Đền Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung: Di tích lịch sử văn hoá độc đáo
Đền Phủ Bóng còn có tên gọi là Nguyệt Du Cung tọa lạc tại Trung tâm Quần thể di tích văn hoá Phủ Dầy (xã Kinh Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh - (Một trong bốn vị thánh bất tử của dân tộc) .
(CLO) Đền Phủ Bóng còn có tên gọi là Nguyệt Du Cung tọa lạc tại Trung tâm Quần thể di tích văn hoá Phủ Dầy (xã Kinh Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh - (Một trong bốn vị thánh bất tử của dân tộc) .
Trải qua thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là chiến tranh vệ Quốc, ngôi đền đã xuống cấp chỉ còn lại nền móng . Nhiều năm trở lại đây với tâm huyết bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá vốn cổ của cha ông, ông Trần Vũ Toán đã trùng tu xây dựng ngôi đền rất khang trang to đẹp tạo điều kiện cho khách thập phương về chiêm ngưỡng thăm viếng. Và mỗi dịp tết đến xuân về, tháng 3 (âm lịch) lễ hội hằng năm tại khu Đền Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung lại rộn rã tiếng Khèn, tiếng sáo, tiếng hát chầu Văn đón khách chung vui ngày mở hội văn hoá Phủ Dầy.
[caption id="attachment_97741" align="aligncenter" width="640"]Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung di tích lịch sử - văn hoá có bề dày lịch sử hơn 100 năm.
Ở thời phong kiến triều Hậu Lê Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung còn có tên gọi Đền Cây Đa Bóng là một trong những quần thể di tích có vị trí giá trị lịch sử đặc biệt nằm trong Quần thể Phủ Dầy thuộc (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản). Ngôi đền toạ lạc ở phía Tây Nam lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, cửa đền hướng về Lăng Mẫu. Tương truyền vào đêm rằm trăng sáng Thánh Mẫu thường cùng các tiên nữ quây quần bên gốc đa, múa hát dưới ánh trăng gần khu mộ.
Theo các nhà Phong thuỷ học nhận xét khu di tích địa linh này như sau : Phía trước Đền là tiền đường có hướng chầu vào khu lăng mộ Đức Thánh Mẫu, phía đằng sau dựa vào đỉnh núi Côi, hai bên tả hữu đều có Thanh Long, Bạch Hổ cân bằng. Bên tả Thanh Long có thế uốn lượn hiền hoà, ôm bao. Hữu Bạch Hổ có thế cao đầy, vun vút. Nhìn từ xa xa Đền Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung trông giống hệt như một chiếc Ngai Quan lớn rất vững trãi và uy nghi nằm ở ngay trung tâm của Quần thể Phủ Dày. Tiếp đến thời Nhà Nguyễn - Thành Thái ( 1889 - 1906) cụ Đồng quan Trần Vũ Thực đã để tâm xây dựng và mở rộng, Đền Cây Đa Bóng - Nguyệt Du Cung có điện thờ nguy nga, tráng lệ có lầu chuông cao đẹp, tượng Thánh Mẫu được đúc bằng đồng, bát hương chuông đồng, chống đồng to đẹp tráng lệ... Bởi thế các nhà nho, nhà thơ thời bấy giờ đã tốn không ít giấy mực đề thơ, câu đối vịnh cảnh đẹp tại khu Đền này :
“Thiên bản địa linh lưu Thánh tích, Nguyệt du thuỷ hoạt tố tuyên nguyên”
dịch nghĩa là : (Thiên bản đất thiêng in dấu Thánh, Nguyệt Du nước chảy dõi nguồn tiên).
Hay “Mẫu Nghi vọng trọng Côi Sơn Thạch, Tử dục đàm ân vị Thuỷ ba”
dịch nghĩa là : (Dáng hình Mẫu sừng sững như đỉnh Non Côi, Tình thương con tràn trề tựa sóng sông V ị).
Các nhà quản lý, nghiên cứu văn hoá nhận xét : Đền Cây Đa Bóng - Nguyệt Du Cung không chỉ là di sản văn hoá có giá trị lịch sử độc đáo đặc sắc mà còn có vị thế của một trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu nằm trong Quần thể Phủ Dầy. Đặc biệt. Trong cuốn “Đạo mẫu VN” xuất bản năm 1996 của Giáo Sư, Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh khẳng định : Phủ Bóng thờ Hội đồng các bóng, các giá.
Người có đồng phải trình đồng ở đây trước khi hầu đồng ở các di tích trong quần thể Phủ Dầy. Đây còn có thêm một ý nghĩa giá trị văn hoá của Đền Cây Đa Bóng - Nguyệt Du Cung. Hiện nay Đền còn lưu giữ được không ít các di sản văn hoá có giá trị lịch sử niên đại từ thời Lê, Nguyễn. Đặc biệt, tại đền còn lưu giữ hai tấm bia đá xanh ngọc bích tựa đề “Nguyệt Du cung bi ký” đều khắc vào năm Bảo Đại thứ 4 (1929). Nội dung bia ký không chỉ nêu rõ niên đại di sản văn hoá, các đồ thờ tự quý giá và lệ tục thờ cúng tại Đền mà còn khẳng định dấu ấn, công lao của cụ Đồng quan Trần Vũ Thực với Đền và chính Cụ còn không ít công lao với các di tích khác trong quần thể Phủ Dầy. Cụ Trần Vũ Thực cũng chính là ông tổ 5 đời của ông Trần Vũ Toán - Thủ Nhang Đồng Đền ngày nay.
Một đời tâm huyết bảo tồn và phát huy vốn văn hoá cổ của cha ông.
Trải qua bao biến cố, thăng trầm lịch sử, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống TD Pháp và chống ĐQ Mỹ ngôi Đền này đã bị tàn phá nặng nề. Chứng kiến phế tích hoang tàn của cha ông mình, khi còn trẻ ông Trần Vũ Toán đã nung nấu ý chí quyết tâm khôi phục lại Đền đồng thời tiếp thu truyền thống của gia đình dòng tộc trong công tác phụng thờ Thánh Mẫu Liệu Hạnh, ông đã đem hết tâm sức của mình ngày đêm tích cực trùng tu tôn tạo dựng xây Đền Cây Đa Bóng - Nguyệt Du Cung.
Được sự giúp đỡ tạo điều kiện của Chính quyền các cấp và cơ quan văn hoá. Đặc biệt với ánh sáng của nghị quyết hội nghị TW 5 khoá VIII của Đảng Nhà nước ta. Với năng lực quản lí chỉ đạo và sự tâm huyết, nhiều năm liền từ nền móng cũ của ngôi Đền đã được ông từng bước tôn tạo dựng xây khang trang cao đẹp và uy nghi.
[caption id="attachment_97742" align="aligncenter" width="640"]Chỉ nhìn cảnh quan và công trình kiến trúc khang trang to đẹp có lẽ ai cũng có thể hình dung được ý chí, tâm huyết của ông Trần Vũ Toán. Nếu so với chiếc ảnh đen trắng chụp từ thời Nguyễn (hiện vẫn còn lưu giữ trong Đền) do cụ Trần Vũ Thực cùng với hàng trăm đệ tử trung tu tôn tạo và mở rộng khu Đền thì đủ biết sự quyết tâm và ý chí của ông Trần Vũ Toán và gia đình. Không chỉ có vậy, ngày nay với tư cách là Thủ Nhang ông Toán luôn nhắc nhở con cháu và Ban QL trong Đền luôn giữ gìn nếp sống văn hoá, cách ứng xử văn minh lịch sự với các du khách thập phương, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho du khách về Đền chiêm ngưỡng danh lam thắng cảnh.
Và phần đông khách thập phương hành hương về lễ Mẫu thăm Đền không chỉ ngợi khen tấm lòng hiếu khách của Thủ nhang Trần Vũ Toán mà cò tâm đắc với không gian thắng cảnh Đền Phủ Cây Đa Bóng - Nguyệt Du Cung vừa rộng rãi hài hoà cảnh sắc mang dấu ấn bản sắc văn hoá riêng biệt góp phần tô điểm thêm nét đẹp mỹ quan cho cả Quần thể Phủ Dầy hôm nay.
Cũng chính vì vậy mà nhiều cơ quan ban ngành, như các CLB hát văn, thơ ca, các tổ chức văn hoá trong nước và Quốc tế đã chọn Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung làm điểm tổ chức các sự kiện, các cuộc hội thảo với quy mô về các đề tài văn hoá. Đặc biệt 3 năm qua nơi thắng cảnh Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung đã có hai cuộc Hội thảo mang tầm Quốc tế như : “Hội thảo Khoa học Quốc tế văn hoá thờ Nữ thần ( Mẫu) ở Việt Nam và Châu Á - Bản sắc và giá trị tại Nguyệt Du Cung ; Hội thảo “Nghiên cứu khả năng đặc biệt của con người trong hệ thống Đạo Mẫu VN”….
Ông toán không những có công lao trung tu tôn tạo, xây dựng Đền phủ và gìn giữ nét văn hoá cha ông đã góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo cho quần thể văn hoá Phủ Dầy hôm nay, ông Toán còn rất nhiệt tình hưởng ứng các hoạt động xã hội như : Xây dựng nông thôn mới, hoạt động UB MTTQ, Hội CTĐ, hoạt động nhân đạo từ thiện, ủng hộ các gia đình chính sách gia đình có công với cách mạng hằng năm.
Đặc biệt năm ngoái ông Toán đã vinh dự được UBMTTQ TW tặng bằng khen vì đã có thành tích trong phong trào XD ĐSVH KDC và nhiều bằng khen các loại. Tiếp chuyện với các PV, Nhà báo, ông Toán bày tỏ : “Tôi chỉ mong sao những giá trị văn hoá mà ông cha ta đã dày công hun đúc dựng xây, con cháu thế hệ sau phải biết bảo vệ và phát huy cho tốt, cho đúng với luật di sản văn hoá của Nhà nước để góp phần đem lại đời sống kinh tế ấm no cho gia đình và xã hội."
BẢO VIỆT - TRUNG HIẾU