Dịch COVID-19 chưa qua, tháng Ngâu lại đến, doanh nghiệp bất động sản “kêu trời”

Thứ tư, 19/08/2020 14:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Năm nay, “cú đúp” COVID-19 và tháng "cô hồn” khiến giới địa ốc lao đao, thị trường bất động sản (BĐS) chìm lắng. Nhiều doanh nghiệp BĐS tranh thủ bung hàng trước giờ “G”, còn lại lựa chọn “ngủ đông” để chờ đợi tín hiệu khởi sắc vào cuối năm.

Nhiều doanh nghiệp BĐS đóng cửa trụ sở vì dịch COVID-19. Ảnh: TL.

Nhiều doanh nghiệp BĐS đóng cửa trụ sở vì dịch COVID-19. Ảnh: TL.

Doanh nghiệp BĐS khó càng thêm khó

Thị trường BĐS đang bị thử thách khá lớn ở giai đoạn này khi mà vừa phải chống chọi với 2 đợt dịch bệnh liên tiếp, vừa trải qua tháng 7 âm lịch (hay còn gọi là tháng cô hồn).

Theo số liệu từ Bộ xây dựng, trong quý I/2020, khi dịch COVID-19 bùng phát lần 1 các sàn giao dịch BĐS chịu tác động, ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, cao điểm có tới 80% sàn tạm dừng hoạt động. Bước sang quý II, dịch bệnh kiểm soát tốt, các sàn giao dịch BĐS đã phục hồi và hoạt động trở lại nhưng thị trường chung vẫn khá trầm lắng, giao dịch dừng ở mức “khiêm tốn”. Nhiều dự án BĐS phải tạm ngưng để nghe ngóng và xem xét.

Thách thức càng lớn đối với doanh nghiệp BĐS khi bước sang tháng cô hồn (tháng 7 âm lịch), hầu như tâm lý chung của khách hàng là vẫn “e dè” khi xuống tiền vào tháng này. Do vậy, giao dịch BĐS trong tháng Ngâu thường bị ảnh hưởng rất nhiều.

Thị trường BĐS trầm lắng, giao dịch dừng ở mức khiêm tốn. Ảnh: TL.

Thị trường BĐS trầm lắng, giao dịch dừng ở mức khiêm tốn. Ảnh: TL.

“Người ta quan niệm tháng Ngâu là tháng “cô hồn”, tháng 7 là tháng “thất bát”... nên hay kiêng kỵ mua những tài sản lớn như nhà cửa, bất động sản đầu tư”, ông Vũ Sinh Nhật - Sàn giao dịch bất động sản Housing Xinh nhận xét.

Các chuyên gia dự đoán, nếu dịch bùng phát mạnh, các địa phương tiếp tục triệt để việc giãn cách thì thị trường BĐS sẽ lại tiếp tục rơi vào trạng thái tạm dừng. Trạng thái “ngủ đông” này có thể đáng sợ hơn vì sức lực doanh nghiệp đã hao kiệt do làn sóng dịch COVID-19 lần 1.

Trong đó, các yếu tố về tài chính, thu nhập và cả tâm lý thận trọng ngày một tăng khiến sức cầu suy giảm mạnh. Thêm vào đó, tháng 7 cô hồn lại có thể khiến tâm lý mua nhà của người dân giảm đi.

Bung hàng sớm hoặc “ngủ đông”

Theo kinh nghiệm từ những năm trước, để không ảnh hưởng nhiều đến doanh số bán hàng, vào tháng 7 âm lịch, nhiều doanh nghiệp BĐS đã tung ra các chương trình khuyến mãi mạnh tay nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng trước đó 2-3 tháng.

Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán, năm nay do thị trường chịu sức đè của 2 đợt dịch nên có thể sức chú ý của người mua trong tháng cô hồn sẽ giảm đi phần nào.

Đơn cử, FLCHomes (thương hiệu phát triển mảng BĐS đến từ hệ sinh thái của FLC) vừa ra mắt chương trình ưu đãi chiết khấu “khủng” lên tới 32% đối với các sản phẩm “hot” đang được doanh nghiệp này phân phối trên nhiều thị trường trọng điểm như Hạ Long, Quy Nhơn, Sầm Sơn, Đồng Tháp…

Nhiều khách hàng không quá kiêng kỵ tháng cô hồn sẽ vẫn lựa chọn giao dịch. Ảnh: Hoa Lan.

Nhiều khách hàng không quá kiêng kỵ tháng cô hồn sẽ vẫn lựa chọn giao dịch. Ảnh: Hoa Lan.

Tại Hà Nội, dự án Hinode City (201 Minh Khai, Hai Bà Trưng) của chủ đầu tư WTO cũng tiếp tục mở bán đợt cuối, với ưu đãi tặng gói nội thất trong tháng Ngâu trị giá 50 triệu đồng, chiết khấu cho khách hàng thanh toán sớm, hỗ trợ lãi suất lên tới 70% giá trị căn hộ trong vòng 12 tháng.

Hoặc một doanh nghiệp lớn khác trong ngành địa ốc đang ra mắt combo mua nhà kèm xe với những gói vay thời hạn dài và nhiều hỗ trợ đa dạng, với khoản trả góp chỉ gần 17 triệu/tháng.

Đánh giá về việc các doanh nghiệp BĐS tung ra nhiều chiêu khuyến mãi khách hàng trước tháng 7 âm, nhiều chuyên gia BĐS cho rằng đây là một việc cần thiết. Những khách hàng không quá chú trọng về việc kiêng kỵ tháng cô hồn nếu thấy có giá cả hợp lý họ vẫn sẽ lựa chọn giao dịch.

Giá BĐS đã "xuống đáy"?

Theo bà Ngô Hương Giang, đại diện Savills Việt Nam, thời gian gần đây các giao dịch nhà đất có vẻ chững lại nhưng thời gian rất ngắn, mới chỉ hai tháng nên chưa thể nói thị trường đang đi xuống. 

“Tình hình này có diễn biến tiếp hay không vẫn còn phải chờ đợi, tuy nhiên quý III có tháng mưa ngâu nên tính trung bình trên diện rộng, giao dịch trong quý tới sẽ có thể bị giảm sút”, bà Giang nói.

Đồng quan điểm, một số ý kiến cho rằng, giá nhà đất có thể sẽ giảm, nhưng không phải ở tất cả các phân khúc. Những dự án BĐS có giá cao, nguồn cung  lớn sẽ phải tính toán điều chỉnh.

Nếu không giảm giá trực tiếp, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến những người mua trước, doanh nghiệp cũng phải chiết khấu, tặng quà để hút khách.

Còn các dự án phục vụ nhu cầu ở như căn hộ vừa túi tiền, nhà riêng lẻ, đất nền ở nơi tiềm năng khó giảm giá thêm. Đây sẽ là những phân khúc dễ mua, dễ bán nhất trên thị trường.

"BĐS hiện hữu có thể ở luôn đang được ưa chuộng hơn các BĐS hình thành trong tương lai. Giao dịch hiện nay về chung cư nội thành giảm, nhưng mà đất nền có pháp lý đầy đủ vẫn giao dịch tốt", ông Trần Xuân Khải, Phó Tổng giám đốc Sàn BĐS Phú Quý Land cho hay.

Ông Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định: "Nếu tình hình dịch bệnh từ nay đến cuối năm được kiểm soát, thị trường có thể hồi phục. Còn nếu vẫn thế này, thị trường BĐS sẽ đi ngang, giao dịch chậm".

Theo Savills dự báo, từ quý III/2020 trở đi, khoảng 24.200 căn hộ từ 4 dự án hiện tại và 18 dự án tương lai sẽ gia nhập thị trường. Trong số, 22 dự án này, 68% đang trong quá trình xây dựng và 32% đang làm móng. Các quận huyện dẫn đầu nguồn cung bao gồm Từ Liêm chiếm 45%, Gia Lâm với 32% và Hoàng Mai 9% thị phần.

Minh Châu

Tin khác

Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

(CLO) Từng nóng lên nhờ các thông tin tin quy hoạch, lên thành phố, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, diễn biến tại thị trường bất động sản tại các huyện ngoại thành của TP HCM vẫn chưa đủ yếu tố để tạo thành "cơn sóng" mới.

Bất động sản
Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

(CLO) Giá chung cư liên tục lập đỉnh, nhiều người chuyển hướng sang mua nhà tập thể cũ. Tuy nhiên, với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cùng với những bất tiện khi sinh sống tại nhà tập thể cũ, khách xem cầm tiền tỷ ngậm ngùi từ bỏ ý định mua nhà.

Bất động sản
Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

(CLO) Lĩnh vực bán lẻ cao cấp tại TP HCM thời gian qua đã ghi nhận nhiều cái tên lớn của ngành hàng xa xỉ đến từ nhiều sản phẩm khác nhau. Các chuyên gia Savills cho biết nhóm khách thuê này vẫn đang tích cực tìm kiếm mặt bằng cao cấp ở khu vực trung tâm quận 1.

Bất động sản
92 'ông lớn' bất động sản sẽ phải trả nợ 100.000 tỷ đồng trái phiếu vào năm 2024

92 "ông lớn" bất động sản sẽ phải trả nợ 100.000 tỷ đồng trái phiếu vào năm 2024

(CLO) Báo cáo của Bộ Tài chính gửi Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024, hàng loạt "ông lớn" bất động sản sẽ đến kỳ trả nợ trái phiếu. Tổng số tiền đáo hạn gần 100.000 tỷ đồng.

Bất động sản
Thị trường căn hộ tại Bình Dương đang đối mặt với tình trạng 'khan hàng'

Thị trường căn hộ tại Bình Dương đang đối mặt với tình trạng 'khan hàng'

(CLO) Bước qua giai đoạn tháng 3/2024, thị trường căn hộ tại Bình Dương đã tái khởi động với nhu cầu tìm mua phục hồi rõ nét. Tuy nhiên, loại hình căn hộ chung cư lại thể hiện sự hụt hơi so với lực cầu thực tế của thị trường này do nguồn cung khá hạn chế.

Bất động sản