Điều gì xảy ra nếu Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu vào mùa đông này?

Thứ năm, 23/06/2022 15:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) IEA cảnh báo EU cần chuẩn bị ngay lập tức phòng trường hợp Nga ngừng xuất khẩu khí đốt sang khu vực này vào mùa đông năm nay.

Được biết, Nga và tập đoàn năng lượng quốc doanh Gazprom đang cố gắng xoay chuyển tình thế bằng cách thắt chặt nguồn cung khí đốt cho Liên minh châu Âu (EU). Cuộc xung đột ở Ukraine đã gây ra một cuộc tranh giành giữa các quốc gia nhằm loại bỏ việc nhập khẩu năng lượng từ Nga, nhưng sự cấp bách mới đã được đan xen vào những nỗ lực đó.

Hiện nay, Nga đã bắt đầu cắt nguồn cung cấp của các nước thuộc EU, có vẻ như là để cản trở nỗ lực dự trữ khí đốt của họ trước mùa đông. Trong tuần trước, Gazprom đã giảm 60% nguồn cung chảy qua đường ống dẫn khí đốt tự nhiên chính của châu Âu (Nord Stream 1).

dieu gi xay ra neu nga cat nguon cung cap khi dot cua chau au vao mua dong nay hinh 1

EU được cảnh báo phải chuẩn bị kỹ càng phòng khi Nga cắt nguồn cung khí đốt. Ảnh: TheGuardian.

Được biết Ý, Áo, Cộng hòa Séc và Slovakia là những nước bị cắt giảm nguồn cung. Một số quốc gia khác, bao gồm Ba Lan, Bulgaria, Pháp và Hà Lan, cũng đã bị cắt khí đốt. Một vụ nổ lớn tại một cơ sở khí đốt Freeport khổng lồ trên Bờ Vịnh Texas (Mỹ), nơi cung cấp khí đốt cho châu Âu, cũng đã khiến nguồn cung của EU gặp căng thẳng.

EU có thể thay thế LNG Nga vào mùa đông?

Câu trả lời sẽ là rất khó. Trước chiến tranh, Nga đã cung cấp 40% nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu, do đó những hạn chế trong việc tích trữ khí đốt hoặc tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở một số quốc gia bao gồm cả Đức khiến việc thay thế hoàn toàn khí đốt của Nga gần như không thể thực hiện trong ngắn hạn.

Các nhà lãnh đạo EU đã hạ thấp khả năng của một lệnh cấm hoàn toàn đối với khí đốt của Nga vì điều này được coi là không thực tế và gây chia rẽ về mặt chính trị.

Phòng trường hợp khẩn cấp có thể xảy đến, các quốc gia trong khối Liên minh châu Âu đang chạy đua để lấp đầy các kho lưu trữ sớm hơn bình thường trong năm.

Hiện, các hầm lưu trữ dưới lòng đất của châu Âu đã đầy khoảng 57%, tuy nhiên đây vẫn là mức khiêm tốn. Ủy ban châu Âu đã yêu cầu mỗi quốc gia phải đạt 80% dung lượng lưu trữ vào đầu tháng 11, bên cạnh đó, Đức- nền kinh tế lớn nhất EU cũng nhắm tới mục tiêu 90%.

Tuy nhiên, nếu không có khí đốt của Nga, các mục tiêu trên sẽ khó lòng đạt được. “Cách duy nhất để họ chạm đến gần mục tiêu đề ra là trả giá rất cao để thu gom nguồn cung” nhà phân tích dầu khí Nathan Piper của Investec nhận định.

Khối có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ đâu?

Giữa tình hình căng thẳng hơn bao giờ hết, mọi hy vọng của các chính phủ châu Âu đều đang đổ về Mỹ nhằm tìm cung cấp khối lượng lớn LNG nhưng sẽ đắt đỏ hơn.

Được biết, Vương quốc Anh có thể tận dụng cuộc khủng hoảng năng lượng bằng cách tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên (LNG) sang EU hơn nữa. Số liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia cho thấy xuất khẩu hàng hóa của nước này sang EU đã tăng tháng thứ ba liên tiếp lên 16,4 tỷ bảng Anh trong tháng 4 - mức cao nhất hàng tháng theo giá hiện hành kể từ kỷ lục tương đương bắt đầu vào năm 1997, nhờ khí đốt và dầu thô được vận chuyển tới Hà Lan và Ireland.

Bên cạnh đó, các chính phủ châu Âu cũng đang cố gắng lấy thêm khí đốt từ Na Uy và Azerbaijan, đồng thời tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo. Trong khi đó, các quốc gia châu Á, chẳng hạn như Pakistan, đang phải quay trở lại với than do châu Âu khai thác hết khí đốt, đẩy giá thành lên mức khó tin.

Nếu không thể tìm nguồn cung thay thế?

Nếu không thể kịp thời gom đủ khí đốt và lấp đầy các kho dự trữ, kết quả có thể xảy ra nhất là các doanh nghiệp toàn EU sẽ phải thu hẹp quy mô sử dụng năng lượng.

Đơn cử như tại Đức - quốc gia nhập 35% lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga, có các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như sản xuất thép sẽ phải đối mặt với sức ép và giới hạn sản xuất.

Nguồn thạo tin cho hay: “Các chính phủ sẽ phải áp đặt các giới hạn đối với việc sử dụng năng lượng, hoặc giá khí đốt sẽ trở nên cao đến mức họ sẽ không đủ kinh tế để nhập khẩu khí đốt.

Hiện nay, một số nước như Đức, Hà Lan, Áo và một số nước thành viên khác đều đồng loạt kích hoạt lại một số nhà máy điện than với mục đích thay thế phần nào nguồn cung khí đốt Nga, tuy nhiên điều này lại đi ngược lại nỗ lực của toàn khối và thế giới vì bảo vệ môi trường xanh.

Hơn nữa, trong trường hợp thiếu trầm trọng nguồn cung LNG nhiều khả năng các chính phủ sẽ yêu cầu người dân cắt giảm nhu cầu sử dụng, cắt điện, hệ thống lò sưởi là điều không thể tránh khỏi, sẽ ra sao nếu mùa đông lạnh giá không có thiết bị sưởi ấm? Người dân sẽ phải gom nhặt củi khô để sưởi ấm như cách chính phủ Ba Lan đã từng khuyến khích vào những tháng trước?

Nga cắt giảm LNG có ảnh hưởng đến Anh?

Năm ngoái, Anh chỉ mua 4% khí đốt từ Nga và dường như nước này đã chuẩn bị khá tốt trước những khó khăn về nguồn cung. Sự kết hợp giữa các nguồn khí đốt trong nước, nguồn cung cấp từ đường ống từ Na Uy và nhập khẩu LNG đặt Anh vào một vị trí vững chắc, mặc dù nước này sẽ vẫn dễ bị tổn thương do giá cả tăng cao, lạm phát là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Kinh doanh, Năng lực và Chiến lược Công nghiệp Vương Quốc Anh ông Kwasi Kwarteng đã tìm cách đa dạng nguồn cung trong nước trong trường hợp thiếu hụt nguồn cung trong mùa đông năm nay. Điều này đã bao gồm việc kéo dài tuổi thọ của nhà máy nhiệt điện than West Burton A ở Nottinghamshire. Chính phủ cũng đang đàm phán với Centrica, chủ sở hữu của British Gas, về việc mở lại trạm lưu trữ khí đốt Rough khổng lồ ngoài khơi bờ biển phía đông nước Anh, đã bị đóng cửa vào năm 2017.

Có những nguồn tin tích cực cho rằng, cung cấp năng lượng ở Anh và toàn Châu Âu khó có thể bị gián đoạn, vì trước tiên, nếu thiếu nguồn cung việc sử dụng năng lượng cho ngành công nghiệp sẽ giảm đi.

Tuy nhiên, việc giá cả đã cao dường như chắc chắn sẽ cao thêm. Theo công ty nghiên cứu Cornwall Insight, giới hạn giá hóa đơn năng lượng hàng năm có khả năng đạt 2.980 bảng vào tháng 10 và có thể vượt quá 3.003 bảng vào tháng 1. Sẽ có thể được đẩy lên cao hơn nữa nếu Nga ngừng hoàn toàn xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang EU.

Lê Na (Theo TheGuardian)

Bình Luận

Tin khác

Vì sao ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Tòa án Nga ra lệnh tịch thu 440 triệu USD?

Vì sao ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Tòa án Nga ra lệnh tịch thu 440 triệu USD?

(CLO) Một tòa án Nga đã ra lệnh tịch thu 439,5 triệu USD của Ngân hàng JPMorgan Chase (Mỹ), một tuần sau khi công ty cho vay VTB do Điện Kremlin điều hành tiến hành hành động pháp lý chống lại ngân hàng lớn nhất của Mỹ để thu lại số tiền bị mắc kẹt dưới chế độ trừng phạt của Washington.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xác ve sầu đầu mùa được “hét” giá 2,5 triệu đồng/kg

Xác ve sầu đầu mùa được “hét” giá 2,5 triệu đồng/kg

(CLO) Thời gian gần đây, xác ve sầu bất ngờ được thương lái thu mua với giá hàng triệu đồng/kg. Mức thu nhập này khiến nhiều người bỏ việc để đi “săn” xác ve sầu nhưng cuối cùng lại nhận về cái kết ngỡ ngàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít

(CLO) Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 320 đồng, xuống 24.910 đồng; E5 RON 92 bớt 310 đồng, ở mức 23.910 đồng một lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Tập đoàn Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Đạt mốc doanh thu 7.7 tỷ USD, Amway tiếp tục dẫn đầu danh sách 100 công ty bán hàng trực tiếp toàn cầu năm 2024 dựa trên doanh thu năm 2023, kéo dài chuỗi thành tích 12 năm liên tiếp thống trị bảng xếp hạng này

Thị trường - Doanh nghiệp
Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

(CLO) Trong thời đại 4.0, những chuyển đi của người trẻ không chỉ dừng ở điểm bắt đầu và điểm, đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Thị trường - Doanh nghiệp