Dìu nhau qua đại dịch

Thứ năm, 15/07/2021 09:23 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Câu chuyện nương nhau, chia sớt cùng nhau để rồi dìu nhau vượt qua khó khăn, đó không chỉ là câu chuyện đầy ý nghĩa trong những tháng ngày đại dịch Covid-19 mà sẽ còn có ý nghĩa trong nhiều sự biến sau này của thế giới.

Danh ngôn xưa có câu: “Để biết niềm vui, phải biết chia sẻ”. Còn trong đại dịch mang tính toàn cầu như Covid-19 hiện nay, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từng chia sẻ một góc nhìn: “Không ai trong chúng ta an toàn trừ khi tất cả chúng ta đều an toàn”, “Chúng ta không thể đánh bại đại dịch với một thế giới bị chia rẽ”. Điều đáng mừng là đến giờ này, trong những tình thế nguy nan nhất gây nên bởi đại dịch, những điều đó đã nhận được sự đồng cảm, thấu hiểu từ nhiều quốc gia. Minh chứng rõ nét nhất là việc “dòng chảy vắc-xin Covid-19” ngày càng được khơi thông, đến với những đất nước, người dân đang khát khao mong chờ, trong đó có Việt Nam.

Sự ra đời của cơ chế COVAX do WHO khởi xướng là một nỗ lực quan trọng để thúc đẩy quyền tiếp cận vaccine COVID-19 nhanh và bình đẳng trên toàn cầu. (Ảnh: UNICEF).

Sự ra đời của cơ chế COVAX do WHO khởi xướng là một nỗ lực quan trọng để thúc đẩy quyền tiếp cận vaccine COVID-19 nhanh và bình đẳng trên toàn cầu. (Ảnh: UNICEF).

1. Trong bản tin phát đi sáng 9/7/2021, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Việc Nhật Bản cung cấp vắc-xin cho Việt Nam là minh chứng cho tình bạn sâu sắc giữa hai nước. Chúng ta hãy nắm chặt tay nhau để cùng vượt qua đại dịch Covid-19”. Và đó không hề chỉ là những lời nói. Sáng ngày 13/7 vừa qua, đại diện Bộ Y tế cho biết Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi vừa công bố viện trợ thêm 1 triệu liều vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca cho Việt Nam, nâng tổng số liều viện trợ cho Việt Nam là gần 3 triệu liều. Lô vắc-xin thứ 4 này sẽ được chuyển từ Nhật Bản về Việt Nam và dự kiến đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) vào rạng sáng ngày 16/7.

GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp nhận lô vắc xin phòng COVID-19 của Chính phủ Nhật Bản trao tặng cho Việt Nam từ Ngài Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam. Ảnh: Trần Minh

GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp nhận lô vắc xin phòng COVID-19 của Chính phủ Nhật Bản trao tặng cho Việt Nam từ Ngài Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam. Ảnh: Trần Minh

Như vậy, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam khoảng 2,8 triệu liều, trong đó hơn 1,8 triệu liều đã về Việt Nam. Tất cả các lô vắc-xin đều được vận chuyển với tinh thần “thần tốc”, gấp gáp như thấu hiểu rõ sự cấp bách, cần thiết đang đón đợi phía trước. Đơn cử như lô vắc-xin gần 1 triệu liều phòng Covid-19 của Chính phủ Nhật Bản trao tặng Việt Nam đã đến Việt Nam ngày 16/6 - chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu phát biểu về việc cung cấp vắc-xin miễn phí cho Việt Nam.

Ngoài tặng vắc-xin trực tiếp, tính đến trung tuần tháng 6/2021, Nhật Bản đã hỗ trợ 200 triệu yên cho Việt Nam (1,9 triệu USD thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc - UNICEF) nhằm cung cấp trang thiết bị và hỗ trợ nâng cao năng lực liên quan tới dây chuyền lạnh cần thiết trong việc bảo quản và vận chuyển vắc-xin.  Nhật Bản cũng thông báo đóng góp tổng cộng 200 triệu USD cho cơ chế tiếp cận công bằng với vắc-xin Covid-19 trên toàn cầu, mà Việt Nam là một trong các quốc gia hưởng lợi.

Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM Nobuhiro Watanabe cùng các lãnh đạo của TP.HCM và Chính phủ chứng kiến mũi tiêm vắc xin cho nhân viên Tập đoàn FPT, đây là vắc xin AstraZeneca do Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam - Ảnh: Linh Linh

Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM Nobuhiro Watanabe cùng các lãnh đạo của TP.HCM và Chính phủ chứng kiến mũi tiêm vắc xin cho nhân viên Tập đoàn FPT, đây là vắc xin AstraZeneca do Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam - Ảnh: Linh Linh

Hơn thế nữa, cùng với lô hàng vắc-xin, doanh nghiệp Nhật Bản từ 3 chi hội của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và 36 doanh nghiệp là thành viên của các chi hội này cho tới giữa tháng 6/2021 đã quyên góp 39,2 tỷ đồng vào Quỹ vắc-xin và theo thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản, “sẽ có thể có thêm nhiều doanh nghiệp quyên góp”.

Những hành động kịp thời đầy nghĩa tình ấy từ đất nước Nhật Bản thực sự là sự thể hiện rõ nét nhất, thuyết phục nhất cho “tình hữu nghị sâu sắc giữa Nhật Bản và Việt Nam”, như nội dung thông điệp Thủ tướng Suga Yoshihide gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Cảm động, càng trân quý hơn nữa nếu biết rằng bản thân đất nước Mặt trời mọc cũng phải đang hết sức nỗ lực cho chiến dịch tiêm chủng đại trà trên toàn bộ nước Nhật. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” - câu tục ngữ xưa của người Việt, trong những tình huống như thế này, càng trở nên thấm thía.

2. Không chỉ có Nhật Bản, giang rộng vòng tay ấm áp, chia sẻ từng liều vắc-xin Covid quý báu cho Việt Nam những ngày này còn có rất nhiều những bạn bè quốc tế khác. Trưa ngày 13/7, tại Trụ sở Chính phủ, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã bày tỏ cảm ơn chân thành đến Chính phủ Úc đã cam kết viện trợ 40 triệu đô-la Úc (AUD) để Việt Nam tiếp cận vắc-xin phòng Covid-19 và hỗ trợ 1,5 triệu liều vắc-xin AstraZeneca sản xuất tại Úc cho Việt Nam trong thời gian tới.

Trước đó, thừa ủy quyền của Chính phủ, chiều 20/6/2021 tại Sân bay Quốc tế Nội Bài, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế đã phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam tiếp nhận 500.000 liều vaccine Vero-Cell của Sinopharm và 502.400 chiếc bơm kim tiêm chủng dùng 1 lần, loại 1ml.

Lô vắc xin 2 triệu liều của Hãng Moderna tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, ngày 10-7 - Ảnh: Nam Trần

Lô vắc xin 2 triệu liều của Hãng Moderna tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, ngày 10-7 - Ảnh: Nam Trần

Trước đó, cuối tháng 5/2021, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã cung cấp hơn 1.500 bộ sinh phẩm xét nghiệm RT PCR cho Bộ Y tế Việt Nam, nhằm hỗ trợ nỗ lực xét nghiệm khẩn cấp tại các điểm bùng phát dịch. 

Trước đó hai tháng, ngày 16/3, Bộ Y tế cũng đã tiếp nhận 1.000 liều vaccine Sputnik V phòng Covid-19 đầu tiên, ngay sau đó vaccine được chuyển vào kho lạnh của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương để bảo quản.

Mới đây, ngày 10/7, 2 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 loại Moderna đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội). Đây là lô vắc-xin được Mỹ tài trợ cho một số quốc gia/vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, thông qua chương trình COVAX. Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) nhấn mạnh: “Chúng tôi tự hào hỗ trợ Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch này và chúng tôi tin tưởng rằng phối hợp cùng nhau, chúng ta sẽ chiến thắng Covid-19”.

Cách đó 3 ngày, cũng tại Sân bay Quốc tế Nội Bài, thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, TS. Trương Quốc Cường - Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đã tiếp nhận lô vắc-xin phòng Covid-19 Comirnaty của Pfizer/BioNtech gồm 97.110 liều. Đây là lô đầu tiên trong cam kết cung ứng 31 triệu liều vắc xin của Pfizer/BioNtech cho Việt Nam trong năm 2021.

Như thống kê ngày 13/7 của Bộ Ngoại giao, tính tới nay, Việt Nam đã nhận được cam kết và ký hợp đồng khoảng 105 triệu liều vắc-xin.

Tất cả, hơn cả mọi giá trị vật chất, nói như lời Tổng lãnh sự Nhật Bản Watanabe, “cho thấy sự đoàn kết cùng chung tay khắc phục khó khăn trong đại dịch”.

3. Nói về đại dịch Covid-19, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từng nhấn mạnh: “Chúng ta biết rằng đại dịch còn lớn hơn cả khủng hoảng sức khỏe, đó là khủng hoảng y tế, khủng hoảng xã hội và ở nhiều quốc gia là khủng hoảng chính trị. Ảnh hưởng của nó sẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ tới”.

Và rõ ràng, trong một thế giới phẳng, một thế giới toàn cầu hóa, sự khủng hoảng ấy không chỉ xảy đến, không chỉ tác động tiêu cực tới bất kỳ một quốc gia riêng rẽ nào, mà là hệ lụy với cả toàn cầu. Hay nói như Selva Demiralp - nhà kinh tế của Đại học Koc ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ: “Tất cả các nền kinh tế đều kết nối sâu sắc với nhau. Sẽ không có nền kinh tế nào phục hồi hoàn toàn, trừ khi các nền kinh tế khác phục hồi”.

Nghiên cứu của một nhóm các nhà kinh tế phối hợp với Đại học Koc (Thổ Nhĩ Kỳ), Đại học Harvard và Đại học Maryland (Mỹ) đã cho thấy, nếu người lao động ở các nước đang phát triển không thể đến nhà máy, công ty làm việc do các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của virus, họ sẽ chi tiêu dè sẻn hơn, từ đó giảm doanh số bán hàng của các nhà xuất khẩu ở Bắc Mỹ, châu Âu và đông Á. Các công ty đa quốc gia ở các nước phát triển cũng sẽ gặp khó khăn nếu muốn có đủ linh kiện và hàng hóa cần thiết.

GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam và ngài Hùng Ba - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa - trao biên bản bàn giao lô hàng viện trợ gồm 500.000 liều vaccine và hơn 500.000 bơm kim tiêm.

GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam và ngài Hùng Ba - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa - trao biên bản bàn giao lô hàng viện trợ gồm 500.000 liều vaccine và hơn 500.000 bơm kim tiêm.

Rõ ràng, trong một thế giới toàn cầu hóa, tính tương hỗ, tác động qua lại đa chiều, trong cả lợi ích và hệ lụy, trở nên dễ thấy hơn bao giờ hết.

Thế nên, như chia sẻ cực thẳng thắn của John Denton - Tổng thư ký của Phòng Thương mại quốc tế, không có nền kinh tế nào, dù lớn đến đâu miễn nhiễm với tác động của virus, và rằng “mua vắc-xin cho các nước phát triển không phải là hành động từ thiện của các nước giàu mà là khoản đầu tư cần thiết cho các chính phủ nếu muốn khôi phục nền kinh tế của nước mình”.

Hay như chia sẻ rất thật của Tổng lãnh sự Nhật Bản Watanabe: “Các doanh nghiệp Nhật Bản rất mong muốn dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát để các hoạt động kinh doanh trở lại bình thường trong thời gian sớm nhất. Trong bối cảnh như trên, doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã tích cực tham gia quyên góp cho Quỹ vắc-xin Việt Nam để cùng chung tay vượt qua đại dịch”.

Và thiết nghĩ câu chuyện nương nhau, chia sớt cùng nhau để rồi dìu nhau vượt qua khó khăn, đó không chỉ là câu chuyện đầy ý nghĩa trong những tháng ngày đại dịch Covid-19 mà sẽ còn có ý nghĩa trong nhiều sự biến sau này của thế giới.

Hồng Hà

Bình Luận

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn