Dịch Covid-19 - Thử đức cộng đồng của mỗi con người

Thứ năm, 02/04/2020 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Loài người vốn sống động như bản tính tự thân. Vậy mà, những tháng ngày này cả thế giới đang chìm trong một xã hội “cách ly”. Tất cả lặng lẽ, không tụ tập, sum họp, không hoan hỷ đám đông, không vồn vã như vốn dĩ.

Đêm ngày tĩnh lặng, miệng bít khẩu trang, đôi mắt vẫn nhìn xa; không giáp mặt nhưng lời sẻ chia nhắc nhở, an ủi, cầu chúc bình an qua Facebook, Zalo, điện thoại... dày đặc khác thường. Phương tiện giao thông công cộng trên trời, dưới đất, phố xá vắng tanh vắng ngắt. Tất cả như đứng im. Duy chỉ thông tin truyền thông vẫn loan tin rộn ràng, đậm đặc về một thế giới chưa bao giờ gặp đại dịch gây xáo trộn xã hội như hiện nay!

Đại dịch Covid-19 gây nên nhiều xáo trộn trong đời sống của nhân dân toàn thế giới. Ảnh: T.L

Đại dịch Covid-19 gây nên nhiều xáo trộn trong đời sống của nhân dân toàn thế giới. Ảnh: T.L

Đứng im là biện pháp tối cần thiết để góp sức “ngăn chặn, dập dịch Covid - 19”. Việt Nam cũng thế! 5 châu 4 biển cũng vậy. Thế nên, Việt Nam đất nước của thi ca mới âm oang trên mạng: “Yêu nước phải ở trong nhà/Lang thang, loạn xạ tức là... cóc yêu”. Người ta thầm thì truyền nhau ngẫm suy của một nhà văn ở lục địa già, nào là: “Loài người rúng động và xã hội suy sụp vì thứ xoàng xĩnh nhỏ nhoi. Nó đã đến đây và đặt ra luật của nó, đảo lộn mọi trật tự đã được thiết lập. Mọi thứ đang bị sắp xếp lại theo kiểu khác, cách khác. Việc ngừng bắn, đình chiến ở Syria, Lybia, Yemen các cường quốc phương Tây không làm được... thì thứ xoàng xĩnh nhỏ nhoi kia đạt được”... Nào là: “Việc hoàn trả thuế, miễn thuế, cho vay lãi bằng không, giảm giá nguyên liệu chiến lược... các nhà đối lập chính trị không làm được; Doanh nghiệp không làm được thì thứ xoàng xĩnh này đạt được... Rằng chúng ta đang có cùng căn cước là con người đối mặt với Coronavirus... Nỗi sợ đã đổi phe. Nó đã bỏ rơi người nghèo để sang ở với người giàu có và quyền lực. Nó đã làm cho những người này nhớ lại bản chất con người và tính nhân văn của họ”... Nào là, “chỉ cần vài ngày để điều xác tín trở thành điều bất định, sức mạnh trở thành sự yếu ớt và quyền lực biến thành tình đoàn kết và sự phối hợp ý chí. Hãy nhìn thẳng vào sự thật trong khi chờ hồng ân của Thượng Đế...”!

w980-p16x9-630A2244-99E4-4203-AE39-557CFF1F9624_w1023_r1_s

Dẫn dụ, lập luận của họ khá hấp dẫn, lý thú; căn vào nội tạng các nước đại giàu có xem ra đúng, thậm chí có lý, virus Corona ta không nhìn thấy, nhưng hành động đối phó của con người với đại dịch là có thật ở mỗi quốc gia. Sự bình đẳng trước mắt mà virus đưa đến là có lý: Giàu nghèo cùng chịu; quyền cao chức trọng với tiểu dân cũng thế; chúng không trừ Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng này nọ... đến người cùng khổ nơi hang cùng ngõ hẻm... Đó là sức mạnh vô hình của thiên tai do trời đất sinh ra, thậm chí do con người gây nên có tính đột biến mà sự thông minh, trí tưởng tượng, tài ba của con người chưa lường hết!... Nhưng, nếu chỉ nhắc nhau nhìn vào sự thật, ngồi chờ hồng ân của Thượng Đế thì chưa đủ, thậm chí là mơ hồ, huyễn hoặc. Hơn khi nào hết, lúc này phải đoàn kết và phối hợp chặt chẽ, có biện pháp giải pháp khoa học mới mong nhanh chóng ngăn chặn và dập tắt đại dịch nghiêm trọng và khủng khiếp này!

Thời dịch Covid-19, nhắc nhở chúng ta cần hợp sức từ làng xã, phố phường, quốc gia tới toàn thế giới để đối đầu ngăn chặn mới mong dập tắt! Chớ mơ tưởng, viển vông chờ đợi các thế lực bá quyền nhân văn hơn, sinh sống hòa bình hơn... nếu ta không đấu tranh, không hành động quyết liệt... Hãy coi đại dịch này là phép thử ý chí, đức cộng đồng của con người trong từng cụm cư dân, từng địa phương, của mỗi quốc gia. Những tháng ngày gian nan, nghiệt ngã này khiến tôi chạnh nhớ tới lời bất hủ của Nguyễn Trãi: “Trời muốn khốn ta để giao việc khó/Nên ta càng cố ý vượt gian nan”. Tôi cũng thích dòng chữ của một nhà báo trẻ chia sẻ trên Facebook: “Dịch bệnh còn là phép thử về sự chịu đựng, lòng kiên trì, bình tĩnh hay nóng vội, chủ quan hay cảnh giác, về thái độ ứng xử trước cộng đồng, thói ích kỷ hay bao dung, sẻ chia...Covid-19 sẽ là một điểm nhấn khó quên trong lịch sử phát triển của loài người” (Bin Bun). Nhìn xa, nhìn gần, nhìn khắp 5 châu, 4 biển mới thấy dễ đâu làm được như ở nước ta. Virus Covid-19 thâm nhập từ ngoài vào khá sớm; ổ dịch nhỏ xuất hiện, ta vây bọc ngăn chặn kịp thời. 16 ca dương tính ta đều chữa khỏi. Đợt 2 lại xuất hiện ca dương tính mới (ngày 6/3), trong khi ta vẫn đón nhận hàng vạn con em người Việt thân thương của mình từ các nước đổ về, cho dù việc lây nhiễm là sự khó tránh, được cảnh báo trước. Thế nhưng, cả tháng trời số ca mắc dương tính cũng chỉ hơn 200 ca tính tới hết tháng 3; trong đó nhiều chục ca đã khỏi, không ca nào tử vong. Khi đó ở nhiều nước phương Tây và châu Âu số ca lây nhiễm và số người tử vong bởi virus Covid thật khủng khiếp!... Ta chưa mạnh, chưa giàu nhưng chúng ta thành công ở khâu ngăn chặn và điều trị nhờ ngành Y tế là điều rất đáng tự hào và tự tin. Kết quả này còn là sự ghi nhận rất rõ sự chỉ đạo, lãnh đạo hết sức khẩn trương, quyết liệt, bài bản của Đảng, Nhà nước, của Chính phủ sáng suốt quyết định các biện pháp ngăn chặn, phát hiện, cách ly, điều trị hữu hiệu; của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch; của sự vào cuộc, phối hợp hết sức chặt chẽ của các bộ, ban, ngành và các địa phương; với sự chung sức chung lòng của toàn dân. Nhân dân xúc động ghi nhận sự vào cuộc mạnh mẽ rất hiệu quả của ngành Y tế, của các bác sĩ, y tá, hộ lý, điều dưỡng viên, những chị lao công, những lái xe ở bệnh viện có người bị nhiễm... thầm lặng tận tụy với công việc, lấy việc cứu chữa người bị nhiễm dịch rất dễ lây chéo làm lẽ sống. Nhân dân biết ơn sự hy sinh cao đẹp của Quân đội nhân dân, của các lực lượng vũ trang luôn chăm lo bảo vệ đất nước; giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội, nay đã dành nơi ở ăn, chung tay giúp sức, tạo điều kiện chăm sóc cho những người nghi nhiễm cách ly... Biết ơn các tổ chức, các đoàn thể đã phối hợp chặt chẽ, chung lòng góp sức ổn định đời sống thường nhật cho dân, đặc biệt ở những nơi có người nhiễm, những khu cách ly. Ghi công sức các nhà báo, các phương tiện báo chí cả nước luôn ở nơi đầu nguồn sự kiện, năng nổ thể hiện rõ trách nhiệm xã hội và ý thức công dân không quản hiểm nguy khai thác, tiếp nhận nguồn tin; thông tin nhanh, chính xác, liên tục, kịp thời diễn tiến dịch bệnh trong nước và thế giới. Thông tin kỹ càng nhiều lần nhiều lượt về các biện pháp ngăn chặn dịch lây lan, bùng phát của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch; của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều gương sáng, nhiều tập thể tốt được lan truyền, khích lệ. Những thói hư, tật xấu, ích kỷ, thái quá gây xấu, gây khó cho công việc ngăn dịch, dập dịch được phê phán. Những kẻ xấu, thâm thù cố ý thông tin sai lệch, bịa đặt, bôi xấu bị báo chí kịp thời phản bác; giúp các cơ quan chức năng nhập cuộc, lật tẩy, nghiêm trị. Các nhà báo, những cơ quan báo chí như vậy cần biểu dương, khen thưởng thích đáng, kịp thời.

Thủ tướng đã công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc. Lúc này công việc đối phó trở nên quyết liệt hơn, phải nhanh hơn, hiệu quả hơn. Cần thực hiện nghiêm lệnh Thủ tướng: “Chống dịch như chống giặc”! và hưởng ứng “Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài” để chung sức, đồng lòng chiến thắng đại dịch. Mọi công việc phòng, chống – ngăn chặn, dập dịch đều phải tăng tốc. Chủ động đối phó với tình hình xấu nhất, bằng phương cách chuẩn bị phương án tốt nhất để chăm sóc đời sống cho nhân dân...

Báo chí cần nhập cuộc quyết liệt hơn nữa, cổ vũ mạnh mẽ hơn nữa những “chiến sĩ” hy sinh thầm lặng nơi tuyến đầu: Giám sát, cách ly, chữa bệnh cho người bị nhiễm. Tuyên truyền sâu rộng giúp toàn dân thấu hiểu thấu cảm, khi không được giao việc thì “ngồi yên”. Tự bảo vệ mình cũng có nghĩa là giữ bình yên cho nhân dân, cho đất nước thân yêu nhanh chóng dập hết dịch virus Covid-19. Đó cũng là đức cộng đồng vốn có và rất đẹp đẽ của nhân dân Việt Nam, nhất là những khi dịch bệnh ngiêm trọng như lúc này!

Nguyễn Uyển

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn