(CLO) Trong khi mặt bằng cho thuê tại nhiều tuyến phố lớn của Hà Nội liên tục giảm giá, để tìm khách thuê mới, thì tại khu phố nằm sát các trường Đại học, giá thuê gần như không giảm.
“Đất vàng” thất thế
Trong hơn 1 năm xuất hiện đại dịch Covid-19, thị trường nhà phố, mặt bằng cho thuê tại Hà Nội liên tục giảm giá, để kích cầu thị trường. Đặc biệt, càng vào trong khu vực trung tâm, giá thuê giảm càng mạnh.
"Đất vàng" đang khó tìm người thuê. (Ảnh: Việt Vũ)
Đơn cử, tại các khu phố cổ, nơi được mệnh danh là “đất vàng” Hà Nội, hiện giá thuê đã giảm 50% - 70% so với giai đoạn trước khi có dịch bệnh. Thậm chí, trong thời điểm Hà Nội giãn cách xã hội lần thứ 2, nhiều chủ nhà tại phố cổ chấp nhận miễn tiền thuê nhà trong 2 tháng, để giữ chân khách.
Ông Đỗ Trung Chiến, chủ một mặt bằng trên phố Hàng Ngang cho biết: Trước khi có dịch, cửa hàng của ông Chiến có giá thuê 180 triệu đồng/tháng, và phải đóng theo năm.
Trong suốt năm 2020, ông Chiến đã giảm mạnh tay từ 180 triệu đồng, xuống còn 120 triệu đồng, và cuối cùng phải chịu giảm xuống 90 triệu đồng/tháng, mới có khách thuê mới.
Thế nhưng, kể từ đợt bùng phát dịch thứ 4 xảy ra vào cuối tháng 4, đầu tháng 5/2021, vị khách thuê nhà trước đó phải “bỏ của chạy lấy người”, vì kinh doanh ế ẩm. Mặt bằng của ông Chiến tiếp tục rơi vào cảnh không có khách thuê.
“Trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, tôi chấp nhận miễn giảm 3 tháng thuê nhà, sang tháng thứ tư tiếp tục giảm 50% cho khách thuê để giữ chân, đến khi nào hết dịch thì giá nhà trở về cũ. Dù có ưu đãi rẻ chưa từng có, nhưng hiện khách thuê tìm tới rất ít”, ông Chiến nói.
Trong khi đó, tại các tuyến phố lớn khác như Xã Đàn, Khâm Thiên (Đống Đa), phố Huế, Hàng Bài (Hoàn Kiếm), Cầu Giấy, Xuân Thủy (Cầu Giấy); Bạch Mai (Hai Bà Trưng);... giá thuê mặt bằng cũng giảm 30% - 70% để tìm khách thuê mới. Có rất nhiều mặt bằng, treo biển cho thuê trong hơn một năm qua, cũng không có khách “chốt” đơn.
Các tuyến phố nằm sát trường Đại học, giá thuê ít giảm
Trong khi “đất vàng”, “đất kim cương” tại Hà Nội giảm sập sàn nhưng đều chật vật tìm khách thuê mới, thì tại các khu phố nằm cạnh các trường Đại học lớn, giá thuê mặt bằng vẫn đứng giá, nếu có giảm, mức giảm không đáng kể.
Các tuyến phố nằm sát trường Đại học, giá thuê ít giảm.
Chị Nguyễn Bích Hà, cách đây 4 năm thuê một ngôi nhà 6 tầng, diện tích 65m2 trên đường Lê Văn Hiến, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội để kinh doanh nhà hàng. Mặc dù nằm ở khu vực ven đô, thế nhưng, ngôi nhà này nằm sát bên cạnh trường Đại học Tài chính. Do đó, chủ nhà “hét giá” thuê 25 triệu đồng/tháng.
Trong hơn 1 năm xuất hiện đại dịch Covid-19, tình hình kinh doanh tại cửa hàng rất ảm đạm. Thậm chí, trong 2 đợt giãn cách toàn xã hội, cửa hàng của chị Hà phải đóng cửa theo yêu cầu của UBND Hà Nội.
Mặc dù tình hình kinh doanh rất khó khăn, chị Hà đã không ít lần kêu gọi chủ nhà hỗ trợ, bằng cách giảm giá thuê nhà. Thế nhưng, chưa một lần nào chị Hà thành công.
Có lần, chị Hà còn nhận được “tối hậu thư” của chủ nhà “nếu không thuê được, thì dọn cho người khác thuê”.
Chị Hà thừa nhận: “Nếu mình dọn đi, chắc chắn chủ nhà sẽ có khách mới ngay, vì ngôi nhà này nằm ngay sát khu dân cư đông đúc, cạnh trường Đại học lớn. Trong những ngày không có dịch, cả ngày lẫn đêm đều đông vui, kinh doanh không sợ ế. Do đó, nếu mình không chiều theo ý của chủ nhà, thì việc tìm lại mặt bằng tốt như vậy rất khó”.
Tương tự như chị Hà, chị Thảo Trang, chủ một nhà hàng trên phố Tạ Quang Bửu (quận Hai Bà Trưng) cũng thừa nhận rằng: “Chủ mặt bằng tại các tuyến phố gần trường Đại học rất chảnh”.
“Cửa hàng của mình nằm gần 3 trường Đại học lớn, là Bách Khoa, Xây Dựng và Kinh tế Quốc dân, nên sinh viên rất đông. Mặt bằng được đánh giá là đẹp. Cho nên, dù dịch bệnh, các cửa hàng tại khu này ít khi trống, nên chủ nhà nhiều khi chảnh. Nếu họ thông cảm thì giảm, nếu không giảm thì mình phải chịu”, chị Thảo Trang nói.
Trao đổi với PV Báo Nhà Báo và Công luận, ông An Tiến Hưng, một chuyên viên môi giới bất động sản tại Hà Nội cho biết: Mặt bằng cho thuê tại các tuyến phố như Tạ Quang Bửu, Lê Văn Hiến, Lương Thế Vinh, Nguyễn Trãi;... rất “hot”, hầu như có ai trả mặt bằng, lập tức có người thay thế.
Theo ông Hưng, tại các khu “đất vàng”, “đất kim cương”, phục vụ nhóm khách du lịch là chủ yếu, nhất là khu vực phố cổ, đa phần là khách nước ngoài. Do đó, khi dịch bệnh chưa được kiểm soát trên toàn thế giới, thì khu vực này vẫn trong tình trạng “ế bền vững”.
“Ngay cả trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát, vẫn có rất nhiều người sẵn sàng bỏ tiền ra thế chỗ, nhất là trong tầm giá thuê dưới 20 triệu đồng đổ xuống. Bởi vì, xung quanh các trường đại học có nhiều sinh viên, đông đúc cả năm, các lệnh giãn cách xã hội chỉ làm giãn đoạn 15 ngày, hoặc một tháng. Khi các lệnh được dỡ bỏ, các khu vực này lúc nào cũng đông đúc trở lại”, ông Hưng nói.
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
Trong những năm gần đây, căn hộ cao cấp và hạng sang liên tục khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản. Ngay cả trong giai đoạn trầm lắng vừa qua, khi nhiều phân khúc lao đao thì loại hình căn hộ chung cư vẫn duy trì sự ổn định, liên tục dẫn đầu về nguồn cung, giao dịch và tốc độ tăng giá trên thị trường.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Khu vực phía Tây Thủ đô đang bước vào một thập kỷ phát triển bùng nổ với hàng loạt dự án hạ tầng “khủng” được triển khai rầm rộ. Trong đó, Vinhomes Wonder City nằm ngay tại trung tâm của mạng lưới hạ tầng tỷ đô, trở thành tâm điểm vàng kết nối và là động lực thúc đẩy sự thăng hạng của thị trường BĐS khu vực.
Với kinh nghiệm hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực phát triển bất động sản, Đất Xanh đã mở rộng sự hiện diện tại các khu vực trọng điểm phía Nam, thông qua việc cung cấp nhiều dự án nhà ở chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.
(CLO) Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu mới trên thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, thể hiện tầm nhìn chung của hai doanh nghiệp trong việc triển khai các dự án bất động sản công nghiệp trên toàn lãnh thổ quốc gia, hướng đến mục tiêu tạo dựng những giá trị bền vững.
(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, nguồn vốn cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia không chỉ trông chờ từ Nhà nước, mà cần có cơ chế để tất cả mọi người chung tay vào.
(CLO) Với tốc độ tăng trưởng của tầng lớp thượng lưu trong top 3 thế giới, thị phần BĐS hàng hiệu tại Việt Nam cũng “lên hương” do được xem là thước đo của đẳng cấp. Tại thị trường Tây Hà Nội, nguồn cung sản phẩm hạng sang vẫn nhỏ giọt so với sự nở rộ của lực cầu, mở ra cơ hội bất khả chiến bại mà giới đầu tư đều không muốn bỏ lỡ.
(CLO) Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ rõ ràng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, từ đó cân bằng lại thị trường, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của đa số người dân.
(CLO) Theo chuyên gia, việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia và phát triển nhà giá rẻ là hợp lý. Đây là một phân khúc quan trọng và mang tính chủ đạo, khi có nguồn cung mới đáp ứng được nhu cầu thực tế sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển cân đối hơn, đồng thời phát huy vai trò đảm bảo an sinh xã hội.