Dịch bệnh ở sau lưng, kinh tế vẫn cần “bơm” thêm gói hỗ trợ

Thứ tư, 20/10/2021 18:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, Chính phủ cần nghiên cứu thêm gói hỗ trợ đủ lớn, khoảng 8% - 10% GDP, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Không thể chống dịch cực đoan

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý III/2021, do các tác động của đại dịch và yêu cầu giãn cách xã hội tại nhiều địa phương, lần đầu tiên GDP Việt Nam tăng trưởng âm, với mức giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước.

dich benh o sau lung kinh te van can bom them goi ho tro hinh 1

Ở thời điểm hiện tại, thế giới và cả Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất, dịch bệnh đã ở đằng sau lưng, thời gian còn lại chính là giai đoạn hồi phục và tăng trưởng.

Không chỉ đối mặt với việc lần đầu tiên GDP giảm, trong quý, hàng loạt chỉ số kinh tế đều ghi nhận theo chiều hướng tiêu cực. Đơn cử, chỉ số quản lý thu mua (PMI) giảm sâu. Hàng trăm nghìn doanh nghiệp và hàng triệu lao động đã phải ngừng hoạt động, tạm nghỉ việc, giãn việc…

Đánh giá về vấn đề này,  PGS.TS. Phạm Thế Anh, Chuyên gia Kinh tế vĩ mô, Trưởng Bộ môn Kinh tế vĩ mô trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: Nền kinh tế suy giảm trong quý III đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề, mà phải mất nhiều năm nữa mới có thể khắc phục được

Theo  PGS.TS. Phạm Thế Anh, trong quý III, nhiều doanh nghiệp FDI đã chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác sản xuất, hàng triệu lao động rời bỏ thành phố để về quê tránh dịch. Nếu vấn đề này không giải quyết triệt để, thì an sinh xã hội khó có thể đảm bảo.

“Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng các biện pháp chống dịch cực đoạn được nữa, đặc biệt là ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng cao. Triển vọng tăng trưởng phụ thuộc lớn vào chiến lược ứng xử với đại dịch trong thời gian tới”,  PGS.TS. Phạm Thế Anh bày tỏ quan điểm.

Nhận định về triển vọng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 3 tháng cuối năm,  PGS.TS. Phạm Thế Anh cho biết sẽ có 2 kịch bản. 

Thứ nhất, trong kịch bản xấu, bệnh dịch có nguy cơ tái bùng phát ở Việt Nam. Tình trạng “đóng – mở” lặp lại ở một số nơi xuất hiện các ca nhiễm gây thiệt hại cho sản xuất. Nếu trường hợp này xảy ra, ông Thế Anh dự báo GDP của cả năm 2021 có thể dừng lại ở mức tăng 1% - 1,5%.

“Một số đơn hàng tiếp tục rời khỏi Việt Nam do không đảm bảo được tiến độ sản xuất. Tình trạng thiếu hụt lao động có thể xảy ra do người lao động còn bất an. Chi phí tăng cao khiến nhiều ngành thu hẹp, đặc biệt là trong nông nghiệp”, ông Thế Anh nói

Thứ hai, nếu kịch bản tốt, cả nước thống nhất được các biện pháp thích ứng với bệnh dịch và vẫn đảm bảo sản xuất và lưu thông hàng hóa không bị đứt gãy. Các hoạt động sản xuất và tiêu dùng được hồi phục một cách chậm chạp nhưng chắc chắn. Nếu kịch bản này xảy ra, GDP cả năm 2021 có thể đạt 2% - 2,5%.

Đồng tình với quan điểm này, ông Florian Feyerabend, trưởng đại diện Viện Konrad-Adenauer Stiftung Việt Nam cho rằng, trong thời gian qua, các ngành kinh tế trọng điểm gần như đóng băng, khiến lần đầu tiên GDP tăng trưởng âm, hàng triệu người mất việc làm.

Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, thế giới và cả Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất, dịch bệnh đã ở đằng sau lưng, thời gian còn lại chính là giai đoạn hồi phục và tăng trưởng.

“Chính phủ Việt Nam cũng đã rất nỗ lực đưa ra thêm các giải pháp hỗ trợ để phục hồi kinh tế. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu các địa phương không tạo ra các điều kiện riêng, nhằm hạn chế đi lại, ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Vì vậy, tôi cho rằng, sự tăng trưởng của Việt Nam trong phần còn lại của năm 2021 là rất tích cực”, ông Florian Feyerabend nói.

Cần gói hỗ trợ đủ lớn, khoảng 8% - 10% để hồi phục kinh tế

Trong buổi báo cáo kinh tế quý III/2021 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức vào chiều 20/10, TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp lưu ý tới 2 vấn đề.

Theo ông Doanh, sau Đại hội Đảng lần thứ 13, Việt Nam có bộ máy Chính phủ mới, với nhiều sự thay đổi về mặt nhân sự. Điều này dẫn đến một số hệ quả nhất định, trong việc đối phó với đại dịch COVID-19.

dich benh o sau lung kinh te van can bom them goi ho tro hinh 2

TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp.

“Phải nói rằng, với Chính phủ mới, trong thời gian qua, việc thực thi chính sách đã có một số trục trặc, như việc vận tải hàng hóa đi qua các tỉnh, lái xe phải kê khai nhiều giấy tờ, thủ tục. Lái xe và các doanh nghiệp phải gánh thêm hàng loạt chi phí xét nghiệm, điều này ảnh hưởng lớn tới tốc độ hồi phục của nền kinh tế”, ông Doanh nói.

Bên cạnh đó, hiện nay, ngoài dịch bệnh, kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt thảm họa liên quan tới biến đổi khí hậu, như thiếu nước ở Đồng bằng Sông Cửu Long, xâm nhập mặn, khô hạn ở miền trung;...

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã làm rất tốt việc đưa các Hiệp định thương mại tự do áp dụng vào thực tế. Từ đó, tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu tăng trưởng, đa dạng hóa thị trường đầu ra, hòa nhập với nền kinh tế quốc tế.

“Theo tôi, nông nghiệp chính là ngành nghề được hưởng nhiều lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do. Thực tế, trong năm 2021, ngành nông nghiệp tăng trưởng rất tích cực, ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực trong nước, nhiều sản phẩm nông nghiệp còn xuất khẩu với kim ngạch rất lớn”, ông Doanh chia sẻ.

Tuy nhiên, để nền kinh tế thực sự đi và “guồng”, TS Lê Đăng Doanh cho rằng, Chính phủ cần nghiên cứu thêm gói hỗ trợ đủ lớn, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

“Chính phủ cũng đã có một số gói hỗ trợ rồi, nhưng theo tôi, chúng ta vẫn cần có thêm gói hỗ trợ bằng khoảng 8% - 10% GDP Việt Nam. Mặc dù trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã nêu khó khăn trong việc thu ngân sách, tuy nhiên, tôi vẫn thấy chúng ta vẫn còn dư địa để có thêm gói hỗ trợ mới”, ông Doanh nói thêm.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

(CLO) Từ ngày 25/3 - 28/3, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã có chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hannover, Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức.

Kinh tế vĩ mô
Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

(CLO) Không chỉ Trung ương, nhiều địa phương thực hiện chiến lược “xây tổ đón đại bàng”, điều này đã và đang tạo ưu thế đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. 

Kinh tế vĩ mô
Công ty Công nghệ sinh học Phú Gia đề xuất đầu tư phát triển dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Nam Định

Công ty Công nghệ sinh học Phú Gia đề xuất đầu tư phát triển dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Nam Định

(CLO) Ngày 27/3, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Công ty Công nghệ sinh học Phú Gia (Đài Loan, Trung Quốc) về đề xuất đầu tư dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái tại địa bàn huyện Nam Trực.

Kinh tế vĩ mô
Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

(CLO) Sáng 27/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức cuộc họp khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1.

Kinh tế vĩ mô
Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư FDI mới vào Việt Nam

Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư FDI mới vào Việt Nam

(CLO) Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 27,8%). Trong khi đó, Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 23%).

Kinh tế vĩ mô