Dịch bệnh khiến lượng khách đến các chợ tại TP.HCM giảm dần

Thứ hai, 12/07/2021 14:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 12/7, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết: Trong 2 ngày qua, lượng khách hàng lui tới các chợ được hoạt động tại TP.HCM đang giảm dần, do tâm lý lo ngại dịch bệnh, điều này đã khiến một số mặt hàng thiết yếu giảm nhẹ.

Sau hơn 3 ngày thực hiện theo Chỉ thị 16, các mặt hàng nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm tại nhiều địa phương có dịch đã đi vào ổn định.

Cụ thể, tại TP.HCM, tình hình kinh doanh khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn trên địa bàn thành phố vẫn diễn ra bình thường, không khan hiếm. 

Tại các siêu thị, chợ truyền thống đều thực hiện đo thân nhiệt, hướng dẫn người dân đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và giữ khoảng cách tại quầy thanh toán. 

Bên cạnh đó, để phục vụ cho nhân dân trong thời gian giãn cách, UBND TP.HCM đã chỉ đạo tăng cường hàng hóa, tới các đơn vị phân phối trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, các chợ đầu mối dù đã đóng cửa, tạm ngừng hoạt động, thế nhưng, hàng hóa tươi sống, rau củ quả vẫn được đưa về các điểm tập kết, kho bãi xung quanh các chợ đầu mối.

Sau hơn 3 ngày thực hiện theo Chỉ thị 16, các mặt hàng nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm tại nhiều địa phương có dịch đã đi vào ổn định.

Sau hơn 3 ngày thực hiện theo Chỉ thị 16, các mặt hàng nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm tại nhiều địa phương có dịch đã đi vào ổn định.

UBND TP.HCM nhấn mạnh: Hàng hóa tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi dồi dào, không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, giá cả ổn định, các siêu thị cũng tăng thời gian bán hàng thêm 3-4 giờ mỗi ngày để phục vụ người dân, các siêu thị cũng nhận đặt hàng qua điện thoại và giao tận nhà.

Đồng thời, lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu các siêu thị tăng lượng hàng hóa tại các quầy thực phẩm chế biến sẵn để phục vụ người dân mua về sử dụng trực tiếp.

Trong khi đó, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết: Trong 2 ngày qua, lượng khách hàng lui tới các chợ được hoạt động đang giảm dần, do tâm lý lo ngại dịch bệnh, điều này đã khiến một số mặt hàng thiết yếu giảm nhẹ.

Bên cạnh TP.HCM, hàng hóa, lương thực thực phẩm tới các địa phương khác có dịch vẫn ổn định, giá cả ít biến động.

Cụ thể, tại Vĩnh Long, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… có nguồn dự trữ hàng hóa đa dạng, giá cả ổn định, đủ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. 

Tại các chợ truyền thống, tình hình buôn bán các mặt hàng tươi sống thiết yếu vẫn hoạt động nhưng hạn chế hơn trước, hàng hóa dồi dào, giá cả không biến động, người mua vắng hơn trước do vài ngày mới đi chợ một lần. 

Mặt hàng vật tư y tế thiết yếu để phòng chống dịch Covid-19 ở các nhà thuốc như: khẩu trang y tế, nước sát khuẩn vẫn mua bán bình thường, giá cả hợp lý, hàng hóa đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng..

Tại Tiền Giang, thị trường ổn định, các mặt hàng như: khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn, găng tay không có biến động về giá; các cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế thực hiện tốt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, hàng hoá khác không khan hiếm luôn đảm bảo nhu cầu cho người tiêu dùng.

Tại Bình Dương, tình hình cung ứng hàng hoá, thực phẩm tươi sống như rau, củ, quả, trứng, thịt, cá, .. các loại thực phẩm thiết yếu khác tại chợ truyền thống ngày có tăng so với trước đó do trên địa bàn một số chợ bị phong tỏa toàn bộ hoặc một phần.

Riêng tình hình cung ứng và giá cả các mặt hàng nhu yếu phẩm như đường, gạo, dầu ăn, muối, nước mắm, dầu ăn, thịt, trứng, rau củ quả, thực phẩm khô và đặc biệt là các mặt hàng chống dịch như các loại gel, nước rửa tay, xà phòng, khẩu trang vải sát khuẩn tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích thì tương đối ổn định.

Tại An Giang, tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong ngày diễn biến ổn định, không biến động. Sức mua giảm so với những ngày qua do người dân đã mua hàng dự trữ trước khi bắt đầu thực hiện theo Chỉ thị 15 trên phạm vi toàn tỉnh. 

Giá cả một số mặt hàng thiết yếu như gạo, đường, trứng, rau, củ, quả... tại các chợ truyền thống, hệ thống siêu thị ổn định, không tăng so với hôm qua, nguồn cung thực phẩm dồi dào, riêng mặt hàng mì Hảo Hảo có hiện tượng hút hàng tại các chợ lẫn siêu thị do giá cả khá rẻ và phù hợp khẩu vị đa số người dân nên được mua dự trữ nhiều. 

Đối với các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch như các loại khẩu trang, nước sát khuẩn có tăng nhẹ với nước rửa tay, nước sát khuẩn, giá các loại khẩu trang y tế hiện nay từ 40.000 - 80.000 đồng/hộp (tùy loại).

Tại Đồng Tháp, trong ngày hàng hóa tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích và các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh vẫn đa dạng, phong phú, đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân.

Không xảy ra tình trạng đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm và các mặt hàng trang thiết bị y tế dùng để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Tại Bến Tre, Phú Yên, Cần Thơ: nhìn chung hàng hóa bình ổn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, sử dụng của người dân; không xảy ra hiện tượng đầu cơ, găm hàng hoặc mua gom hàng hóa để tích trữ. Giá cả một số loại hàng hóa như: khẩu trang, nước rửa tay khô, cồn 700, 900; găng tay y tế tương đối ổn định, việc kinh doanh có thực hiện niêm yết giá tại nơi mua bán hàng hóa theo quy định.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp