(CLO) Đại học Y dược TP.HCM ngay khi thực hiện tự chủ đã dự kiến tăng học phí từ 13 triệu đồng/ năm lên 30-70 triệu đồng, tùy ngành. Thông tin trên khiến cả thí sinh và phụ huynh lo lắng, Bộ Y tế vội yêu cầu nhà trường giải trình, nhưng ít ai đặt vấn đề về sự "thuận mua - vừa bán".
1. Theo đề án tuyển sinh năm 2020 Đại học Y dược TP.HCM vừa công bố, mức học phí mới khóa 2020 sẽ là: ngành răng hàm mặt 70 triệu đồng, y khoa 68 triệu đồng, dược học 50 triệu đồng… Các ngành có mức học phí thấp nhất là 30 triệu đồng. Mức học phí các năm tiếp theo dự kiến mỗi năm tăng thêm 10%.
Thông tin này khiến nhiều thí sinh và phụ huynh lo lắng, cho rằng việc tăng học phí đột ngột, quá nhiều như vậy sẽ khiến rất nhiều học sinh thuộc nhóm đối tượng không đến mức nghèo để được hỗ trợ sẽ bị chơi vơi, không có cơ hội học tập.
Về vấn đề này, theo Hiệu trưởng Đại học Y dược TP.HCM Trần Diệp Tuấn, mức học phí trên đã được nhà trường tính toán kỹ từ 2 năm trước, để đảm bảo chất lượng đào tạo. Đây là chiến lược phát triển của trường cho hiện tại và tương lai với mong muốn cuối cùng chất lượng đầu ra phải an toàn cho người bệnh, nên không thể thu phí thấp. "Sự cạnh tranh giữa các trường trong khối công lập với trường tư và với cả trường trong khu vực đang rất dữ dội. Nếu không khéo, thầy cô giỏi ở trường công sẽ bị kéo sang hết các trường tư khi trường tư đang sẵn sàng trả vài trăm triệu đồng/ tháng", PGS.TS Trần Diệp Tuấn chia sẻ.
Về vấn đề hạn chế cơ hội với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, Hiệu trưởng Trần Diệp Tuấn cho biết trong tổng số 2.100 chỉ tiêu đại học năm nay, trường dự kiến sẽ trao 800 suất học bổng (từ 25%-100% học phí). Tuy nhiên, để giải quyết tốt chính sách đảm bảo công bằng xã hội cần có vai trò điều phối của nhà nước, ví dụ như đặt hàng đào tạo.
Thực tế, học phí của Đại học Y dược tăng cao nhưng không nhiều chênh lệch so với các trường cùng ngành, như Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y Đại học Quốc gia TP.HCM, chưa nói tới các trường dân lập, quốc tế… Thêm nữa, chất lượng đào tạo cũng được trường này nêu cao là "chiến lược phát triển", dù danh tiếng đã được khẳng định.
2. Việc Đại học Y dược TP.HCM tăng học phí gấp 2, 3 lần khiến phụ huynh và các thí sinh lo lắng, cũng bởi tình trạng học phí tăng đột ngột, hoặc không tương xứng với chất lượng đào tạo, bên cạnh đó là lạm thu, chiếm dụng tiền,… đã từng xảy ra.
Như Đại học Tôn Đức Thắng năm 2016 bị phản ứng gay gắt về việc tăng học phí không thông báo trước trên diễn đàn sinh viên, với hàng ngàn ý kiến bức xúc và đề nghị “việc học phí tăng phải có thông báo chính xác. Nếu trường tăng học phí theo lộ trình thì lộ trình cụ thể năm nào tăng, kì nào tăng để phụ huynh và sinh viên chuẩn bị…” Thực tế, trường này tăng học phí dựa vào đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhưng thông báo thiếu rõ ràng đã gây lao xao trong dư luận.
Nghiêm trọng hơn là lùm xùm ở Đại học Luật TP.HCM. Theo đó, tháng 9/2019, Thanh tra Bộ GD-ĐT đã kết luận hàng loạt thiếu sót, sai phạm tại trường này, trong đó có việc sử dụng tài khoản cá nhân kế toán để nhận học phí. Cụ thể, số tiền học phí học lại hệ vừa làm vừa học, văn bằng 2 hệ chính quy,… thu được qua các năm 2014, 2015, 2016, 2017 chênh lệch so với dữ liệu trên phần mềm quản lý học phí đã được ghi nhận trong sổ sách kế toán là hơn 29 tỉ đồng.
Ở các cấp học thấp hơn, tình trạng mập mờ, nhập nhèm trong thu tiền dịch vụ cũng đầy phức tạp. Tại Đà Nẵng, giữa năm 2019, Trường Quốc tế Singapore thu "tiền cọc" từ 6 đến 11 triệu đồng, bị phụ huynh phản ứng và khởi kiện ra tòa về những khoản thu có dấu hiệu chiếm dụng vốn.
Tại TP.HCM, đầu tháng 5/2020, hơn 200 phụ huynh đã tập trung phản đối chính sách học phí trong mùa dịch của Trường dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS). Ban đầu, lý do phản ứng của phụ huynh là về thông báo thu học phí còn lại của năm học 2019 - 2020, VAS yêu cầu thanh toán đủ chi phí học phần 4 của năm học này, bao gồm học phí, chi phí ăn uống, xe đưa đón…
3. Những "lùm xùm" nói trên là một vết gợn đối với tự chủ, bởi không thiếu những trường hợp phí dịch vụ cao đi kèm với chất lượng dịch vụ cao trong giáo dục đào tạo, bởi sự "thuận mua - vừa bán" thường được đặt ra ngay từ đầu.
Tuy vậy, ở lĩnh vực y tế, những can thiệp hành chính đã ít nhiều ảnh hưởng, làm thiệt hại tới cơ sở cung cấp dịch vụ, thậm chí là thiệt hại cho chính khách hàng, mà việc "tuýt còi" dịch vụ xét nghiệm Covid-19 của Bệnh viện FV là một điển hình.
Theo đó, đầu tháng 4/2020, Bộ Y tế đã cấp phép cho FV được thực hiện và công bố kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2. Trước đó, bệnh viện này đã đón đoàn công tác của Bộ Y tế đến khảo sát và thẩm định. Xác nhận bệnh viện có đủ năng lực về cơ sở vật chất, an toàn sinh học, nhân sự, trang thiết bị, quy trình cách ly đạt tiêu chuẩn để triển khai xét nghiệm chẩn đoán virus SARS-CoV-2, đoàn công tác đã đề nghị Bộ Y tế cấp phép cho FV được thực hiện xét nghiệm, khẳng định dương tính virus SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, khi bệnh viện này thông tin rộng rãi dịch vụ xét nghiệm theo yêu cầu thì báo chí, mạng xã hội lại phản ứng với chi phí xét nghiệm 3 triệu đồng bệnh viện này đưa ra. Tất cả dường như quên rằng đây là đơn vị tư nhân, phải tự đầu tư máy móc, trang thiết bị,... thậm chí phải chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp mà ngành y tế Việt Nam yêu cầu như các cơ sở công lập!?
Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 theo yêu cầu tại FV sau đó đã bị ngành chức năng buộc dừng, người dân mất đi một địa chỉ có chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại để loại trừ nỗi lo dịch bệnh. Thêm nữa, bệnh viện phải chịu những thiệt hại không nhỏ, dễ có tâm lý cân nhắc khi phải tự đầu tư các dịch vụ chất lượng cao, vừa phục vụ khách hàng, vừa sẵn sàng phục vụ cho các tình huống khẩn cấp quốc gia, khi thiên tai dịch họa.
Những tranh cãi về giá dịch vụ, chất lượng dịch vụ giáo dục, y tế nhiều năm qua cho thấy sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội, sự đầu tư rất lớn của người dân với hai lĩnh vực quan trọng này. Thế nên, việc Đại học Y dược TP.HCM hay các cơ sở y tế, giáo dục tăng phí/giá dịch vụ, thì điều cần quan tâm trước nhất phải là chất lượng thu về như thế nào, có tỷ lệ thuận với phí/giá dịch vụ?
Đó cũng là cách cộng đồng chấp nhận sự vận hành, điều tiết của thị trường, kể cả với y tế, giáo dục. Bởi cái cốt lõi cuối cùng vẫn phải là đích thực, phải là tiền nào của nấy!
(CLO) Nga sẽ sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết chiến tranh Ukraine đang leo thang thành một cuộc xung đột toàn cầu sau khi Mỹ và Vương quốc Anh cho phép Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa của họ, đồng thời cảnh báo phương Tây rằng Nga có thể đáp trả.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành toàn bộ trong tháng 11/2024 nhằm đáp ứng tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.
(CLO) Thông tư 71/2024/TT-BCA quy định rõ trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, chủ phương tiện xe ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương và xe cứu hộ.
(CLO) Thời gian vừa qua, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã đầu tư và triển khai nhiều dự án đường giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số công trình thực hiện thi công có dấu hiệu không tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật hiện hành.
(CLO) Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại futsal nữ Thái Lan tỷ số 2-1 để giành ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024 tại Philippines. Ngay sau trận chung kết diễn ra tối 21/11, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã thưởng nóng 600 triệu đồng cho đội nhà.
(CLO) Vào thứ Năm (21/12) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant trong chính quyền của ông, cũng như thủ lĩnh Ibrahim Al-Masri của Hamas với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.