Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga cắt nguồn khí đốt sang châu Âu?

Thứ sáu, 28/01/2022 19:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã làm gia tăng mối lo ngại rằng Moscow sẽ cắt dòng khí đốt sang phía tây, khiến Mỹ buộc đảm bảo với các đồng minh châu Âu rằng sẽ giúp họ tìm nguồn cung cấp thay thế nếu điều này xảy ra.

Tại sao cắt nguồn cung?

Chính quyền Mỹ đã tiếp cận Qatar và các nhà sản xuất năng lượng lớn khác để xem liệu họ có thể giúp gì nếu Nga tấn công Ukraine và Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

dieu gi se xay ra neu nga cat nguon khi dot sang chau au hinh 1

Nga cung cấp khoảng 1/3 lượng khí đốt tự nhiên cho châu Âu

Châu Âu đang phụ thuộc khoảng 35% lượng khí đốt tự nhiên vào Nga. Hầu hết nguồn cung này đi qua các đường ống Yamal-Europe - qua Belarus và Ba Lan đến Đức và Nord Stream 1 - đi thẳng đến Đức qua biển Baltic và Ukraine.

Thị trường khí đốt của châu Âu được liên kết với nhau bằng một mạng lưới đường ống. Hầu hết các quốc gia đã cắt giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong những năm qua, cũng như cũng có nhiều tuyến đường cung cấp hơn mà không qua Ukraine.

Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt đối với Nga có thể tác động đến các dòng chảy qua các đường ống khác như Yamal-Europe, Nord Stream 1 và TurkStream. Nord Stream 2 đang chờ chứng nhận trước khi nó có thể vận chuyển thêm khí đốt của Nga sang Đức.

Các nhà phân tích tại ING cho biết rằng châu Âu chắc chắn sẽ bị cắt đứt nguồn cung cấp khí đốt từ Nga nếu xảy ra chiến tranh, hoặc ít nhất một phần lớn trong số nguồn cung hiện tại. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price hôm thứ Tư cho biết đường ống Nord Stream 2 cũng sẽ không được triển khai nếu Nga tấn công Ukraine.

Các lựa chọn thay thế là gì?

Một số quốc gia châu Âu vẫn có những lựa chọn thay thế trong trường hợp Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt. Ví dụ, Đức, nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất của Nga, cũng có thể nhập khẩu từ Na Uy, Hà Lan, Anh và Đan Mạch qua các đường ống.

dieu gi se xay ra neu nga cat nguon khi dot sang chau au hinh 2

Một trạm nén khí thuộc đường ống Yamal-Europe gần thủ đô Minsk của Belarus

Dẫu vậy, Na Uy, nhà cung cấp lớn thứ hai của châu Âu, hiện đã cung cấp khí đốt tự nhiên với công suất tối đa, nên khó có thể bù đắp thêm nếu Nga cắt nguồn cung.

Trong khi đó các quốc gia Nam Âu có thể nhận khí đốt bổ sung qua Đường ống Adriatic đến Ý và Đường ống Anatolian qua Thổ Nhĩ Kỳ. Các quốc gia láng giềng của họ cũng có thể chuyển khí đốt thông qua các cổng kết nối. Tuy nhiên, rất có thể các quốc gia sẽ không muốn chia phần khí đốt của mình, trừ khi với mức giá cao hơn nhiều.

Đáng ngại là mức dự trữ khí đốt của châu Âu đang rất thấp, do nhu cầu tăng cao trong mùa đông này và việc Nga vốn đã cung cấp “nhỏ giọt” trong những tháng qua.

Các nhà phân tích nói rằng "khí đệm" được giữ trong kho chứa dưới lòng đất để duy trì mức áp suất về mặt lý thuyết có thể được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp.

Một số quốc gia cũng có các lựa chọn để bù đắp cho sự thiêu hụt năng lượng từ khí đốt, bao gồm nhập khẩu hoặc tăng cường sản xuất điện từ hạt nhân, thủy điện hoặc than đá.

Tuy nhiên, khả năng cung cấp điện hạt nhân đều đã giảm ở Đức, Anh, Bỉ và Pháp do nhiều nhà máy bị đóng cửa trong những năm qua. Trước áp lực đáp ứng các mục tiêu về khí hậu, một số nước EU cũng đã đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than cũ.

Trong các cuộc khủng hoảng năng lượng trước đây, EU thường áp dụng các biện pháp cắt giảm sản xuất công nghiệp tại một số thời điểm nhất định, kích hoạt lại các máy phát điện dự phòng hoặc yêu cầu cho các hộ gia đình hạn chế sử dụng năng lượng hoặc thực hiện việc cắt điện tạm thời.

Giải pháp nào cho khủng hoảng?

Tất cả 27 quốc gia EU đều có quy định chung trong việc ứng phó với khủng hoảng năng lượng. Các quy tắc bao gồm 3 cấp độ: cảnh báo sớm, cảnh báo và khẩn cấp. Mỗi quốc gia EU phải có kế hoạch quản lý ở ba cấp độ đó, cùng với các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro.

dieu gi se xay ra neu nga cat nguon khi dot sang chau au hinh 3

Châu Âu chắc chắn sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng nếu chiến tranh giữa Nga và Ukraine xảy ra.

Ở hai cấp độ đầu, việc giải quyết khủng hoảng sẽ dựa vào thị trường. Những điều này có thể bao gồm yêu cầu các nhà kinh doanh và nhà cung cấp nhanh chóng bổ sung nguồn khí đốt thay thế, thông qua việc thúc đẩy nhanh nguồn cung mà họ đã đặt mua trước.

Trong trường hợp khẩn cấp, các chính phủ có thể can thiệp để đảm bảo cung cấp khí đốt cho các hộ gia đình và các dịch vụ thiết yếu. Các lựa chọn bao gồm hướng dẫn các công ty sử dụng nhiều khí đốt hơn từ kho chứa, chuyển từ khí đốt sang các nhiên liệu khác như dầu hoặc than, hoặc tạm ngưng các cơ sở công nghiệp. Quy định của EU cũng bao gồm các biện pháp đoàn kết, như yêu cầu các quốc gia dư thừa hỗ trợ quốc gia rơi vào tình trạng khẩn cấp.

Chính phủ Hà Lan hôm thứ Năm cho biết họ đang họp với các tập đoàn khí đốt để vạch ra một kế hoạch khẩn cấp nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, trong trường hợp căng thẳng Nga-Ukraine leo thang gây ra tình trạng thiếu hụt nhiên liệu ở châu Âu.

Hải Anh

 

Bình Luận

Tin khác

Phát hiện khảo cổ giúp tái tạo gương mặt Hoàng đế nhà Bắc Chu

Phát hiện khảo cổ giúp tái tạo gương mặt Hoàng đế nhà Bắc Chu

(CLO) Chu Vũ Đế, người trị vì nhà Bắc Chu tại phía bắc Trung Quốc thế kỷ thứ 6, đã qua đời đột năm 36 tuổi. Nguyên nhân cái chết, và cả nhân dạng của vị hoàng đế này mới được hé lộ qua một phát hiện khảo cổ học gần đây.

Thế giới 24h
Thảm họa cầu Baltimore và số phận mong manh của người nhập cư ở Mỹ

Thảm họa cầu Baltimore và số phận mong manh của người nhập cư ở Mỹ

(CLO) Với hy vọng có cuộc sống tốt hơn, những người nhập cư đến Mỹ đảm nhận công việc lấp hố trên cầu Francis Scott Key vào lúc nửa đêm, và cuối cùng công việc đó khiến họ bỏ mạng ở bến cảng Baltimore.

Thế giới 24h
Ông Putin nói căn cứ phương Tây chứa tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ là 'mục tiêu hợp pháp'

Ông Putin nói căn cứ phương Tây chứa tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ là 'mục tiêu hợp pháp'

(CLO) Tổng thống Vladimir Putin bác bỏ khả năng Nga tiến hành một cuộc tấn công vào một thành viên NATO, song cảnh báo rằng bất kỳ căn cứ không quân nào của phương Tây có máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất dự kiến ​​triển khai ở Ukraine sẽ trở thành “mục tiêu hợp pháp” của Nga.

Thế giới 24h
Video cho thấy khoảnh khắc tiêm kích Su-35 của Nga rơi ngoài khơi Crimea

Video cho thấy khoảnh khắc tiêm kích Su-35 của Nga rơi ngoài khơi Crimea

(CLO) Một máy bay chiến đấu Su-35 Flanker của Nga hôm 28/3 đã rơi xuống biển ngoài khơi cảng Sevastopol của Crimea và phát nổ.

Thế giới 24h
Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

(CLO) Hôm thứ Năm (28/3), Nga đã phủ quyết việc tiếp tục giám sát các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên về chương trình hạt nhân.

Thế giới 24h