Điểm “trũng” của thị trường bất động sản 2021: "Cò” đất thao túng giá

Thứ bảy, 23/01/2021 14:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đất nền ven đô Hà Nội, TP.HCM cùng một số địa phương vùng ven được dự báo sẽ là điểm “trũng” của thị trường bất động sản trong năm 2021.

Cứ cuối tuần, ở các vùng ven đô Hà Nội như Thạch Thất, Ba Vì... nhà đầu tư đi xem đất, mua đất rất nhộn nhịp (Ảnh minh họa)

Cứ cuối tuần, ở các vùng ven đô Hà Nội như Thạch Thất, Ba Vì... nhà đầu tư đi xem đất, mua đất rất nhộn nhịp (Ảnh minh họa)

Sức nóng từ đất nền ven đô Hà Nội và TP.HCM vẫn chưa hạ nhiệt

Bất chấp đại dịch Covid-19 khiến thị trường trầm lắng, đất nền ven đô các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM cùng một số địa phương vùng ven vẫn “tỏa sáng”, khối lượng giao dịch cùng giá trị luôn tăng theo mỗi quý.

Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs), phân khúc đất nền ven đô vẫn sẽ là “con gà đẻ trứng vàng” của thị trường trong năm 2021, nhất là các sản phẩm đất nền có sổ đỏ và có pháp lý đầy đủ.

Chủ tịch VARs cho biết: Với sức nóng chưa có dấu hiệu giảm nhiều, nhiều khả năng đất nền ven đô sẽ thu hút một lượng lớn giới đầu nậu, “cò” đất tới đây tìm kiếm cơ hội tạo “sóng” trong năm mới.

“Theo nguyên tắc, cứ “đánh hơi” được vùng “trũng” của thị trường, ắt sẽ có sự xuất hiện của giới đầu cơ đất. Bởi vì, họ hoạt động mua - bán rất nhanh, chủ yếu là chờ tăng giá xong bán, ăn chênh lệch”, ông Đính nói.

Do đó, trước khi quyết định rót vốn vào thị trường bất động sản, nhà đầu tư cần phải kiểm tra thật kỹ tính pháp lý, quy hoạch của dự án. Đồng thời, chủ đồng kiểm tra biên độ tăng giá của đất nền, nếu mức tăng vượt quá 15%, nhà đầu tư nên cẩn trọng khi giao dịch.

Có cùng quan điểm với ông Đính, chuyên gia bất động sản Phan Đình Vĩnh dự báo: Tiếp nối năm 2020, đất nền ven đô Hà Nội, cụ thể là khu vực Hòa Lạc, Hoài Đức và Đan Phương; cùng khu vực thành phố mới Thủ Đức sẽ là “tâm điểm” hoạt động của giới “cò” đất.

Theo ông Vĩnh: So với 2 năm trước, đất nền Hòa Lạc, Hoài Đức, Đan Phượng (thuộc Hà Nội); cùng khu vực thành phố mới Thủ Đức (TP.HCM) đã tăng rất cao, từ 30% - 50%, thậm chí có nơi tăng gấp 2, gấp 3 lần.

Tuy nhiên, giá trị đất nền của các khu vực nêu trên vẫn chưa đạt “đỉnh”. Như vậy, dưới góc nhìn của dân đầu cơ, các khu vực này vẫn là vùng “trũng” của thị trường.

Vị chuyên gia này phân tích: Với khu vực Hoài Đức, Đan Phượng, cho dù giá trị đất nền đã tăng rất mạnh, song 2 huyện ngoại thành của Hà Nội vẫn có lực đẩy mạnh từ các dự án hạ tầng giao thông, như đường vành đai 3,5 hoặc đường 32, hoặc xa hơn là vành đai 4.

Ngoài ra, theo quy hoạch của thành phố, 2 huyện Hoài Đức và Đan Phượng sẽ sớm được “nâng cấp” trở thành quận. Kết hợp 2 yếu tố trên sẽ thúc đẩy quá trình tăng giá đất của 2 địa phương này.

“Chỉ khi 2 huyện này lên quận, đường xá hoàn thiện, tỷ lệ nhà cửa, dự án bất động sản chiếm đa số, khi đó giá trị mới đạt “đỉnh” và có tính bền vững”, ông Vĩnh nói.

Trong khi đó, tại Hòa Lạc (Thạch Thất); khu vực được hưởng lợi rất nhiều từ khu công nghiệp công nghệ cao. Ở thời điểm hiện tại, dư địa phát triển Hòa Lạc vẫn rất lớn, giá trị nhiều nơi vẫn còn thấp, khu công nghiệp cao Hòa Lạc vẫn chưa hoàn thiện toàn bộ. Do đó, Hòa Lạc vẫn được dự báo là điểm “trũng” của bất động sản Hà Nội.

Trong khi đó, tại TP.HCM, đề án xây dựng thành phố mới Thủ Đức đã tạo ra làn sóng đầu tư, đầu cơ mạnh vào khu vực này.

Theo báo cáo của một số Hội, Hiệp hội cùng một số công ty nghiên cứu thị trường có biết, giá căn hộ tại thành phố Thủ Đức đã đạt ngưỡng 162 triệu đồng/m2, vượt hẳn khu vực trung tâm thành phố. Tương tự, đất nền Thủ Đức cũng đã tăng xấp xỉ trung bình 50 triệu đồng/m2.

Theo ông Vĩnh: Với mức tăng chóng mặt như hiện nay, thành phố Thủ Đức vẫn là “mỏ vàng” cho giới đầu cơ đất nền thổi giá, ít nhất trong 3 - 5 năm tới.

“Phải mất ít nhất từ 2 - 3 năm, thành phố mới Thủ Đức mới hoàn thiện bộ máy chính quyền, quy hoạch đô thị và kêu gọi đầu tư. Bên cạnh đó, phải mất thêm vài năm nữa, các hệ thống giao thông kết nối, hạ tầng của khu vực này xây dựng hoàn thiện. Do đó, ít nhất 5 năm tiếp theo, đất Thủ Đức vẫn sẽ tiếp tục tăng”, vị chuyên gia này cho biết thêm.

Nghe “cò” đất tiết lộ điểm “trũng” từ đất nền tỉnh lẻ

Bên cạnh vùng ven các đô thị lớn, đất nền tỉnh lẻ cũng là một trong những vùng “trũng” hấp dẫn đối với giới “cò” đất. So với khu vực ven đô, đất nền tỉnh lẻ có tính thanh khoản thấp hơn, nhưng lại có giá trị thấp hơn, biên độ lợi nhuận cao. Vì vậy, đất nền tỉnh lẻ hướng đến giới “cò” có vốn mỏng.

Theo ông Nhật Hà, một nhân viên tư vấn bất động sản: Phú Quốc (Kiên Giang) và Long Thành (Đồng Nai) là 2 địa phương được dự báo sẽ bứt phá trong năm 2021.

Với Phú Quốc, sau 1 năm chịu tác động mạnh từ đại dịch Covid-19. Đất nền Phú Quốc đang rơi vào điểm “trũng” của thị trường. Tuy nhiên, nhờ vào quy hoạch, trở thành thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, giới đầu tư, “cò” đất từ khắp nơi đã quay trở lại Phú Quốc để tìm kiếm cơ hội.

Trong khi đó, với bất động sản Long Thành, dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành đã khiến thị trường bừng sáng. Mặc dù giá trị đất nền đã tăng gấp 3 lần chỉ sau 1 năm, tuy nhiên khu vực này vẫn được dự báo sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.

Tại thị trường các phía Nam, do bất động sản TP.HCM đang cạn kiệt quỹ đất, nên trong thời gian tới, các tỉnh như Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Bình Dương sẽ hút dòng vốn đầu tư từ TP.HCM.

Tại thị trường phía Bắc, các tỉnh ven Hà Nội như Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương đang đón một lượng lớn các doanh nghiệp nước ngoài tới xây dựng nhà máy, xí nghiệp.

Theo dự báo, làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam vẫn sẽ tiếp diễn trong năm tới. Do đó, giá đất của các tỉnh nêu trên vẫn còn dư địa tăng giá, ít nhất trong năm 2021.

Lâm Vũ

Tin khác

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

(CLO) Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường bất động sản nhà ở khu vực phía Tây.

Bất động sản
Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

(CLO) Từng nóng lên nhờ các thông tin tin quy hoạch, lên thành phố, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, diễn biến tại thị trường bất động sản tại các huyện ngoại thành của TP HCM vẫn chưa đủ yếu tố để tạo thành "cơn sóng" mới.

Bất động sản
Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

(CLO) Giá chung cư liên tục lập đỉnh, nhiều người chuyển hướng sang mua nhà tập thể cũ. Tuy nhiên, với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cùng với những bất tiện khi sinh sống tại nhà tập thể cũ, khách xem cầm tiền tỷ ngậm ngùi từ bỏ ý định mua nhà.

Bất động sản
Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

(CLO) Lĩnh vực bán lẻ cao cấp tại TP HCM thời gian qua đã ghi nhận nhiều cái tên lớn của ngành hàng xa xỉ đến từ nhiều sản phẩm khác nhau. Các chuyên gia Savills cho biết nhóm khách thuê này vẫn đang tích cực tìm kiếm mặt bằng cao cấp ở khu vực trung tâm quận 1.

Bất động sản
92 'ông lớn' bất động sản sẽ phải trả nợ 100.000 tỷ đồng trái phiếu vào năm 2024

92 "ông lớn" bất động sản sẽ phải trả nợ 100.000 tỷ đồng trái phiếu vào năm 2024

(CLO) Báo cáo của Bộ Tài chính gửi Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024, hàng loạt "ông lớn" bất động sản sẽ đến kỳ trả nợ trái phiếu. Tổng số tiền đáo hạn gần 100.000 tỷ đồng.

Bất động sản