thể phục hồi.

de xuat noi long dieu kien hoat dong nha may va di lai cua nguoi lao dong hinh 1

Toàn cảnh hội nghị

Bài liên quan

Nới lỏng quy định về điều kiện hoạt động, đi lại

Đại diện Hiệp hội DN Nhật Bản (JCCI), ông Inoue đã đưa ra 3 đề xuất trên quan điểm “Duy trì hoạt động kinh tế một cách hiệu quả và năng suất trên cơ sở thích ứng với dịch bệnh Covid-19”, “phát triển kinh tế Hà Nội hơn nữa”, “duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh về đầu tư với các nước láng giềng” trong trường hợp nếu đại dịch bùng phát trong tương lai.

Theo đó, đầu tiên, ông Inoue đề xuất việc nới lỏng quy định về điều kiện hoạt động của nhà máy và đi lại của người lao động. 

Đợt dịch lần thứ 4 bùng phát đã khiến hoạt động sản xuất của nhiều nhà máy phải tạm dừng, tỷ lệ hoạt động giảm sút do áp dụng quy định nghiêm ngặt. Trong trường hợp dịch bùng phát sau này, ông Inoue đề xuất cho phép người lao động có chứng nhận tiêm phòng vaccine từ 1 mũi trở lên hoặc có chứng nhận kết quả âm tính được phép đi làm từ nhà, bất kể đó là vùng dịch hay không; chỉ yêu cầu xét nghiệm với một số lượng người nhất định (5-10% tổng số người đi làm); gia hạn hiệu lực của giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính khoảng 2 tuần. 

Ông Inoue kêu gọi Thành phố thống nhất tiêu chí áp dụng tại những khu vực trên địa bàn và thực hiện thủ tục cấp phép theo các tiêu chí, qua đó đẩy nhanh quy trình hành chính. Trong trường hợp phát sinh ca nhiễm F0 tại nhà máy thì có thể khoanh vùng cho dây chuyền sản xuất trong phạm vi cần thiết tối thiểu. 

Đề xuất thứ 2 về nới lỏng quy định vận tải hàng hoá. Ông Inoue đề xuất nới lỏng tần suất xét nghiệm PCR với lái xe nếu họ đã tiêm vaccine, và cho phép lưu thông qua khu vực thực hiện giãn cách trên tuyến đường lưu thông có điểm đầu và cuối là địa phương không thuộc diện giãn cách. 

Đề xuất thứ ba là nới lỏng quy định về hoạt động bán hàng. Theo đại diện Hiệp hội DN Nhật Bản, ngành sản xuất kinh doanh theo nhu cầu trong nước không thể trở lại hoạt động trừ khi đảm bảo hoạt động bán hàng. Do đó, việc thiếu đồng bộ trong việc xác định loại dịch vụ bán hàng được phép hoạt động giữa các khu vực đang áp dụng biện pháp chống dịch, cũng như mất thời gian thực hiện thủ tục cấp phép hoạt động trở lại sau khi gỡ bỏ chỉ thị 16.

Ông Inoue đề xuất, cho phép hoạt động bán hàng thống nhất trên toàn Thành phố nếu đáp ứng tiêu chí 5K, cũng như đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính khi dỡ bỏ giãn cách xã hội.

de xuat noi long dieu kien hoat dong nha may va di lai cua nguoi lao dong hinh 2

Đại diện Eurocham phát biểu tại hội nghị. Ảnh: HNP

DN Châu Âu không rút vốn khỏi Việt Nam

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch EuroCham Nguyễn Hải Minh chia sẻ, khảo sát của Eurocham cuối tháng 8/2021 cho thấy 91% DN bị ảnh hưởng tiêu cực, 76% có kết quả kinh doanh không tốt, thậm chí gần 30% rất tồi tệ do hệ quả của thời gian giãn cách xã hội tháng 6 đến tháng 8.

“Nhìn lại thời gian qua, trước tiên phải nói rằng giãn cách xã hội trong hoàn cảnh dịch bùng phát là cần thiết, cộng đồng DN hoàn toàn thấu hiểu và tuân thủ. Khảo sát của Eurocham cũng cho thấy các DN đồng tình với phần lớn nguyên tắc chống dịch của Chính phủ. Chúng tôi cũng thấu hiểu Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là trung tâm chính trị và kinh tế của Việt Nam, vì vậy quan điểm thận trọng là hợp lý” - ông Nguyễn Hải Minh nói.

Có nhiều vấn đề trong thời gian qua mà các DN đã kiến nghị, ví dụ về 3 tại chỗ, giấy đi đường, về tình trạng đóng cửa gây hạn chế lưu thông hàng hoá. Khảo sát DN châu Âu cho thấy, 70% DN cho rằng vận tải, cung ứng, là tác nhân lớn nhất ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh, tất nhiên trên thực tế Hà Nội là 1 trong những địa phương tạo điều kiện tốt cho lưu thông hàng hoá liên tỉnh và hiện nay phần lớn các địa phương, đặc biệt tại Hà Nội đã mở cửa và xã hội trở lại bình thường. Vì những lý do đứt quãng chuỗi cung ứng, trong thời gian qua có đến 18% DN phải chuyển dịch sản xuất sang quốc gia khác, 16% đang cân nhắc chuyển dịch.

Tuy nhiên, đại diện EuroCham cũng làm rõ lại: “Đây không phải là chuyển dây chuyền, nhà máy hay rút vốn và mà là dịch chuyển dịch nguồn cung ứng và đơn hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài. DN Châu Âu không rút vốn khỏi Việt Nam”.

Ông Nguyễn Hải Minh bày tỏ, trong những ngày qua, cộng đồng DN rất vui mừng vì đã có nhiều bước nởi lỏng trong hoạt động xã hội và sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

EuroCham hoan nghênh Chính phủ Việt Nam đã ban hành quy tắc thích ứng Covid-19 mới. Theo đó các biện pháp phòng chống dịch được quy định cụ thể, áp dụng thống nhất trên toàn quốc tuỳ theo cấp độ dịch của từng khu vực. Tuy nhiên, Nghị quyết 128 yêu cầu đánh giá khu vực theo cấp phường, xã, vì vậy Bộ Y tế cần có bản đồ đánh giá cấp độ dịch cho từng khu vực. Tại các địa phương, cũng có rất nhiều chuyển biến tích cực trong thực tế, trong đó Hà Nội cũng đã chính thức mở cửa trở lại và có thể thấy sự nhộn nhịp của Thành phố những ngày qua.

Bên cạnh đó, các DN kiến nghị thủ tục nhập cảnh cho nhà đầu tư chuyên gia hiện nay khó khăn, nhiều DN làm thủ tục mất rất nhiều thời gian. Trong lúc chờ đợi Chính phủ thay đổi quy định hiện hành, Eurocham đề xuất Hà Nội rà soát lại quy trình tại Thành phố, từ lúc tiếp nhận hồ sơ, và cắt bỏ một số thủ tục không cần thiết (vì người nhập cảnh vẫn phải cách ly y tế tập trung và xét nghiệm âm tính).

Ngoài việc kiến nghị Bộ LĐTB&XH có hướng dẫn cụ thể hơn, với địa phương, DN kiến nghị người nước ngoài đã được cấp phép nay không thay đổi gì vẫn ở lại Việt Nam làm việc, thì nên xem xét gia hạn mà không cần làm thủ tục mới...

de xuat noi long dieu kien hoat dong nha may va di lai cua nguoi lao dong hinh 3

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị. Ảnh: HNP

Chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch

Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, đến nay, cơ bản đợt dịch thứ 4 đang được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, trên thế giới nhận định diễn biến dịch tiếp theo còn phức tạp, có thể xuất hiện thêm biến chủng khác. Từ nhận định như vậy, một số quốc gia đã điều chỉnh biện pháp chống dịch.

Ở Việt Nam cũng tiếp cận bằng kinh nghiệm chống dịch của mình, thống nhất nguyên tắc chống dịch trong điều kiện "Thích ứng an toàn, linh hoạt, phòng, chống dịch" hiệu quả.

Liên quan đến ý kiến của các doanh nghiệp về bảo đảm sản xuất trong doanh nghiệp và bảo đảm phòng chống dịch bệnh, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh Nghị quyết 128/NQ-CP đã nêu rõ, vì vậy, đề nghị các doanh nghiệp trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan chức năng và Thành phố, từ đó phải chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay phù hợp điều kiện thực tế của doanh nghiệp và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ trưởng cũng ghi nhận công tác phòng, chống dịch của Hà Nội đối với các doanh nghiệp đã theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế như: phong tỏa hẹp những khu vực xuất hiện F0; bao phủ tiêm vắc xin cho người lao động (cả người lao động nước ngoài tại Việt Nam); chủ động xét nghiệm cho người lao động… 

Minh Chí

Bình Luận

Tin khác

Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

(CLO) Liên quan đến dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất, Bộ Tài chính đề xuất Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, có vốn điều lệ, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn, phát triển vốn.

Tin tức
Thái Bình: Thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Thái Bình: Thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

(CLO) Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình Nguyễn Tiến Thành khẳng định, Thái Bình ổn định như hôm nay là do sự đoàn kết, thống nhất, thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là 'đột phá của đột phá'

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá"

(CLO) Với mục tiêu đào tạo từ 50.000-100.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm coi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Tin tức
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Chiều 24/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tin tức
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

(CLO) “Cán bộ từ xã trở lên không được lợi dụng chính sách để làm không đúng. Không được làm ẩu, cố tình làm sai", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.

Tin tức