(NB&CL) Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là… đó không chỉ là khuyến cáo của ngành Y tế mà gần như là yêu cầu của Chính phủ đối với các cấp chính quyền và người dân trong phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (dịch nCoV) gây ra.
Yêu cầu này được đưa ra bất chấp thực tế, Việt Nam là một trong số không nhiều quốc gia sở hữu kinh nghiệm dạn dày trong nhiều “trận chiến” dịch bệnh lớn như SARS, cúm gia cầm, cúm H1N1, MERS-CoV… Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, toàn bộ hệ thống phòng chống dịch được kích hoạt, với tinh thần hết sức khẩn trương, quyết liệt “chống dịch như chống giặc”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nghe lãnh đạo BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương báo cáo công tác chuẩn bị phòng, chống dịch viêm hô hấp cấp Corona.
1. Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra ngày 3/2/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - Phó Trưởng Ban chỉ đạo cho biết Bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra lây lan nhanh hơn nhưng tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều lần so với Hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS-CoV. Chỉ trong chưa đầy 1 tháng (tính từ ngày 8/12/2019 đến ngày 3/2/2020) virus nCoV đã làm 17.386 người mắc bệnh, 362 người tử vong, lây lan tới 26 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi đó từ tháng 11/2002 đến tháng 7/2003 (9 tháng) SARS-CoV chỉ làm 8.096 người mắc bệnh, nhưng có tới 774 người tử vong, tỷ lệ người tử vong lên tới 9,6%. Số ca nhiễm tăng nhanh ở mức báo động khiến các nhà nghiên cứu lo sợ virus Corona có khả năng trở thành đại dịch trên toàn cầu gây nên những hệ lụy khó có thể đo đếm được. Một số chuyên gia y tế cũng lo ngại thống kê chính thức hiện nay có thể chưa phản ánh đúng thực tế dịch bệnh. Các chuyên gia y tế cũng không giấu giếm nỗi lo ngại rằng khả năng không thể khống chế virus đang bỏ ngỏ.
BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã dành toàn bộ khoa cấp cứu cho công tác phòng, chống dịch.
2. Thực tế đó đã khiến Chính phủ, Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng hết sức quan tâm. Ngay từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định dịch nCoV chưa ở mức nghiêm trọng thì tại Việt Nam, cả hệ thống chính trị vào cuộc. Ngày 23/1/2020, thời điểm Việt Nam còn chưa phát hiện ca bệnh nhiễm virus nCorona, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trực tiếp tới thị sát, kiểm tra tại Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới Trung ương (xã Kim Chung, huyện Đông Anh) - một trong những cơ sở đầu ngành tiếp nhận cách ly, điều trị các ca bệnh nghi nhiễm, nhiễm virus Corona. Tại đây, Phó Thủ tướng nhấn mạnh công tác chuẩn bị phòng, chống dịch viêm hô hấp cấp do virus Corona phải sẵn sàng ở mức độ cao nhất, nhanh, linh hoạt.
Một ngày sau đó, sáng 24/01/2020 (30 Tết), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp với Ban Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tinh thần “ưu tiên cho phòng, chống dịch, không vì bất kỳ một lý do nào kể cả về kinh tế mà để ảnh hưởng đến công tác chống dịch”. Chiều 26/01/2020 (mùng 2 Tết), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc làm việc thứ ba trong vòng 4 ngày với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch viêm hô hấp cấp do virus Corona. Phó Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh tinh thần chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là tập trung ở mức cao nhất để phát hiện kịp thời, sớm nhất có thể các trường hợp nghi ngờ lây nhiễm nCoV, khoanh vùng, cách ly tuyệt đối, theo dõi chăm sóc thật tốt và xét nghiệm, nhất định không để dịch lây lan rộng trong cộng đồng ở Việt Nam. Dù phải hy sinh lợi ích kinh tế cũng phải đặt công tác phòng, chống dịch lên trên hết. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tình hình dịch ở Trung Quốc diễn biến phức tạp, mức độ lây nhiễm cao nên các biện pháp phòng, chống của Việt Nam đặt ra ngay từ đầu luôn rất tích cực, cao một mức so với các khuyến nghị.
Cùng với những cuộc họp liên tiếp xuyên Tết là những chuyến công tác, thị sát của Phó Thủ tướng cùng lãnh đạo Bộ Y tế để chỉ đạo phòng chống dịch tại các địa bàn trọng điểm cũng như tại bệnh viện tiếp nhận ca mắc và nghi ngờ mắc nCoV.
Chiều 27/1 (mùng 3 Tết), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp về bệnh viêm đường hô hấp cấp nCoV. Tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Chống dịch như chống giặc. Các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, phải bảo đảm tính mạng, sức khỏe của người dân, không để dịch lây lan, hạn chế tối đa trường hợp tử vong. Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc.
Ngay sau đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Theo đó, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, không để dịch lây lan. Các bộ sẵn sàng phối hợp, thành lập bệnh viện dã chiến để chủ động ứng phó, sẵn sàng trong mọi tình huống, kể cả tình huống xấu nhất. Bộ GTVT tạm thời ngừng cấp phép các chuyến bay từ Việt Nam đến vùng có dịch của Trung Quốc và ngừng tất cả các chuyến bay từ vùng có dịch đến Việt Nam. Thủ tướng đã cử Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch; thành lập 40 Đội phản ứng nhanh trên toàn quốc để giải quyết kịp thời các vấn đề cấp bách phòng, chống dịch.
Ngay tại thời điểm đó, Bộ Y tế đã kích hoạt toàn bộ hệ thống giám sát, điều trị. Đặc biệt, ngành y tế đã tăng cường công tác giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu. Các cơ sở y tế, sẵn sàng tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân, phòng chống lây chéo trong tại bệnh viện và lây nhiễm từ người bệnh sang nhân viên y tế. Bộ Y tế cũng cập nhật liên tục tình hình dịch nCov trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ; đã nâng mức đáp ứng cao nhất của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng; tổ chức ứng trực và báo cáo hằng ngày. Việc giám sát và tổ chức khai báo y tế bắt buộc đối với người nhập cảnh từ Trung Quốc được thực hiện từ 0 giờ ngày 25/1 (mồng 1 Tết) tại tất cả các cửa khẩu. Những ca bệnh nghi ngờ được chuyển đến các BV Nhiệt đới T.Ư, Nhi T.Ư, Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh cũng như nhiều bệnh viện tuyến dưới tại Hải Dương, Thanh Hóa, Đà Nẵng… ngay lập tức được cách ly và xử lý theo tình huống có dịch. Những ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2020, cả hệ thống y tế các tuyến đều trực dịch 24/24 giờ, sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.
Nói như PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tới thời điểm này, Việt Nam đang đáp ứng rất bài bản và kiểm soát được tình hình dịch bệnh.
Li Zichao nhận giấy xuất viện từ lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy.
3. Chiều 4/2, Bộ Y tế đã có thông tin về bệnh nhân thứ 10 nhiễm virus Corona tại Việt Nam. Điều đáng lưu tâm nhất trường hợp này đó là việc đây là ca thứ 2 ở Việt Nam ghi nhận lây từ người sang người, thay vì có nguồn gốc trở về từ Vũ Hán. Điều đó cho thấy tình hình dịch do chủng mới virus Corona ngày càng diễn biến phức tạp có khả năng lây lan nhanh. Lãnh đạo Bộ Y tế cũng dự đoán trong thời gian tới, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp ở Trung Quốc và lan nhanh ra nhiều nước. Cùng với sự phát triển của các thiết bị xét nghiệm mới giúp phát hiện người mắc bệnh nhanh hơn, ở trong nước có thể xuất hiện thêm nhiều trường hợp dương tính với virus nCoV.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Y tế cũng khẳng định với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, với trình độ và năng lực đã được minh chứng, Ngành Y tế Việt Nam tự tin sẽ đủ khả năng ngăn chặn dịch bệnh này.
Không một cuộc chiến đấu nào là dễ dàng, không một thách thức nào là dễ vượt qua, nhất là với dịch bệnh chưa từng có tiền lệ, ngày càng có những diễn biến phức tạp, khó lường như dịch cúm virus Corona. Nhưng trong khí trời của mùa xuân mới, dưới sự điều hành linh hoạt, kịp thời, quyết liệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng, sự phối hợp, đồng lòng từ người dân, hoàn toàn có thể nuôi niềm hy vọng, rằng, dịch bệnh sẽ được kiểm soát, bình an, sức khỏe lại trở lại khắp muôn nơi.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng hai tác phẩm mới mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.
(CLO) Gây ra hai vụ tai nạn ở huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) ôtô 7 chỗ bị nổ lốp nhưng tài xế vẫn cố tình bỏ chạy khoảng 35 km thì bị bắt giữ.
(CLO) Thi đấu kiên cường trong hơn 90 phút trên sân cỏ, đội tuyển U17 Indonesia đã tạo địa chấn khi đánh bại ứng viên vô địch U17 Hàn Quốc tỷ số 1-0 ở trận ra quân bảng C VCK U17 châu Á 2025.
(CLO) Meta, công ty mẹ của Facebook đang đối mặt với vụ kiện liên quan đến cáo buộc kích động bạo lực ở Ethiopia. Các nguyên đơn đang yêu cầu Meta thành lập một quỹ trị giá 2,4 tỷ USD để bồi thường cho các nạn nhân trên nền tảng này.
(CLO) Tổng thống Donald Trump một lần nữa gia hạn thời hạn cho chủ sở hữu Trung Quốc ByteDance của TikTok phải bán ứng dụng video ngắn này nếu không sẽ bị cấm tại Mỹ.
(CLO) Với thành tích tốt tại vòng loại futsal nữ châu Á 2025, đội tuyển futsal nữ Việt Nam được cộng thêm 15.32 điểm, tiếp tục duy trì thứ hạng 11 thế giới, hạng 4 châu Á.
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.