Điểm danh 8 loại nông sản xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam trong năm 2020

Thứ ba, 08/12/2020 15:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong 11 tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 37,42 tỷ USD. Cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ,... là những mặt hàng đạt giá trị kim ngạch trên 2 tỷ USD.

Việt Nam có tới 8 loại nông sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong năm 2020. Ảnh minh họa.

Việt Nam có tới 8 loại nông sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong năm 2020. Ảnh minh họa.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 11/2020 ước đạt 3,72 tỷ USD. Lũy kế tổng giá trị xuất khẩu 11 tháng 2020 đạt 37,4 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ 2019.

Tổng giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng của năm 2020 đạt gần 28,06 tỷ USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2019. Thặng dư thương mại của toàn ngành nông lâm ngư nghiệp tiếp tục tăng cao, đạt hơn 9,3 tỷ USD trong 11 tháng. Điều này không chỉ nhờ xuất khẩu tăng trưởng mà còn vì giảm được nhập khẩu. 

Hiện đã có 8 nhóm, mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD; trong đó có 7 nhóm, mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD (cà phê 2,5 tỷ USD, gạo 2,8 tỷ USD, hạt điều đạt 2,9 tỷ USD, rau quả đạt 3,0 tỷ USD, tôm 3,4 tỷ USD, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,4 tỷ USD).

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 11/2020 ước đạt 1,1 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu gỗ và sản phầm gỗ 11 tháng lên 10,88 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ 2019. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 77,8% trong tổng giá trị xuất khẩu ngành hàng này.

Từ đầu năm đến nay, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh tại các thị trường: Hoa Kỳ tăng 32,3%; Trung Quốc tăng 3,4%; Canada tăng 17%; Thái Lan tăng 20,2% so với cùng kỳ 2019. 

Như vậy, dù phải đối mặt với những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, 11 tháng 2020 ngành gỗ Việt Nam vẫn có những bước tăng trưởng ấn tượng và đây là tháng thứ 5 liên tiếp, kim ngạch xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ gỗ đạt trên 1 tỷ USD/tháng.

Bên cạnh đó, nhờ giữ vững các thị trường truyền thống Trung Quốc, Hàn Quốc và EU. Đặc biệt, trong nhóm các nước nhiệt đới xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất vào thị trường EU, năm 2020 chỉ có Việt Nam giữ vững được giá trị xuất khẩu vào thị trường này. 

Đối ngược xuất khẩu lâm sản thì ngành thủy sản lại rất ảm đạm. Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 11/2020 chỉ đạt 800 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 11 tháng lên gần 7,75 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ 2019. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 59,6% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh nhất sang thị trường Anh (tăng 5,1%), nhưng lại chứng kiến sự suy giảm ở nhiều thị trường, trong đó giảm mạnh nhất 16,3% ở Thái Lan. 

Ngành hàng lúa gạo đang tự tin với sự tăng trưởng cao. Trong tháng 11/2020, đã xuất khẩu 388 nghìn tấn gạo, đem về 207 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 11 tháng lên 5,74 triệu tấn và 2,85 tỷ USD, giảm 2,2% về khối lượng nhưng tăng 10,4% về giá trị so với cùng kỳ 2019.

Hiện tại, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 32,9% thị phần; giảm 4,3% về khối lượng nhưng tăng 8,4% về giá trị. Xuất khẩu tăng mạnh ở các thị trường: Indonesia tăng gấp 3,1 lần; Trung Quốc, tăng 79,2%.

Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 493,3 USD/tấn, tăng 12,7% so với cùng kỳ 2019. Về chủng loại xuất khẩu, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 40,3% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 37,7%; gạo nếp chiếm 17,6%; gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 4,2%. 

Các thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam là Philippines (chiếm 54,5%), Malaysia (chiếm 13,4%) và Cuba (chiếm 8,8%). Với gạo jasmine và gạo thơm, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Philippines (chiếm 26,4%), Ghana (chiếm 21,2%) và Bờ Biển Ngà (chiếm 14,8%).

Với gạo nếp, thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc (chiếm 72,4%), Indonesia (chiếm 8,0%) và Philippines (chiếm 7,0%). Với gạo japonica và gạo giống Nhật, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Kiribati (chiếm 17,5%), Đảo quốc Solomon (chiếm 15,7%) và Trung Quốc (chiếm 6,9%).

Trong một tháng qua, giá gạo 5% tấm của Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ từ mức khoảng 495 USD/tấn vào đầu tháng 11 lên khoảng 498 USD/tấn vào gần cuối tháng. Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan có xu hướng tăng mạnh từ 466 USD/tấn vào đầu tháng lên 480 USD/tấn vào gần cuối tháng. Nguyên nhân chính là do nguồn cung từ vụ mới chậm đưa ra thị trường khiến tình trạng khan hiếm làm giảm giá xảy ra. Trong khi, giá gạo Ấn Độ giảm nhẹ từ 373 USD/tấn vào đầu tháng xuống 368 USD/tấn vào gần cuối tháng. 

Xuất khẩu nông sản trong 11 tháng đầu năm nay nổi nên nhiều gam màu xám, đó là sự suy giảm nghiêm trọng của nhiều ngành hàng. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 11/2020 ước đạt 33 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 11 tháng lên 297 triệu USD, giảm 18,5% so với cùng kỳ 2019.

Trong đó, giá trị xuất khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 7,4%; thịt và phụ phẩm dạng thịt động vật giảm 44,6%; giá trị xuất khẩu mật ong đạt tăng 38% so với cùng kỳ 2019.

Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 11/2020 ước đạt 280 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 11 tháng lên 3,01 tỷ USD, giảm 11,7% so với cùng kỳ 2019. Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam với 56,8% thị phần; giảm 26,6% so với cùng kỳ 2019. Hầu hết chủng loại sản phẩm rau quả xuất khẩu chính đều chứng kiến sự suy giảm về giá trị xuất khẩu: thanh long vẫn là mặt hàng chiếm thị phần cao nhất với 35,8% tổng giá trị xuất khẩu nhưng giảm 10,3%; chuối chiếm 5,4%, nhưng giảm 13,1%; sầu riêng chiếm 4% nhưng giảm 52,9%; dưa hấu chiếm 1,3% nhưng giảm 36,5% ...

Xuất khẩu cà phê tháng 11/2020 ước đạt 70 nghìn tấn với giá trị đạt 137 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê 11 tháng lên 1,41 triệu tấn và 2,46 tỷ USD, giảm 3,9% về khối lượng và giảm 2,9% về giá trị so với  cùng kỳ năm 2019. Đức, Hoa Kỳ và Italia tiếp tục là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,1%; 9,3% và 8,4%. Giá trị xuất khẩu cà phê tăng mạnh tại các thị trường: Ba Lan (tăng 35,4%);  Nhật Bản (tăng 16,5%); Malaysia (tăng 14,3%). Giá cà phê xuất khẩu bình quân 11 tháng đạt 1.744 USD/tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ 2019. 

Xuất khẩu tiêu đạt 21 nghìn tấn với giá trị đạt 54 triệu USD trong tháng 11/2020; lũy kế 11 tháng đạt 263 nghìn tấn và 597 triệu USD, giảm 1,8% về khối lượng và giảm 11,4% về giá trị so với cùng kỳ 2019. Ba thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Đức và Ấn Độ chiếm 31,2% thị phần tổng giá trị xuất khẩu tiêu. Giá tiêu xuất khẩu bình quân đạt 2.246,2 USD/tấn, giảm 11,2% so với cùng kỳ 2019. 

Trong tháng 11/2020, khối lượng điều nhân Việt Nam xuất khẩu ước đạt 50 nghìn tấn với giá trị 310 triệu USD, đưa kết quả xuất khẩu mặt hàng này trong 11 tháng lên 468 nghìn tấn và 2,94 tỷ USD, tăng 13,2% về khối lượng nhưng giảm 1,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn là ba thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 32,3%, 14,5% và 12,6% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều. Thị trường điều nhân cả năm nay tương đối trầm lắng, một phần do lượng tồn kho lớn ở Hoa Kỳ và EU, ngoài ra còn bị sự tác động bởi dịch Covid -19.

Giá trị xuất khẩu chè 11 tháng qua đạt 124 nghìn tấn và 200 triệu USD, tăng 1,2% về khối lượng nhưng giảm 5,5% về giá trị so với cùng kỳ 2019. Xuất khẩu cao su 11 tháng qua đạt 1,51 triệu tấn và gần 2 tỷ USD; tăng nhẹ 0,4% về khối lượng nhưng giảm 1,4% về giá trị so với cùng kỳ 2019.

Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 76,2%, 3,8% và 2,1%. Giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.294,7 USD/tấn, giảm 4,3% so với cùng kỳ 2019.

Về thị trường xuất khẩu, tính chung 11 tháng, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 9,8 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ và chiếm khoảng 26,2% thị phần.

Tiếp đến là Trung Quốc ước đạt gần 9,2 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ và chiếm 24,6% thị phần; thị trường EU ước đạt 3,44 tỷ USD, giảm 0,3% và chiếm 9,2% thị phần.

Xuất khẩu sang các nước ASEAN đạt khoảng 3,43 tỷ USD, tăng 2,8% và chiếm 9,18% thị phần; xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD, giảm 1,5% và chiếm gần 8,3% thị phần.

Bộ NNPTNT cho biết, trong tháng còn lại của năm, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường lương thực, thực phẩm, tình hình xuất nhập khẩu; tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn về thị trường, ổn định nguồn cung nông lâm thủy sản phục vụ các ngày Lễ, Tết cuối năm.

Minh Châu

Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi – giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi – giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

(CLO) Trong 2 ngày, 26 và 27/4/2024, Công ty CP Vinhomes chính thức khai trương và đưa vào hoạt động phố thương mại K-Town tại tổ hợp Grand World phía đông Hà Nội, khai trương kỹ thuật hai công viên văn hóa đặc sắc ven sông tại Hải Phòng là Công viên Văn hóa Hàn Quốc K-Park và Quảng trường châu Âu tại thành phố Đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island

Bất động sản
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp