(CLO) Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký ban hành Quyết định số 152/QĐ-TTg, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (lần 17, năm 2025) cho 5 di tích quan trọng. Các di tích này không chỉ mang giá trị lịch sử to lớn, mà còn là minh chứng cho nghệ thuật và văn hóa trên khắp đất nước.
Chùa Bối Khê (Thanh Oai, Thành phố Hà Nội)
Chùa Bối Khê, xã Tam Hưng (Thanh Oai, Hà Nội) có niên đại trên 600 năm, nổi tiếng với những bức chạm gỗ tuyệt đẹp cùng nhiều hiện vật phản ánh giá trị lịch sử, văn hóa ở nhiều thời kỳ khác nhau, có giá trị cao trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và nghiên cứu triết học. Bối Khê là một trong những ngôi chùa cổ bậc nhất ở vùng Bắc Bộ.
Tương truyền, chùa xây dựng từ năm 1338, thời Trần. Chùa thờ Phật, Tam Tòa Thánh Mẫu, thờ Đức thánh Bối Nguyễn Đình An – người có công đánh giặc phương Bắc, và cũng lưu giữ nhiều dấu tích tôn giáo của phái Trúc Lâm, Đạo giáo, Khổng giáo.
Chùa thờ Phật ở phía trước, thờ Đức Thánh Bối ở phía sau, một điển hình theo dạng thức "tiền Phật, hậu Thánh". Bối Khê hiện còn lưu giữ một thánh điện với nhiều tượng thờ, thể hiện rõ nét sự hòa nhập tôn giáo ở những ngôi chùa Bắc Bộ.
Các pho tượng ghi chép trong văn bia trước thời Nguyễn hiện không còn, chỉ trừ hai pho tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay và Bà Hậu (thời Mạc) ở vị trí tôn chủ của Thượng điện.
Đức Thánh Bối là nhân vật lịch sử tạo nên mối liên kết tôn giáo giữa chùa Bối Khê và chùa Trăm Gian, biểu trưng về hai vùng đất (Bối Khê - Tiên Lữ/Tứ Bích xưa). Hai ngôi chùa đều thờ chung Thánh Nguyễn Đình An. Cũng do thờ chung Thánh nên từ xưa, hai làng đã có tục "kết chạ" còn lưu giữ đến nay.
Theo tài liệu được giới nghiên cứu công nhận, chùa Bối Khê đã trải qua tám đợt trùng tu lớn vào các đời Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng và Nguyễn. Nhiều mảng chạm khắc trang trí ở chùa còn lưu giữ dấu tích kiến trúc thời Nguyễn.
Có thể nói, chùa Bối Khê hội tụ nhiều nét kiến trúc, mỹ thuật tiêu biểu ở nhiều thời kỳ, do yếu tố trùng tu giữ lại những vật liệu và thừa kế nghệ thuật kiến trúc, mỹ thuật ở thời kỳ trước trong quá trình tôn tạo.
Đền Xám (Nam Trực, Tỉnh Nam Định)
Đền Xám nằm ở thôn Lạc Đạo, xã Hồng Quang, thờ Trần Minh Công tức Trần Lãm. Thời Ngô Vương dựng nước, 12 xứ quân Cát cứ dẫn đến tình trạng tranh chấp thôn tính lẫn nhau.
Cuối năm 967, loạn 12 xứ quân bị dập tắt và đất nước trở lại thanh bình. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế phong Trần Lãm chức Phụ dực quốc chính Thượng tướng công, cấp cho thực ấp tại đạo Sơn Nam (nay là Nam Định).
Trần Lãm làm quan đến năm 60 tuổi thì dâng sớ xin về trí sở tại trang Lạc Đạo. Về sống tại trang Lạc Đạo, ông khuyến khích nông trang, dậy dân cày cấy. Ông mất tại trang Lạc Đạo.
Đình Xám là công trình kiến trúc rất tinh xảo, đặc biệt là bộ cánh cửa, hệ thống cột ở cung Đệ Nhị với phong cách chạm lộng, thông phong rồng, khỉ, hoa lá, cỏ cây... rất tinh xảo. Đền Xám được xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1964.
Được xem là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất của Nam Định, đền Xám là nơi tôn thờ các vị thánh nhân và có lễ hội truyền thống hàng năm thu hút hàng nghìn du khách. Kiến trúc đền phát huy tinh hoa chạm khắc gỗ và nghệ thuật xây dựng truyền thống.
Cụm di tích liên quan đến Nhà Mạc (Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng)
Di tích lịch sử thành phố Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc là quần thể di tích lịch sử - khảo cổ, xây dựng tại xã Ngũ Đoan (huyện Kiến Thụy), nơi được xem như kinh đô đầu tiên của người dân vùng biển do nhà Mạc dựng lên.
Tại đây hiện lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị, trong đó có thanh Định Nam Đao, là một trong 3 hiện vật thời Mạc của huyện Kiến Thụy (cùng với Tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung và Phù điêu Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn thờ tại chùa Trà Phương, xã Thụy Hương) được suy tôn là bảo vật quốc gia.
Quần thể di tích khu tưởng niệm các vua nhà Mạc được xây dựng trên nền móng của Điện Tường Quang, nơi phát tích triều Mạc, rộng 2,5 ha trong tổng diện tích quy hoạch 10,5 ha gồm các hạng mục: Nghi môn ngoại, cầu đá, hồ cá, nghi môn nội, nhà văn bia, nhà giải vũ và nhà chính điện.
Trọng tâm của Khu tưởng niệm là nhà chính điện (diện tích 586,19 m2) được xây dựng theo kiến trúc văn hóa thời Mạc với bố cục mặt bằng hình chữ “Công”, nâng đỡ bởi 100 cây cột gỗ lim, gồm ba phần: 7 gian tiền đường, 5 gian hậu cung... Gian tiền đường là nơi thờ linh vị 5 vị vua thời Mạc.
Tượng bằng gỗ dát vàng, chính giữa là tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung và các đồ thờ quý. Khu tưởng niệm đang lưu giữ thanh Định Nam Đao (dài 2m55, nặng 25,6 kg) gắn với công lao sự nghiệp của Mạc Thái Tổ, cùng Ngài xông pha chiến trận, bách chiến bách thắng.
Cụm di tích Từ Lương Xâm ( Hải An, Thành phố Hải Phòng)
Di tích Từ Lương Xâm nằm ở phía Đông Bắc phường Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng (xưa thuộc xã Lương Xâm, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương).
Từ có kiến trúc chính quay về hướng Đông với bố cục kiểu nội công, ngoại quốc; được dựng trên khu đất cao, có nhiều cây cổ thụ, trên nền bản doanh và kho lương của Ngô Quyền chống giặc Nam Hán xưa. Đây là nơi Ngô Quyền nhiều lần trực tiếp chỉ huy tác chiến.
Di tích Từ Lương Xâm là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1986, chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938 của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo Ngô Quyền; được coi là một đài tưởng niệm vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền - ông tổ trung hưng của nền độc lập Việt Nam.
Trong số 4 nơi thờ Ngô Quyền tại địa bàn quận Hải An thì Từ Lương Xâm được coi là “từ cả” bởi cách đây 1.075 năm về trước nơi đây chính là đại bản doanh của Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán.
Từ xa xưa, Từ Lương Xâm trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của dân làng, được mở hội hàng năm vào đúng ngày 16 tháng Giêng âm lịch (ngày hóa của Ngô Quyền), các nơi khác sang ngày 17 tháng Giêng mới tiến hành lễ hội.
Tháp Bà Pô Nagar (Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa)
Tháp Ponagar (TP Nha Trang - Khánh Hoà) là công trình tiêu biểu về nghệ thuật kiến trúc của dân tộc Chăm được xây dựng từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 13. Đây được coi là điểm tham quan du lịch tâm linh khá độc đáo, hấp dẫn du khách khi đến với Nha Trang.
Tháp Ponagar còn gọi là Tháp Bà nằm trên đồi Cù Lao, bên dòng sông của thành phố Nha Trang. Thời điểm tháp được xây dựng cũng là thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) hưng thịnh nhất tại vương quốc Chămpa cổ.
Tương truyền, nữ thần Thiên Y A Na Thánh Mẫu là vị tiên giáng trần, đã có công dạy nhân dân trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải... Công đức của Thánh Mẫu luôn được người dân Nam Trung Bộ và Tây Nguyên ghi ơn.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tổng thể kiến trúc của tháp Bà có 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Tầng thấp ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà hiện nay đã không còn nữa. Từ tháp cổng sẽ có những bậc thang bằng đá kéo dài dẫn lên tầng giữa.
Tầng giữa hiện nay chỉ còn lại hai dãy cột chính dựng bằng gạch hình bát giác. Mỗi bên gồm 5 cột lớn đường kính khoảng 1m, cao hơn 3m, 12 cột nhỏ và thấp hơn đặt ở hai bên. Tất cả đều nằm trên một nền gạch cao hơn 1 mét. Người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ ngơi và chuẩn bị lễ vật trước khi lên các điện bên trên để dâng cúng. Từ tầng giữa này có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn thẳng lên tầng trên cùng.
Tầng trên cùng là nơi các tháp được xây dựng, ngay phía trước ngôi tháp chính với hai dãy tháp được bao quanh bởi tường đá. Dãy tháp ở phía trước có 3 ngôi và dãy tháp phía sau với dấu vết của ba ngôi tháp khác. Tuy nhiên do ảnh hưởng của chiến tranh mà hiện nay chỉ còn lại 1 ngôi.
Tòa tháp được xây dựng dựa theo lối kiến trúc đặc trưng của người Chăm. Với lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về phía đông, mặt bên ngoài có rất nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn. Trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình Po Nagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú: nai, ngỗng vàng, sư tử...
Tháp thờ chính của dãy phía trước khá lớn và cao khoảng 23 mét. Một kiệt tác về nghệ thuật điêu khắc của cư dân Chămpa cổ. Đây là sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và kỹ thuật chạm nổi. Bên trong tháp khá tối và lạnh. Phía cuối tháp có một bệ thờ bằng đá ở ngay dưới tượng Bà Po Nagar mười cánh tay. Hai bàn tay ở dưới đặt lên trên hai đầu gối, các bàn tay còn lại sẽ cầm những vât dụng như đoản kiếm, mũi tên, chùy, cây lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung, tù và ở bên trái
Xung quanh di tích hiện nay còn có một số tượng người, tượng thú… Trên đỉnh tháp là tượng thần Shiva cưỡi ngưu thần Nandin, cùng các tượng linh vật khác như thiên nga, dê, voi,… Mặt ngoài tháp được trang trí với những hình điêu khắc như vũ công, người chèo thuyền, xay gạo, đi săn…
Tháp Ponagar chính là một thành tựu tiêu biểu nhất về nghệ thuật xây dựng kiến trúc đền tháp, nghệ thuật điêu khắc, bia ký và tôn giáo, tín ngưỡng, một chứng tích rõ ràng cho sự ảnh hưởng lớn mạnh của Hindu giáo đối với người Chăm và sau này là người Việt.
Theo quy định, khu vực bảo vệ các di tích đã được xác định trong hồ sơ và bản đồ. Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng chủ tịch UBND các cấp tăng cường bảo tồn và phát huy giá trị di sản, tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật về di sản văn hóa.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 27/1 (28 Tết), do ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều hửng nắng, trời rét đậm, vùng núi cao có thể xảy ra băng giá và sương muối. Khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng.
(CLO) Ngày 26/1 (tức ngày 27 Tết), toàn quốc đã xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 47 người. Trong ngày hôm nay, lực lượng Cảnh sát giao thông các địa phương đã xử phạt 2.106 tài xế vi phạm nồng độ cồn.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố ông có thể xem xét việc tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ vài ngày sau khi quyết định rút Mỹ khỏi tổ chức này.
(CLO) Ngày 26/1, Công an tỉnh Lai Châu cho biết, các đơn vị nghiệp vụ vừa bắt đối tượng Lê Chí Hưng (SN 1996, trú tại phường Dữu Lâu, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) để điều tra về hành vi giết người.
(CLO) Ngày 26/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Cà Mau cho biết, đã bắt giữ đối tượng có Quyết định truy nã đặc biệt về tội "Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép".
(CLO) Ngày 26/1, thông tin từ Công an Thanh Hóa cho biết, lực lượng chức năng vừa bắt 7 đối tượng cưỡng đoạt tài sản dưới hình thức bảo kê bán đào Tết.
(CLO) Ngày 26/1, Công an TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) thông tin, đơn vị vừa ra Quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ hình sự đối với 10 đối tượng trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
(CLO) Chính phủ Brazil đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ việc các cơ quan chức năng Mỹ còng tay một nhóm người Brazil bị trục xuất trên chuyến bay trở về nước.
(CLO) Những nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Quang Thọ, Diva Mỹ Linh, Dương Hoàng Yến, danh ca Ngọc Ánh… cùng nhiều nghệ sĩ khác sẽ góp mặt tại chương trình nghệ thuật Tết “Cảm hứng bất tận” do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh dỡ bỏ lệnh tạm hoãn của cựu Tổng thống Joe Biden về việc cung cấp bom 900 kg (tương đương 2.000 pound) cho Israel.
(CLO) Xẩm Xoan hay còn gọi là Xẩm Huê Tình, làn điệu này có nét đặc trưng trữ tình, thường mang tiết tấu rộn ràng, tươi vui, được hát vào những ngày hội làng hay các ngày đầu Xuân năm mới. Hòa trong không khí của ngày xuân, điều này khiến chiếu Xẩm trở nên hấp dẫn và lôi cuốn hơn bao giờ hết.
(CLO) Hôm nay 26/1 (tức ngày 27 Tết), hầu hết các tuyến đường ở Thủ đô vắng vẻ, thông thoáng phương tiện, trái ngược với khung cảnh đông đúc, tắc đường ngày hôm qua.
(CLO) Ít nhất 12 binh sĩ thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ), bao gồm 9 binh sĩ Nam Phi và 3 binh sĩ Malawi, đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh với phiến quân M23 ở miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo, theo thông tin từ các cơ quan chức năng.
(CLO) Để đối phó với giá khí đốt tăng cao, ít nhất bảy tàu chở LNG của Mỹ đã chuyển hướng từ châu Á, châu Phi và Colombia, hướng đến các cảng châu Âu, gia tăng nguồn cung năng lượng cho khu vực này.
(CLO) Tổn thất kinh tế do thiên tai tại Hoa Kỳ năm 2024 đã lên tới 218 tỷ USD, tăng mạnh 85% so với năm trước, trong khi bão Helene và Milton đóng góp đáng kể vào con số kỷ lục này.
(CLO) Trong sáng 26/1/2025 (tức 27 Âm lịch), nhiều tiểu thương bán cây cảnh tại chợ đầu mối ở TP Hải Dương đồng loạt giảm giá mạnh trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Trong đó, các mặt hàng như đào rừng, quất cảnh, mai, bưởi, nhất chi mai… đồng loạt giảm nửa giá để bán "thoát ế" trước thềm Tết cổ truyền của người Việt Nam.
(CLO) Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, hàng loạt thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và nhiều địa phương trên cả nước sẽ đồng loạt tổ chức bắn pháo hoa và các chương trình nghệ thuật đặc sắc, mang đến không khí Tết sôi động và đậm đà bản sắc văn hóa.
(CLO) Tối 25/1, tại Phố cổ Hoa Lư, TP Hoa Lư, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình phối hợp với Hiệp hội du lịch và Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tổ chức khai mạc "Không gian chợ Tết xưa".
(CLO) Hoạt động “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” sẽ giới thiệu các hoạt động lễ hội đặc sắc, trò chơi dân gian tiêu biểu, các món ăn truyền thống dịp năm mới…
(CLO) Công an Hà Nội vừa thông báo phân luồng giao thông phục vụ chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long" của hơn 2.000 drone sẽ diễn ra trong các ngày từ 26 đến 29/1.
(CLO) Tại không gian Cung Trường Sanh trong Đại Nội Huế, chương trình “Phong vị Tết Huế” đã mang đến những trải nghiệm đậm chất văn hóa, mô phỏng lại phong tục đón Tết cổ truyền của người dân xứ Huế và Hoàng cung Huế xưa.