ĐHĐCĐ VietinBank 2020: ‘Nóng’ câu chuyện tăng vốn

Chủ nhật, 24/05/2020 20:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chuẩn mức quốc tế Basel II vẫn là nguyên nhân chính khiến câu chuyện tăng vốn của VietinBank trở nên “nóng” hơn trong ĐHĐCĐ 2020.

Sự kiện: VietinBank

"Nóng" chuyện tăng vốn cho VietinBank

Sáng ngày 23/5, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của ngân hàng VietinBank, liên quan đến câu chuyện tăng vốn, ông Lê Đức Thọ - Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết: “Năm 2019, Hội đồng quản trị chỉ đạo triển khai các phương án tăng vốn và nâng cao chất lượng nguồn vốn tự có của VietinBank. Vì thế, chúng tôi đã đề xuất các giải pháp để Chính phủ và các Bộ ngành phê duyệt phương án tăng vốn cho VietinBank.

Phiên họp cổ đông thường niên 2020 của VietinBank.

Phiên họp cổ đông thường niên 2020 của VietinBank.

“Hiện tại Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng như các Bộ ngành liên quan đã trình Chính phủ phê duyệt phương án tăng vốn cho VietinBank.

Các cơ quan chức năng đang gấp rút sửa đổi cơ sở pháp lý, Nghị định 91, 32 và các văn bản pháp lý liên quan để đảm bảo tăng vốn cho VietinBank trong thời gian tới.

VietinBank thực hiện tăng vốn cấp 2 thông qua phát hành trái phiếu thứ cấp. Năm 2019, VietinBank phát hành hơn 5.500 tỷ đồng trái phiếu thứ cấp, bán danh mục đầu tư trái phiếu thứ cấp, thoái vốn và giảm tỷ lệ sở hữu tại các công ty mà VietinBank góp vốn nhưng vẫn đảm bảo quyền kiểm soát và phát triển đồng bộ theo hướng Tập đoàn ngân hàng tài chính”.

Đại diện VietinBank cho biết “yêu cầu tăng vốn của VietinBank là hết sức cấp thiết. Khác với các ngân hàng thương mại khác, VietinBank không thể thực hiện tăng vốn thông qua các giải pháp phát hành thêm cho nhà đầu tư do bị ràng buộc bởi các giới hạn: Tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước không thấp hơn 65%; tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa 30%”.

Theo chuẩn mức quốc tế Basel II, kể từ ngày 1/1/2020, các ngân hàng phải đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu 8%. Đây có lẽ là nguyên nhân chính khiến câu chuyện tăng vốn của VietinBank trở nên “nóng” hơn bao giờ hết.

Trích xong 50% trái phiếu VAMC

Tại Đại hội, người đứng đầu VietinBank cho biết, tỷ lệ nợ xấu VietinBank đã tăng lên 1,8% vào cuối quý I/2020. Một phần bởi các khoản nợ xấu có khả năng thu hồi trong kế hoạch quý I chưa thực hiện nên chưa thể giảm xuống. Đồng thời, ảnh hưởng kép khiến những doanh nghiệp đã khó khăn lại tiếp tục khó khăn hơn vì dịch Covid19. Dù nợ xấu hiện vẫn như hồi cuối quý I, nhưng ngân hàng dự kiến đưa về mức 1,5% vào cuối quý II thông qua tăng dư nợ tín dụng và giảm các khoản nợ xấu.

Cũng trong ba tháng đầu năm, VietinBank đã mua lại được 3.100 tỷ đồng trái phiếu VAMC, qua đó giảm dư nợ trái phiếu xuống còn trên 9.000 tỷ đồng.

Kể từ cuối năm 2018 khi ngân hàng bán nợ xấu cho VAMC, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro là 50% sau một năm rưỡi, vượt so với yêu cầu cần phải trích (tối thiểu 20% mỗi năm). Đây là con số tích cực phản ánh nỗ lực và kết quả kinh doanh của VietinBank, ông Lê Đức Thọ nhấn mạnh.

Đề xuất không chia cổ tức năm 2019 hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu

Về kế hoạch tăng trưởng năm 2020, VietinBank dự kiến dư nợ tín dụng tăng trưởng 4 - 8,5%. Tỷ lệ nợ xấu dự kiến dưới 2%.

Tuy nhiên, hai vấn đề quan trọng là kế hoạch lợi nhuận và cổ tức thì VietinBank chưa chốt được kế hoạch cụ thể cho năm 2020.

Ông Lê Đức Thọ cho biết: “Lợi nhuận trước thuế hợp nhất dự kiến bảo đảm hiệu quả kinh doanh và cải thiện hoạt động kinh doanh. Bám sát diễn biến dịch bệnh Covid19 thì cập nhật kế hoạch lợi nhuận”.

Về vấn đề cổ tức, sau khi nộp thuế và trích lập các quỹ theo quy định, đại diện lãnh đạo VietinBank đề nghị để lại toàn bộ lợi nhuận để tăng vốn hoặc thực hiện phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn tự có nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh. Phương án cụ thể chia cổ tức sẽ được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Ngọc An

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm