Điệp khúc "giải cứu nông sản" khi nào chấm dứt?

Chủ nhật, 28/02/2021 09:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thời gian qua nhiều cá nhân, tổ chức đã chung tay giải cứu nông sản Hải Dương bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19. Không chỉ Hải Dương, nông sản tại khu vực ngoại thành Hà Nội cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Điệp khúc "giải cứu nông sản" liệu còn tồn tại đến bao giờ...?

Nhiều cá nhân, tổ chức trên cả nước đã cùng chung tay giải cứu nông sản Hải Dương bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19

Nhiều cá nhân, tổ chức trên cả nước đã cùng chung tay giải cứu nông sản Hải Dương bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19

Giải cứu nông sản Hải Dương, nông sản Hà Nội kêu cứu

Những ngày gần đây, người dân tại Thủ đô Hà Nội đã tích cực tham gia tiêu thụ nông sản cho nhân dân vùng dịch của tỉnh Hải Dương. Nhiều điểm giải cứu nông sản đã xuất hiện, rau quả từ Hải Dương đưa lên được bán với giá “rẻ như cho”: ổi Thanh Hà chỉ 50.000 đồng/10kg, su hào 40.000 đồng/20 củ, bắp cải 18.000 đồng/5kg, cà rốt 70.000 đồng/10kg, cà chua 80.000 đồng/thùng.

Mặc dù "phong trào" thu mua để giải cứu nông sản cho nông dân Hải Dương đang được người tiêu dùng và tình nguyện viên tại Hà Nội hưởng ứng mạnh mẽ nhưng theo nhiều chuyên gia đây không phải là giải pháp căn cơ. Vì thực tế, giá thu mua và bán tại các điểm giải cứu là rất rẻ và chỉ giúp nông dân phần nào giảm bớt những thiệt mà dịch bệnh gây ra.

Một thực tế khác những người dân ngoại thành Hà Nội cũng đang lâm vào cảnh "trắng tay" vì nông sản đến thời điểm thu hoạch nhưng không thể tìm được đầu ra, buộc phải vứt bỏ hoặc để hư hỏng ngoài ruộng đồng.

X

Một lượng lớn củ cải đang bị tồn đọng trên địa bàn huyện Mê Linh, TP.Hà Nội do không tìm được thị trường tiêu thụ và buộc phải bỏ lại trên ruộng đồng

Một lượng lớn củ cải đang bị tồn đọng trên địa bàn huyện Mê Linh, TP.Hà Nội do không tìm được thị trường tiêu thụ và buộc phải bỏ lại trên ruộng đồng

Nông dân làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm) ngậm ngùi tự tay nhổ bỏ những luống hoa cúc với biết bao công sức chăm sóc vì không thể bán được

Nông dân làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm) ngậm ngùi tự tay nhổ bỏ những luống hoa cúc với biết bao công sức chăm sóc vì không thể bán được

Chị Hà, một nông dân tại xã Tiến Thắng (huyện Mê Linh) cho biết, thời điểm này năm ngoái, giá rau cải dao động từ 5.000 - 7.000 đồng/kg thì đến nay giá bán tại ruộng 1.000 đồng/kg cũng không có ai hỏi mua. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khiến hàng quán, trường học,... phải đóng cửa đồng nghĩa với thị trường tiêu thụ không có, sức mua giảm mạnh.

Cùng hoàn cảnh với chị Hà, 3 sào củ cải của anh Văn tại huyện Mê Linh đến thời điểm thu hoạch buộc phải nhổ bỏ vì không có thương lái đến mua như mọi năm, giá củ cải thấp nhất từ 4.000 đồng/kg giờ giảm xuống 5.00 đồng/kg mà vẫn ế chỏng chơ. Vợ chồng anh Văn coi như mất trắng 9 triệu đồng đầu tư hạt giống, phân bón cho 3 sào củ cải, đó là còn chưa kể công sức lao động bỏ ra.

Ông Đàm Văn Đua, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Đông Cao (huyện Mê Linh, TP.Hà Nội) cho biết hiện đơn vị có khoảng 500-600 tấn nông sản tồn đọng không thể tiêu thụ. Trong đó củ cải đang bị tồn đọng nhiều nhất với khoảng hơn 200 tấn và một số các rau màu khác.

Không chỉ nông sản đang “kêu cứu” mà các mặt hàng hoa, cây cảnh vốn được tiêu thụ rất lớn dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội đầu năm cũng đang rơi vào tình trạng khốn đốn. Chị Tưởng, một nông dân trồng hoa tại làng hoa Tây Tựu chia sẻ, gia đình chị trồng khoảng 3 sào hoa cúc. Nếu không có dịch thì tầm này các thương lái đã thu mua hết để bán ra các tỉnh như Hải Dương, Hải Phòng,...

"Dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến thị trường buôn bán hoa ế ẩm; dù bán rẻ cũng chẳng ai mua, bán lỗ vốn không thu nổi tiền gốc. Giá hoa cúc loại đẹp cắt tại vườn cũng giảm mất 1/3 mà còn khó bán, loại xấu bán vớt vát với giá rẻ gần như cho cũng chẳng ai lấy...", chị Tưởng ngậm ngùi cho biết.

Đâu là giải pháp khả thi...

Có thể nói bên cạnh nhưng tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa” hay “giải cứu nông sản” cứ lặp đi lặp lại với ngành nông nghiệp và người nông dân Việt Nam trong nhiều năm qua đã gây ra nhiều thiệt hại lớn.

Theo các chuyên gia, để “giải cứu” nông sản cho nông dân một cách cơ bản, lâu dài và mở đường cho nông nghiệp, nông thôn phát triển đòi hỏi các bộ, ngành chức năng, chính quyền địa phương phải phối hợp khắc phục những nguyên nhân đang kìm hãm sự phát triển của ngành, trên cơ sở đó xây dựng giải pháp căn cơ, có tính khả thi.

Để

Để "giải cứu nông sản" cho nông dân một cách lâu dài và mở đường cho nông nghiệp, nông thôn phát triển đòi hỏi các bộ ngành chức năng, chính quyền địa phương phải phối hợp đưa ra những giải pháp căn cơ

Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS) cho biết, tư duy giải cứu cần phải bỏ, thay vào đó là tư duy mới: Xử lý, thông thương hàng hóa trong giai đoạn dịch như thế nào với các quy trình, quy định, cách làm mới. "Giải cứu kiểu từ thiện sẽ không phù hợp cho nền kinh tế".

Về việc vận chuyển nông sản an toàn trước đại dịch, Viện trưởng IPS cho rằng nên chia trách nhiệm lập kế hoạch cho địa phương lẫn cơ quan bộ, ngành, đơn vị để có sự đôn đốc và điều phối các vấn đề như lưu thông hàng hoá, tiêu chuẩn kiểm dịch..., còn ở cấp cơ sở là các kế hoạch cụ thể, bám sát tình hình thực tế.

Còn theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, trong thời điểm này, càng thấy rõ tầm quan trọng của việc tăng cường chế biến nông sản.

Hiện nay, Cục đã xây dựng kế hoạch cùng các địa phương tăng cường các biện pháp bảo quản: bảo quản khô, bảo quản lạnh nhằm tạm trữ nông sản chưa tiêu thụ được, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, nếu việc giải cứu nông sản chỉ diễn ra bộc phát, không có sự tổ chức bài bản sẽ không đạt hiệu quả, chưa kể có khả năng một số cá nhân lợi dụng giải cứu để bán hàng, nhập nhèm thông tin, lẫn lộn hàng hóa, thậm chí có thể làm lây nhiễm dịch bệnh...

Vì vậy Bộ Công Thương cần phải thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc lưu thông hàng hóa để bảo đảm thực hiện mục tiêu kép vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh vừa phục hồi và phát triển kinh tế như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Sau hơn một năm dịch xuất hiện và có những ảnh hưởng nhất định, nền kinh tế và đời sống xã hội đã đi vào giai đoạn "phát triển cùng dịch".

Do đó các Bộ ngành chức năng, địa phương, doanh nghiệp phải có những giải pháp hợp lý, an toàn khi dịch bệnh xảy ra trong khu vực và tháo gỡ những khó khăn, hạn chế rủi ro để đảm bảo lưu thông phân phối hàng hóa. Nhất là các loại nông sản thiết yếu, rau củ quả của nông thôn Việt Nam và có đặc trưng là không thể để lâu mà không tiêu thụ.

Hoàng Lan

Tin khác

Hà Nam: Tiếp nhận hơn 6.000 đơn vị máu tại Lễ hội Xuân hồng 2024

Hà Nam: Tiếp nhận hơn 6.000 đơn vị máu tại Lễ hội Xuân hồng 2024

(CLO) Toàn tỉnh Hà Nam đã tổ chức 16 buổi hiến máu tình nguyện, với gần 6.500 người đăng ký tham gia. Kết quả đã tiếp nhận 6.077 đơn vị máu.

Đời sống
Gia Lai: “Đá tặc” lộng hành trên đất của Ban quản lý rừng phòng hộ?

Gia Lai: “Đá tặc” lộng hành trên đất của Ban quản lý rừng phòng hộ?

(CLO) Từng khoảnh đất thuộc địa giới hành chính xã HBông, huyện Chư Sê (Gia Lai) bị các đối tượng đào, bới nham nhở để tìm những viên đá mồ côi, chẻ viên mang đi tiêu thụ. Đáng nói, hoạt động khai thác đá lậu vẫn diễn ra công khai trong quá trình lực lượng chức năng kiểm tra.

Đời sống
Dự báo thời tiết 19/3/2024: Hà Nội trời chuyển rét

Dự báo thời tiết 19/3/2024: Hà Nội trời chuyển rét

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 19/3/2024, Hà Nội đón không khí lạnh trời chuyển rét và có mưa, nhiệt độ giảm sâu, nhiệt độ thấp nhất dao động 18-19 độ.

Đời sống
Can Lộc (Hà Tĩnh): Cơi nới khuôn viên ngôi mộ, bịt luôn lối vào khu lăng mộ của hàng xóm

Can Lộc (Hà Tĩnh): Cơi nới khuôn viên ngôi mộ, bịt luôn lối vào khu lăng mộ của hàng xóm

(CLO) Dù lăng mộ của gia đình ông Dương Phúc Khoa (ở xã Thiên Lộc) được xây dựng từ năm 2013, có lối đi vào ổn định, nhưng năm 2019, gia đình ông Đặng Văn Lý cơi nới khuôn viên ngôi mộ cho con, đã bao chiếm luôn lối đi vào lăng mộ của gia đình ông Dương Phúc Khoa.

Đời sống
Ninh Bình: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Ninh Bình: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

(CLO) Các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm nay được tỉnh Ninh Bình tập trung tổ chức trong tháng 3 và kéo dài trong cả năm 2024 với chủ đề "Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn".

Đời sống