Điều dưỡng điều trị bệnh nhân COVID-19 căng sức trong thời gian dài

13/09/2021 19:05

(CLO) Bệnh nhân COVID-19 khi ăn, đường thở không thông suốt, oxy trong máu cũng vì thế mà tuột xuống rất nhanh và nguy cơ cấp cứu khẩn trương cũng diễn ra trong tích tắc.

Anh Trần Thanh Hưng – Điều dưỡng viên của Bệnh viện Da liễu Trung ương làm việc tại Bệnh viện dã chiến số 14, tại quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh.

Những ngày tập trung cao độ dõi theo và chăm sóc bệnh nhân nặng, nguy kịch tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 anh Hưng chẳng có một khoảng thời gian nào để trải lòng mình với người thân.

dieu duong dieu tri benh nhan covid 19 cang suc trong thoi gian dai hinh 1

Lượng bệnh nhân lớn khiến áp lực đè nặng lên các điều dường chăm sóc bệnh nhân nặng.

Tất cả chỉ biết gói gọn trong một câu “vất vả”. Bởi khi bước vào bệnh phòng, những điều dưỡng viên sẽ theo sát các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân, hỗ trợ cấp cứu khi bệnh nhân diễn biến nặng.

Anh Hưng kể, một quy trình chăm sóc bệnh nhân nặng với người điều dưỡng là cho bệnh nhân ăn, chăm sóc, bón cho bệnh nhân ăn, theo dõi bệnh nhân ăn.

Sau đó là chăm sóc răng miệng, vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân, đến làm thuốc, theo dõi sát sao lượng oxy trong máu và các chỉ số sinh tồn…

Anh bảo, giữa một người bình thường và một người F0 thì chăm sóc bệnh nhân COVID-19 khó khăn hơn rất nhiều.

Bởi bệnh nhân COVID-19 khi ăn, đường thở không thông suốt, oxy trong máu cũng vì thế mà tuột xuống rất nhanh và nguy cơ cấp cứu khẩn trương cũng diễn ra trong tích tắc.

Anh Lê Văn Sáng – Điều dưỡng trưởng Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 Bệnh viện Trung ương Huế, kèm theo ánh mắt sầu tư, lắc đầu khi nhắc đến chuyện nghỉ ngơi của các y, bác sĩ sau kíp trực.

Anh bảo: “Một ca làm 6 tiếng, còn tôi thì hầu như không có giờ, có thể đi một ca làm kéo dài đến 9, 10 tiếng hoặc đến nửa đêm mới về là hết sức bình thường. Bởi giai đoạn này tôi cần có mặt 24/24, kể cả ban lãnh đạo bệnh viện cũng vậy.

Chúng tôi căng mình hết sức, ít nhất là tạo năng lượng, tinh thần cho anh em ở dưới. Còn ngủ thì… ngủ làm sao được, anh em ở đây nằm làm sao mà nhắm được mắt, vì vừa đặt lưng xuống thì chỗ này, chỗ kia kêu là phải hỗ trợ”.

Anh Sáng là người trực tiếp điều phối công tác điều dưỡng tại Trung tâm với hơn 300 bệnh nhân mắc COVID-19 này. Là điều dưỡng trưởng, anh Sáng cũng mang trọng trách rất nặng nề khi phải đảm bảo nắm rõ từng tình trạng bệnh nhân, từng khu vực bệnh nặng, bệnh nhân nguy kịch để phân bổ lượng nhân sự.

Dẫn chúng tôi đến hành lang khu thoát hồi sức, anh Sáng bảo: “Bệnh nhân điều trị ở khu này đã qua giai đoạn nguy hiểm, họ tiến triển tốt hoặc rất tốt.

Đồng nghĩa ngày về của họ cũng không còn xa nữa. Khi dựa theo các xét nghiệm của Bộ Y tế thì họ sớm được ra khu chuẩn bị xuất viện”.

Dạo hỏi thăm tình hình sức khỏe của vài bệnh nhân lớn tuổi sắp được ra viện, ánh mắt của “thuyền trưởng” điều dưỡng sáng lên tia hy vọng một ngày về không xa. Giọng của anh có phần gấp gáp: “Được ra khu thoát hồi sức này, họ mừng lắm. Ai rồi cũng nhớ về những ngày đầu nhập viện, người nửa tỉnh nửa mê, chẳng phân biệt được ai, chẳng nhớ cả được số điện thoại người nhà nữa. Ấy thế mà, giờ họ đếm từng ngày được nhận thông báo xuất viện”.

“Niềm vui lớn nhất của chúng tôi là đi đến đâu, có bệnh nhân gọi cảm ơn đến đó với ánh mắt ngân ngấn trực trào.

Đó là niềm động viên, là thành quả, là thành công mà tôi nghĩ rằng, chúng tôi xứng đáng được nhận”, anh Sáng vui vẻ chia sẻ và tôi cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc của anh đang trực trào, dù bao quanh đôi mắt thâm quầng ấy được chen chắn kỹ càng bởi lớp áo bảo hộ, kính chống giọt bắn.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Điều dưỡng điều trị bệnh nhân COVID-19 căng sức trong thời gian dài
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO