Nhà báo Nguyễn Khắc Văn - Tổng Thư ký Tòa soạn báo Sài Gòn Giải phóng:

Độ tin cậy sẽ mang tính sống - còn đối với báo chí!

Thứ năm, 20/06/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo nhà báo Nguyễn Khắc Văn, trong một xã hội bùng nổ thông tin, ai (cá nhân, tổ chức) cũng có thể đưa thông tin ra công chúng một cách tức thì, thì độ tin cậy (reliability) mang tính sống - còn đối với báo chí. Công chúng tin đọc tờ báo có độ tin cậy cao, còn nếu thấp, họ quay lưng ngay!

Báo giấy phải tăng cường phân tích, bình luận, giám sát, phản biện,…

Theo nhà báo Khắc Văn, trong thời đại bùng nổ thông tin, công nghệ hiện nay, thì xu thế báo giấy sẽ giảm. Để tồn tại được, vấn đề đặt ra không phải ứng dụng công nghệ, mà phải tăng cường các nội dung phân tích, bình luận, lý giải các vấn đề, sự kiện. “Báo giấy không thể chạy đua thông tin như báo điện tử, thì để tồn tại, phải tăng cường các nội dung phân tích, bình luận, lý giải các vấn đề, sự kiện, phải tăng cường giám sát, phản biện xã hội... Báo Sài Gòn Giải phóng (SGGP) không lấy một chuyên mục nào làm động lực, mà lấy bạn đọc làm trung tâm cho việc tác nghiệp ra sản phẩm báo chí!” - nhà báo Khắc Văn chia sẻ.

Đáng chú ý, trong việc làm nội dung, những tờ báo lớn phải lấy độ tin cậy làm yếu tố hàng đầu. “Thế giới họ không dùng chữ chính xác, không chính xác, vì có nhiều vấn đề đã có kết quả đâu? Họ gọi là độ tin cậy của thông tin. Tờ báo nào giữ được độ tin cậy cao thì tờ báo đó giữ được độc giả. Nếu độ tin cậy không cao, sẽ làm ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt, đầu tư, kinh doanh,… của bạn đọc, người dân”, Tổng Thư ký Tòa soạn báo SGGP cho biết.

Nhà báo Nguyễn Khắc Văn đang chỉ đạo công tác Thư ký tòa soạn.

Nhà báo Nguyễn Khắc Văn đang chỉ đạo công tác Thư ký tòa soạn.

Công chúng đang chuyển từ “đọc” qua “xem” báo điện tử

Khắc Văn cũng chia sẻ về áp lực của SGGP về tài chính, nội dung, công nghệ, như các tờ báo khác, ở các thời kỳ khác. Tổng Thư ký Tòa soạn báo SGGP cho rằng, không như báo giấy, báo điện tử phải chạy theo độ nóng thông tin, phải tốc độ,… mà không ứng dụng công nghệ thì rất… căng. Về việc đầu tư vào báo điện tử, những khó khăn, thách thức,… nhà báo Khắc Văn cho rằng: “Đây là một câu chuyện rất dài…”

Khắc Văn giải thích thêm: Về việc ứng dụng công nghệ trong làm báo, thế giới đã phát triển tới mức mà ta còn chưa biết tới, ví dụ như khả năng “tích tụ năng lượng” trong báo online, chứ không đơn thuần là views. Mà khái niệm “tích tụ năng lượng” này dài và khó hiểu, dính đến AI (Artificial Intelligence - trí tuệ nhân tạo) cùng rất nhiều khái niệm, hiểu biết công nghệ… “Việc ứng dụng công nghệ trong làm báo thế giới đạt mức nào ư? Tôi không đánh giá được. Xu thế của công chúng báo online là từ đọc qua xem, thì mình phải theo xu thế này”, anh nói thêm.

Nhà báo Nguyễn Khắc Văn - Tổng TKTS Báo SGGP (bên trái).

Nhà báo Nguyễn Khắc Văn - Tổng TKTS Báo SGGP (bên trái).

Về xu thế “đọc” qua “xem”, nhà báo Khắc Văn đã chia sẻ câu chuyện làm báo ở Thụy Điển - quốc gia đầu tiên định ra quyền Tự do báo chí (từ 1766) và có tờ báo in “cao tuổi” nhất thế giới (Post-och Inrikes Tidningar, 1645). Những nội dung này được ghi nhận từ 2012, nhưng theo anh, “7 năm rồi vẫn còn nguyên giá trị”.

Theo đó, khi các loại hình thông tin điện tử nở rộ, các tờ báo sống dựa vào báo in phải gồng mình chống chọi với tình trạng các chi phí đều tăng mà nguồn thu quảng cáo và bán báo giảm mạnh. Để cứu vãn, báo chí Thụy Điển đã tái cấu trúc mọi hoạt động, thay đổi cách làm báo.

Upsala, một thị trấn nhỏ cách Stockholm 75km, nơi có Upsala Nya Fidning (www.unt.se),  một tờ báo 122 năm tuổi “cấp thị trấn” đã vươn ra toàn quốc. “5 năm trước, chúng tôi đã thấy rõ rằng nếu không tìm thêm được nguồn thu khác khi nguồn thu từ báo giấy sụt giảm rõ rệt, thì đồng nghĩa với sự diệt vong. Chiến lược tổng thể được đưa ra, gồm: Đẩy mạnh làm báo web, làm báo trên điện thoại di động, làm truyền hình, làm các tờ báo in phục vụ riêng cho bạn đọc ở các vùng hẻo lánh,... Để làm được điều này, các PV, BTV phải năng động hơn, làm việc nhiều hơn; Các Thư ký tòa soạn và cả Tổng Biên tập cũng phải làm ngày làm đêm…”, Tổng Biên tập Hanna Stjarne của tờ Upsala Nya Fidning cho biết.

Còn Aftonbladet, tờ báo lá cải phát hành buổi chiều lớn thứ nhì ở Thụy Điển, với khoảng hơn 400.000 bản/ngày. Dù làm báo online từ rất sớm, năm 1994, nhưng suốt 16 năm liền, lãnh đạo Aftonbladet vẫn cứ suy nghĩ giản đơn rằng tờ báo in của họ là báo chính, là “báo mẹ”, còn báo online chỉ là bản báo giấy phát hành qua internet. “Điều này hoàn toàn sai lầm”, Magnus Ringmen - Tổng Thư ký tòa soạn Aftonbladet nhìn nhận. Ông cho biết, hệ quả là báo giấy giảm vẫn cứ giảm, còn báo online chẳng mấy người đọc.

Cuối 2010, Aftonbladet đi đến một quyết sách mang tính sống còn: Ở Aftonbladet, báo online là ưu tiên số 1, thông tin phải được đưa lên online trước, tức thì; Ở Aftonbladet, không duy trì bất kỳ người nào chỉ làm báo in, phải biết làm tất cả;… Và một học viện mini chuyên đào tạo kỹ năng tác nghiệp báo online đã ra đời, buộc tất cả mọi thành viên trong cơ quan phải dự học.

Có một hình mẫu khác về sự “tái cấu trúc” là trường hợp của Bonnier - Tập đoàn tạp chí lớn nhất Thụy Điển. Đối mặt với sự sụt giảm, họ quyết định thay đổi bằng cách đi vào thị trường ngách, chia nhỏ các tạp chí vốn có và mở thêm các tạp chí chuyên đề về các lĩnh vực hẹp. Từ tạp chí phụ nữ, họ chia thành: phụ nữ làm đẹp, phụ nữ tuổi 30, 40, 50, bà bầu, mẹ và bé,… Tạp chí chuyên về ô tô thì chẻ thành: ô tô mới, ô tô cổ, ô tô dòng cao cấp,… Cách thay đổi này vẫn giúp Bonnier giữ được sở trường truyền thống, vẫn đứng đầu nhóm tạp chí Thụy Điển. Tất nhiên, các ấn phẩm của Bonnier cũng được online, nhưng có thu phí.

Báo SGGP phát hành Tin nhanh Vùng Vịnh năm 1991 phục vụ đông đảo bạn đọc. Ảnh:Thái Bằng

Báo SGGP phát hành Tin nhanh Vùng Vịnh năm 1991 phục vụ đông đảo bạn đọc. Ảnh:Thái Bằng

Tòa soạn đa phương tiện và “cùng làm báo” với bạn đọc

Cũng như các nền báo chí khác, báo chí Thụy Điển cũng không chỉ còn cuộc cạnh tranh đơn thuần giữa báo với báo, mà là với Google, với Facebook, Twitter và các công ty truyền thông.

Senska Dagbladet (SvD) là một tờ báo chính thống buổi sáng có vị trí hàng đầu ở Thụy Điển. Năm 2008, SvD đứng trên bờ vực phá sản, đã vực dậy bằng cách chuyển từ một tòa soạn báo giấy truyền thống sang tòa soạn tích hợp đa phương tiện. SvD tổ chức lại tòa soạn trong một không gian mở với đầy đủ các phòng, ban, bộ phận liên quan trực tiếp đến quy trình xuất bản cả báo online lẫn báo giấy (mô hình SuperDesk). Hầu hết lãnh đạo báo đều ngồi làm việc trong không gian mở này, giúp mọi người trao đổi công việc, ý tưởng với nhau nhiều hơn.

Ban Biên tập SvD buộc tất cả PV trước khi viết cho báo giấy phải viết cho báo online. Báo online liên tục cập nhật và bổ sung nội dung cho tin - bài đó. Tổng Thư ký tòa soạn trực tiếp điều hành tất cả các khâu liên quan đến xuất bản báo online lẫn báo giấy. Nhờ vậy, tăng cường được sự phối hợp giữa báo in và báo online, giữa các tin nhanh, tin giật gân và các bài viết chuyên sâu.

Mô hình tòa soạn đa phương tiện của SvD đã thành công rực rỡ, giúp SvD nay đã giành lại ngôi vị tờ báo chính thống lớn nhất Thụy Điển.

Một vấn đề cực kỳ quan trọng nữa, theo nhà báo Khắc Văn, bạn đọc không vừa lòng với việc đưa tin một chiều, họ muốn có thông tin nhiều chiều và nếu có điều kiện, họ tham gia vào bài báo. Vì thế các tòa soạn ở Thụy Điển rất chú trọng các phản hồi của độc giả qua nhiều kênh, đặc biệt là mạng xã hội. “Khi công chúng và tòa soạn cùng tạo ra các sản phẩm báo chí, các sản phẩm báo chí sẽ nóng hơn, đa dạng hơn, có độ tin cậy cao hơn. Ở Thụy Điển, số lượng phát hành không còn thể hiện đẳng cấp của các tờ báo nữa, nó đã được “nâng lên tầm cao mới”, đó là số người dân mà họ tiếp cận được - tức số lượng công chúng”, nhà báo Khắc Văn chia sẻ.

Aftonbladet có 2,5 triệu công chúng, Expressen có 2,25 triệu, Dagens Nyheter có 1,8 triệu… Theo nhà báo Khắc Văn, ở một đất nước chỉ có 9 triệu dân, những con số như vậy là cực lớn.

Về Báo SGGP, nhà báo Khắc Văn cho biết báo sẽ lấy độ tin cậy làm yếu tố hàng đầu, bên cạnh việc tập trung đầu tư cho công nghệ. “Chúng tôi xác định phải phát triển song hành, cả nội dung và công nghệ!”.

Trong nhiều tờ báo của cả nước và TP. Hồ Chí Minh, Sài Gòn Giải phóng (SGGP) là một trong những tờ nhật báo lớn nhất nước, với tất cả 7 ấn phẩm và luôn được đánh giá là tờ báo sắc sảo, nhạy bén trước cái mới, luôn cẩn trọng, chỉn chu mà không xơ cứng, đơn điệu. Như việc vào đầu những năm 90 thế kỷ trước, khi Mỹ đánh Iraq lần thứ nhất, SGGP đã phát hành “Tin nhanh Vùng Vịnh” - một bản tin khổ nhỏ phát hành buổi chiều với số lượng hàng trăm ngàn bản. Hay sau đó là SGGP 12 giờ (từ năm 2006 đến 2009), đã trở thành một “đặc sản” với công chúng tại phía Nam, nhất là vào mùa hè, với các nội dung về giáo dục, thi cử, đáp án…

Kiên Giang (Ghi)

Tin khác

Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(CLO) Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Nghề báo
Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa có công văn giao UBND huyện Thanh Trì chủ trì, phối hợp với CATP Hà Nội làm rõ thông tin phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp tại vụ cháy ở Thanh Trì.

Nghề báo
Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

(CLO) Chiều 24/4, Báo Thanh Niên tổ chức lễ phát động cuộc thi Sống đẹp lần 4 – năm 2024 với chủ đề “San sẻ yêu thương”. Thời gian nhận bài dự thi kéo dài từ ngày 24/4 - 30/9.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Nghề báo
Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

(CLO) Sáng 24/4, tại UBND tỉnh Hà Tĩnh, Báo Lao Động phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công nhân, công đoàn và người lao động tỉnh Hà Tĩnh năm 2024.

Nghề báo