Điện Kiến Trung sẽ mở cửa đón khách ngày mùng 1 Tết Giáp Thìn 2024

Thứ sáu, 09/02/2024 07:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Điện Kiến Trung sẽ là điểm đến thú vị và hấp dẫn du khách khi tham quan khu di sản Hoàng cung Huế.

Sau 5 năm thực hiện trùng tu, tôn tạo, đến nay điện Kiến Trung đã hoàn thành 100% khối lượng xây dựng và sẽ mở cửa vào ngày mùng 1 Tết Giáp Thìn 2024.

Theo ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, hiện mọi công tác chuẩn bị, sắp đặt trưng bày cổ vật, nội thất, cây cảnh đã hoàn thành, chờ thời điểm điện Kiến Trung mở cửa đón khách.

dien kien trung se mo cua don khach ngay mung 1 tet giap thin 2024 hinh 1

Điện Kiến Trung đã được phục dựng gần như nguyên vẹn. Ảnh: B.Minh

Ông Trung nhận định, từ ngày mùng 1 đến mùng 3 Tết, các di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa miễn phí với du khách là người Việt Nam. Dự kiến, điện Kiến Trung sẽ đón một lượng khách lớn trong dịp này, vì vậy, để phục vụ tốt người dân và du khách cũng như quản lý an ninh, an toàn, Trung tâm khống chế chỉ đón khoảng 100 khách trong một thời điểm.

Ngoài các hiện vật được trưng bày, trong thời gian tới, điện Kiến Trung sẽ là nơi tổ chức các không gian triển lãm mỹ thuật, không gian trưng bày và trải nghiệm với ứng dụng sản phẩm công nghệ hiện đại, tạo điểm nhấn về sản phẩm văn hóa phục vụ khách du lịch.

dien kien trung se mo cua don khach ngay mung 1 tet giap thin 2024 hinh 2

Các hoạ tiết được khảm sành sứ tinh xảo. Ảnh: B.Minh

Điện Kiến Trung vốn là một công trình quan trọng trong hệ thống kiến trúc cung đình thời Nguyễn đầu thế kỷ XX. Vốn xưa tại vị trí này, vua Minh Mạng cho xây tòa lầu Minh Viễn 3 tầng (vào năm 1827), được bình chọn là “Thần Kinh đệ nhất cảnh”.

Điện Kiến Trung cũng là một trong 5 công trình quan trọng nằm trên trục thần đạo của Tử Cấm Thành dưới triều Nguyễn (cùng với di tích điện Thái Hoà, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái).

dien kien trung se mo cua don khach ngay mung 1 tet giap thin 2024 hinh 3

Hệ thống con nghê, con lân ở mặt tiền điện Kiến Trung. Ảnh: B.Minh

Năm 1876, do bị xuống cấp nặng nề, vua Tự Đức cho triệt giải công trình. Năm 1913, vua Duy Tân cho dựng một công trình theo phong cách mới, gọi là lầu Du Cửu. Sau khi vua Khải Định lên ngôi, mới đổi tên thành điện Kiến Trung.

Giai đoạn 1921-1923, điện Kiến Trung được vua Khải Định cho xây dựng lại hoàn toàn theo phong cách tân cổ điển, bao gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc phục hưng của Italy, thêm kiến trúc cổ truyền Việt Nam.

Công trình khi đó có quy mô lớn với kiểu trang trí hết sức cầu kì, tỉ mỉ, được tô điểm bởi các chi tiết trang trí hoa văn, hoạ tiết, con giống mang đậm bản sắc của họa tiết cung đình, tạo nên xu hướng thẩm mỹ đặc trưng. Đặc biệt là lối trang trí bằng đắp mảnh sành sứ trên nền vôi vữa.

dien kien trung se mo cua don khach ngay mung 1 tet giap thin 2024 hinh 4

Hình rồng đắp nổi rất có thần thái. Ảnh: H.Hải

Dưới thời vua Bảo Đại, điện Kiến Trung trở thành nơi sinh hoạt của cả gia đình nhà vua. Sau khi Cách mạng tháng Tám, ngày 29/8/1945, điện Kiến Trung là nơi vua Bảo Đại tiếp xúc với Phái đoàn Chính phủ lâm thời để chính thức họp bàn thoái vị, trao lại quyền điều hành cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đáng tiếc, năm 1947, do chiến tranh, công trình gần như bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại nền móng.

Sau 72 năm ở dạng phế tích, năm 2019, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khởi công dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng, gồm các hạng mục gia cố, phục hồi tường bao, hệ thống lan can, sân khuôn viên gồm tiền viên và hậu viên, các bậc cấp; tu bổ phục hồi lầu Kiến Trung (Kiến Trung Lâu) 2 tầng, chiều cao khoảng 14m, diện tích xây dựng khoảng 975m2.

dien kien trung se mo cua don khach ngay mung 1 tet giap thin 2024 hinh 5

Nội thất lộng lẫy. Ảnh: H.Hải

Ngoài ra, dự án còn tu bổ các công trình nhỏ xung quanh như đôn gạch, đài phun nước, súng thần công, nhà canh, hệ thống cây xanh, bảo tồn nền móng Đông Cung Lâu, Ngự Thư Phòng, Võ Hộ Giá Phòng và Ngự Phê Phòng...

Sau thời gian trùng tu, dưới bàn tay tài hoa của những người thợ, điện Kiến Trung đã được phục dựng gần như nguyên vẹn.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Lần đầu tiên triển lãm chữ viết tiếng Hàn diễn ra tại Việt Nam

Lần đầu tiên triển lãm chữ viết tiếng Hàn diễn ra tại Việt Nam

(CLO) Triển lãm “Hangeul” - chữ viết tiếng Hàn với mục đích giúp công chúng có cái nhìn trực quan hơn về giá trị của Hàn ngữ.

Đời sống văn hóa
Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024: Còn đó những điều nuối tiếc

Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024: Còn đó những điều nuối tiếc

(NB&CL) Sau hai tuần diễn ra sôi nổi với các đêm diễn đều chật cứng khán giả, Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024 được đánh giá là thành công. Tuy nhiên, phía sau nhưng tấm huy chương được trao, vẫn còn đó những trăn trở và cả sự nuối tiếc…

Đời sống văn hóa
Làng gốm Thổ Hà - Hồn quê giữa lòng Bắc Giang

Làng gốm Thổ Hà - Hồn quê giữa lòng Bắc Giang

(CLO) Nằm bên bờ sông Cầu, làng Thổ Hà thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm gốm truyền thống. Không chỉ là nơi sản xuất gốm chất lượng cao, Thổ Hà còn là một di sản văn hóa phong phú, lưu giữ nhiều giá trị lịch sử và nghệ thuật của dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khám phá nghề làm ván bóc ở Đồng Cướm, tỉnh Tuyên Quang

Khám phá nghề làm ván bóc ở Đồng Cướm, tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Dưới cái nắng hè gay gắt, nhiều hộ dân ở thôn Đồng Cướm (xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) vẫn hăng say làm việc miệt mài. Kể từ khi các xưởng sản xuất ván bóc ra đời, chất lượng đời sống của người dân nơi đây được nâng cao. Người trồng rừng có đầu ra cho sản phẩm, người dân có công ăn việc làm ổn định, đem lại nguồn kinh tế để trang trải cho cuộc sống hàng ngày.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Tổ chức chuỗi hoạt động tại Lễ hội khinh khí cầu năm 2024

Ninh Bình: Tổ chức chuỗi hoạt động tại Lễ hội khinh khí cầu năm 2024

(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch 132/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội khinh khí cầu, Tràng An - Cúc Phương năm 2024.

Đời sống văn hóa