Di sản của Alberto Alesina: Điều đơn giản mang giá trị to lớn

Thứ hai, 29/06/2020 08:41 AM - 0 Trả lời

(CLO) Alberto Alesia chủ yếu được biết đến là một nhà kinh tế chính trị và văn hóa. Quay trở về những năm 1980, khi ông đang hoàn tất chương trình tiến sĩ tại Harvard, nhiều chuyên gia kinh tế chính trị thường chế nhạo những người nghiên cứu tỉ mỉ các vấn đề tưởng chừng đơn giản của Alesia.

Sự kiện: di sản

Nghiên cứu tỉ mỉ những điều tưởng chừng đơn giản

Một thập niên sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế dựa trên chính sách thắt lưng buộc bụng đã hoàn toàn thay đổi.

Năm 2010, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã ca ngợi kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách hà khắc của Anh.

Giờ đây, IMF đề xuất một chính sách tài khoá mở rộng lớn để đối phó với đại dịch Covid-19.

Các chính trị gia đã từng thích việc trích dẫn nghiên cứu do nhà kinh tế Kenneth Rogoff làm đồng tác giả, nhằm cảnh báo rằng nợ công vượt ngưỡng 90% tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng.

Ngày nay, Rogoff khuyên rằng nên chi nhiều tiền hơn. Nhưng Alberto Alesina, một nhà kinh tế tại đại học Harvard qua đời vào ngày 23/5, giữ vững lập trường của mình.

Trong một cuốn sách xuất bản năm ngoái được viết cùng Carlo Favero và Francesco Giavazzi, ông Alesina đã một lần nữa lên tiếng ủng hộ chính sách thắt lưng buộc bụng – miễn là những chính sách đúng đắn được áp dụng.

Tăng thuế có thể gây thiệt hại cho sự tăng trưởng kinh tế hơn là cắt giảm chi tiêu công – điều mà trong một vài trường hợp có khả năng thúc đẩy nền kinh tế, có lẽ bởi các nhà đầu tư kỳ vọng rằng gánh nặng thuế trong tương lai của họ sẽ thấp hơn.

Những nhà kinh tế học khác chỉ trích các hệ quả. Tuy nhiên, Alesina không ngại một mình nêu lên ý kiến trái chiều.

Các bài báo cáo của ông – số lượng có thể lên đến hàng tập giấy – cho thấy rằng các nước theo chế độ dân chủ, đặc biệt là nước Ý thân yêu của ông, thường có xu hướng tích lũy nợ công. Các chính trị gia cần phải hiểu về sự nguy hiểm của chính sách tài khóa không bền vững.

Alberto Alesina, nhà kinh tế tại đại học Harvard qua đời vào ngày 23/5. Ảnh: Lauren Crow

Alberto Alesina, nhà kinh tế tại đại học Harvard qua đời vào ngày 23/5. Ảnh: Lauren Crow

Alesia chủ yếu được biết đến là một nhà kinh tế chính trị và văn hóa. Quay trở về những năm 1980, khi ông đang hoàn tất chương trình tiến sĩ tại Harvard, nhiều chuyên gia kinh tế chính trị thường chế nhạo những người nghiên cứu tỉ mỉ các vấn đề tưởng chừng đơn giản như vậy.

Nhưng Alesina đã cho thấy rằng việc giải nghĩa các hệ quả kinh tế như "tại sao một số nước lại giàu trong khi số khác lại nghèo, hay tại sao những người dân nhập cư thành công ở khu vực này mà không phải ở các khu vực khác" – đồng nghĩa với việc cần nhìn xa hơn giá cả và GDP để xem xét cả những lĩnh vực như lịch sử hay xã hội học.

Ví dụ, ông đã tìm cách lý giải sự cách biệt lớn trong tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ giới giữa các quốc gia (tại Iceland 82% nữ giới trong độ tuổi lao động đang đi làm; ở Ý, tỉ lệ này là 50%).

Câu trả lời nằm ở sự khác biệt trong các công nghệ kỹ thuật nông nghiệp được sử dụng từ hàng trăm năm trước, một phần trong số đó ưu tiên lao động nữ hơn so với những người khác.

Trao đổi với tạp chí The Economist ngay trước khi qua đời, Alesiana đã đưa ra bằng chứng mới cho thấy những đặc trưng văn hóa vẫn tồn tại bền vững.

Theo ông nhận thấy, thế hệ thứ ba của tầng lớp thượng lưu Trung Quốc trong nửa đầu thế kỉ 20, nay đã kiếm được nhiều tiền hơn so với những người khác.

Bất chấp cuộc cách mạng và sung công tài sản, những ưu thế sẵn có như sự chăm chỉ dường như đã mang lại cho họ một lợi thế. Thoạt nhìn, những vấn đề này có vẻ chẳng ăn nhập gì với thuế suất và tỷ lệ nợ. Nhưng Alesina thì không nghĩ vậy. “Những biến động lịch sử, xã hội, văn hóa giống nhau có thể dẫn đến việc lựa chọn một tập quán nhất định cũng có khả năng có mối quan hệ tương quan với chính sách tài khóa”.

Ông đặt câu hỏi vì sao Mỹ chi tiêu khá ít cho phúc lợi trong khi Châu Âu lại chi rất nhiều tiền. Câu trả lời ông đưa ra chính là vấn đề về văn hóa. Người Mỹ đổ lỗi cho người nghèo về tình cảnh khó khăn của họ; người Châu Âu thì lo lắng rằng những bất lợi sẽ kìm hãm họ phát triển.

Văn hóa và chính trị cũng có thể giải thích nỗi lo về xu hướng tài khóa. Theo Alesina, điều đó là hợp lý khi cho rằng chính phủ sẽ đạt thặng dư ngân sách trong thời kì thịnh vượng và bị thâm hụt ngân sách trong thời kỳ khó khăn. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng, điều này ngày càng khó xảy ra.

Ông rất thích trích một nghiên cứu từ năm 2014 cho thấy chỉ bốn trong 20 quốc gia giàu có có thặng dư ngân sách trong hơn một nửa thời gian kể từ những năm 1960. Nước Ý thì năm nào cũng thâm hụt.

Tăng trưởng yếu hơn về mặt cơ cấu và sự già hóa dân số đã khiến các chính phủ dễ dàng tích lũy nợ công – ngay cả khi khủng hoảng kinh tế không xảy ra.

Nhiều chuyên gia kinh tế chính trị thường chế nhạo những người nghiên cứu tỉ mỉ các vấn đề tưởng chừng đơn giản của Alesia. Ảnh: Medium

Nhiều chuyên gia kinh tế chính trị thường chế nhạo những người nghiên cứu tỉ mỉ các vấn đề tưởng chừng đơn giản của Alesia. Ảnh: Medium

Alesina, người nổi tiếng vì sự hào phóng thời gian và tinh thần dành cho các nghiên cứu sinh trẻ, lo lắng rằng giới trẻ sẽ phải gánh vác sự chi tiêu hoang phí này.

Ở những quốc gia như Ý, chúng ta đang có những nghịch lí khi những người trẻ không tìm được việc làm vì thuế lao động cao”, thứ tồn tại để “trả lương hưu cho bậc cha mẹ, những người sau đó lại hỗ trợ cho những đứa con thất nghiệp”, ông từng tranh luận.

Các yếu tố chính trị xã hội có thể giải thích sự chệch hướng khỏi chính sách tài khóa tối ưu. Kỳ vọng của mọi người thay đổi do chi tiêu công tăng, khiến việc làm giảm nó trở nên khó khăn.

Nghiên cứu của Alesina thận trọng đề xuất rằng hệ thống đại diện tỷ lệ (một dạng của hệ thống đầu phiếu nhằm mục đích cân bằng giữa phần trăm phiếu bầu mà các nhóm ứng viên giành được trong các cuộc bầu cử và số ghế họ nhận được) vốn từ lâu đã thành nét đặc thù tại nhiều quốc gia như Ý – thường lỏng lẻo về mặt tài khoá hơn các hệ thống khác.

Chúng trở nên thiếu ổn định hơn, và các bộ trưởng có nguy cơ bị mất chức bất cứ lúc nào có thể chẳng lo lắng về việc giải quyết hậu quả cho quyết định của mình.

Ông cũng tự hỏi rằng liệu các chính phủ liên minh, vốn thường sử dụng hệ thống đại diện tỷ lệ hơn, có cảm thấy việc giảm thâm hụt ngân sách khó khăn hơn không bởi họ còn phải quan tâm đến những lợi ích chung.

Luật cho những nhà lập pháp

Alesina không hiểu lý do tại sao sự vô trách nhiệm với ngân sách ngày càng trở nên trầm trọng. Có lẽ, khi cử tri già đi, áp lực chi trả lương hưu và chế độ chăm sóc sức khỏe hào phóng đã trở nên quá lớn.

Việc chia đảng phái chính trị có lẽ đã giúp những nhà cầm quyền cảm thấy ít ân hận hơn khi để lại một mớ hỗn độn cho người kế nhiệm để họ giải quyết.

Những nghiên cứu của ông đã chứng tỏ sự đúng đắn, nhất là sau khi các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề về kinh tế do Covid-19. Ảnh: Repubblica

Những nghiên cứu của ông đã chứng tỏ sự đúng đắn, nhất là sau khi các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề về kinh tế do Covid-19. Ảnh: Repubblica

Trong nghiên cứu của mình, và trong những bức thư điện tử nổi tiếng đầy lỗi chính tả, ông khích lệ những người khác nghiên cứu vấn đề sâu xa hơn. Dù cho lời giải thích có là gì đi nữa, có gì đó cần phải thay đổi.

“Nếu như người Pháp nghĩ rằng họ có thể tiếp tục nghỉ hưu vào năm 60 tuổi, họ chỉ đang tự lừa dối mình thôi”, ông lập luận.

Một giải pháp là các chính phủ cần áp đặt các hạn chế với chính mình. Vào những năm 1990, ông ủng hộ các ngân hàng trung ương độc lập, điều khiến các chính trị gia khó mà thổi phồng các khoản nợ.

Một giải pháp khác là các dụng các quy tắc tài khóa – ví dụ, một cam kết đảm bảo cân bằng ngân sách trong suốt chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên, Alesina lo lắng rằng chỉ dùng những cách này thôi thì không đủ.

Liệu chính quyền có thể đưa ra một cam kết mạnh mẽ nhằm duy trì những điều này? Có lẽ những chính trị gia có thể bị thuyết phục để trở nên trách nhiệm hơn.

Một thập niên sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế dựa trên chính sách thắt lưng buộc bụng đã hoàn toàn thay đổi. 

Ông thấy có ít bằng chứng ủng hộ ý kiến cho rằng những nhà lập pháp, những người phải đưa ra những quyết định khó khăn, cần bị cho thôi việc.

Nhưng Alesina cũng mong muốn họ nhận ra rằng, nếu thiếu đi sự thận trọng, logic của hoạt động chính trị sẽ thúc đẩy chính sách tài khóa không bền vững.

Vì Covid-19, chi phí chăm sóc sức khỏe tăng cùng dân số già dẫn đến những nợ nần chồng chất, những lập luận của ông có lẽ sẽ sớm trở nên hợp lý hơn bao giờ hết.

Mai Bùi

Tin khác

Phát hiện khảo cổ giúp tái tạo gương mặt Hoàng đế nhà Bắc Chu

Phát hiện khảo cổ giúp tái tạo gương mặt Hoàng đế nhà Bắc Chu

(CLO) Chu Vũ Đế, người trị vì nhà Bắc Chu tại phía bắc Trung Quốc thế kỷ thứ 6, đã qua đời đột năm 36 tuổi. Nguyên nhân cái chết, và cả nhân dạng của vị hoàng đế này mới được hé lộ qua một phát hiện khảo cổ học gần đây.

Thế giới 24h
Thảm họa cầu Baltimore và số phận mong manh của người nhập cư ở Mỹ

Thảm họa cầu Baltimore và số phận mong manh của người nhập cư ở Mỹ

(CLO) Với hy vọng có cuộc sống tốt hơn, những người nhập cư đến Mỹ đảm nhận công việc lấp hố trên cầu Francis Scott Key vào lúc nửa đêm, và cuối cùng công việc đó khiến họ bỏ mạng ở bến cảng Baltimore.

Thế giới 24h
Ông Putin nói căn cứ phương Tây chứa tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ là 'mục tiêu hợp pháp'

Ông Putin nói căn cứ phương Tây chứa tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ là 'mục tiêu hợp pháp'

(CLO) Tổng thống Vladimir Putin bác bỏ khả năng Nga tiến hành một cuộc tấn công vào một thành viên NATO, song cảnh báo rằng bất kỳ căn cứ không quân nào của phương Tây có máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất dự kiến ​​triển khai ở Ukraine sẽ trở thành “mục tiêu hợp pháp” của Nga.

Thế giới 24h
Video cho thấy khoảnh khắc tiêm kích Su-35 của Nga rơi ngoài khơi Crimea

Video cho thấy khoảnh khắc tiêm kích Su-35 của Nga rơi ngoài khơi Crimea

(CLO) Một máy bay chiến đấu Su-35 Flanker của Nga hôm 28/3 đã rơi xuống biển ngoài khơi cảng Sevastopol của Crimea và phát nổ.

Thế giới 24h
Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

(CLO) Hôm thứ Năm (28/3), Nga đã phủ quyết việc tiếp tục giám sát các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên về chương trình hạt nhân.

Thế giới 24h