Dịch vụ taxi lao đao vì… Covid-19

Thứ năm, 26/03/2020 13:59 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, khiến ngành dịch vụ taxi cũng chịu ảnh hưởng khi doanh thu sụt giảm liên tục. Hiện Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được với những chính sách này và rơi vào tình trạng “chờ được vạ thì má đã sưng”.

Dù cố gắng làm việc nhưng thu nhập của nhiều tài xế taxi vẫn không khá khẩm hơn là mấy.

Dù cố gắng làm việc nhưng thu nhập của nhiều tài xế taxi vẫn không khá khẩm hơn là mấy.

Anh Phong là một lái xe của hãng Taxi Mai Linh đã gần 10 năm. Những ngày này là một “cơn ác mộng” với những lái xe phụ thuộc vào doanh số kiếm được hằng ngày như anh. Nhất là thời điểm này, Hà Nội vắng vẻ, người dân ai cũng hạn chế ra đường hoặc nếu buộc phải ra thì họ thường sử dụng xe cá nhân. Ai cũng sợ, ngại khi sử dụng phương tiện taxi lưu thông, sợ có thể bị tiếp xúc gián tiếp qua người bệnh đã đi chuyến trước. Nếu như trước đây, những lái xe như anh Phong, nếu chịu khó chạy, mỗi ngày cũng kiếm được hơn một triệu đồng, trừ các chi phí cố định khác cũng thu về được vài trăm nghìn. Thế nhưng khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhu cầu người dân giảm xuống đến hơn 50%, thậm chí có thời điểm cả ngày chỉ chạy được vài chuyến. Trong khi đó, các chi phí để vận hành là cố định không thay đổi.

Trao đổi với PV báo Nhà báo & Công luận, nhiều lái xe taxi cho biết, mỗi tháng, mặc định lái xe phải trả một khoản phí quản lý dịch vụ từ một đến hai triệu đồng cho các hãng taxi và các chi phí về bảo dưỡng, rửa xe… Gần đây, nhiều lái xe còn chủ động phòng bệnh cho bản thân và khách hàng bằng nhiều cách như mua thêm nước rửa tay khô, xịt kháng khuẩn để làm sạch khoang ghế của khách trước. Một lái xe của G7 cho biết, khi biết virus sẽ yếu đi ở nhiệt độ hơn 25 độ C, anh em lái xe bảo nhau, sau mỗi chuyến đều bật điều hòa nóng hy vọng sẽ diệt được virus. Đồng thời đều sử dụng cồn sát trùng lau kỹ xe tại các vị trí nắm cửa, ghế, tay lái... mỗi ngày. Điều này cũng khiến thời gian các lái xe làm việc sẽ dài hơn. Thông thường việc đón, trả khách nếu làm trong 8 tiếng thì hiện nay phải làm thêm khoảng 4 tiếng để thực hiện việc làm sạch xe. Không chỉ “Taxi truyền thống”, nhiều lái xe “Taxi công nghệ” cũng chịu chung hoàn cảnh khó khăn, “ế khách” tương tự. Một số lái xe đã vay tiền để mua xe chạy theo hình thức trả góp đã phải rao bán xe, chuyển đổi nghề vì không bám trụ nổi.

Đã có nhiều đơn vị vận tải taxi đưa ra những giải pháp hỗ trợ trước mắt đối với lái xe, cũng như để đảm bảo duy trì hoạt động của doanh nghiệp như giảm một phần tiền đàm, phí quản lý... bố trí nghỉ luân phiên cho nhân viên để phòng dịch. Tuy nhiên theo nhiều doanh nhiệp vận tải taxi đó cũng chỉ là những giải pháp tình thế, muốn tồn tại doanh nghiệp cần có hành khách và những hỗ trợ kịp thời từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước.

Thông tin từ ông Dương Trí Thanh - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần quản lý G7 Taxi cho biết, hiện đơn vị có khoảng hai nghìn xe hoạt động trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Nhưng vì dịch bệnh Covid-19 lượng xe chạy hiện chỉ còn một nửa và dự báo sẽ còn giảm thêm trong những ngày cuối tháng 3 này. Trong khi nguồn thu không có, các chi phí cố định, lãi vay doanh nghiệp vẫn phải trả như bình thường, cộng thêm việc bỏ ra một khoản chi phí rất lớn phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh. Mặc dù đơn vị cũng đã kiến nghị một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải taxi trước những hệ lụy của dịch bệnh Covid-19 như những hỗ trợ về tài chính khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất tiền vay; gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng bảo hiểm xã hội... lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền và Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo. Tuy nhiên đến nay, trên thực tế doanh nghiệp vẫn chưa nhận được những giải pháp hỗ trợ kịp thời để giảm bớt khó khăn.

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Tiến Long - Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải Thăng Long chia sẻ, hầu hết các doanh nghiệp taxi đều gặp khó khăn do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Các lễ hội bị hủy bỏ, học sinh sinh viên được nghỉ học, người dân hạn chế di chuyển do lo sợ lây nhiễm dịch bệnh khiến nhu cầu vận tải hành khách bằng taxi giảm mạnh. Ngoài ra các chi phí về tiền thuê mặt bằng, bến bãi,... cũng là một trong những khó khăn lớn mà doanh nghiệp phải tính đến. Thời gian cao điểm, đơn vị có khoảng gần 500 xe taxi hoạt động trên địa bàn Hà Nội nhưng hiện chỉ còn 300 xe chạy. Nhiều lái xe xin nghỉ ở nhà hoặc về quê tránh dịch, sản lượng hành khách sụt giảm nghiêm trọng khiến doanh thu không đảm bảo. Hơn lúc nào hết doanh nghiệp vận tải taxi rất cần những giải pháp hỗ trợ kịp thời từ phía các cơ quan quản lý nhà nước để có thể tồn tại.

Với khó khăn trước mắt, đễ hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải, Chính phủ đã có những giải pháp cấp bách, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, tín dụng, cắt giảm thuế, hạ lãi suất hay bình ổn giá xăng dầu để hạn chế những thiệt hại nặng nề. Nhưng theo quan điểm của nhiều chuyên gia, không chỉ những doanh nghiệp vận tải taxi mà hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động tại Việt Nam đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn hạn chế. Nên khi xảy ra những biến động của thị trường, đặc biệt là đại dịch như Covid-19 khiến kinh tế suy thoái, sản xuất trì trệ, không có nguồn thu, doanh nghiệp khó có thể tồn tại. Nếu các giải pháp hỗ trợ đến không kịp thời nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản, rơi vào cảnh “chờ được vạ thì má đã sưng”.

Thế Anh

Tin khác

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

(CLO) Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã bộc lộ nhiều bập cập, tuy nhiên, muốn bỏ quỹ vẫn cần lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp