Đoàn giám sát, kiểm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại nhiều địa phương

Thứ năm, 18/03/2021 19:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm nay, Đoàn giám sát, kiểm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử Quốc gia và Tiểu ban An ninh trật tự và Y tế đã làm việc với 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh về công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Sáng nay tại Nghệ An, Đoàn giám sát do Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội, dẫn đầu đã làm việc với tỉnh Nghệ An về công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Báo cáo với Đoàn giám sát, kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban bầu cử tỉnh Nghệ An cho biết, nhìn chung, công tác hiệp thương, triển khai giới thiệu người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND và tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác được tiến hành khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và đúng quy định của pháp luật...

Đại tướng Đỗ Bá Tỵ - Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu Đoàn giám sát làm việc với tỉnh Nghệ An

Đại tướng Đỗ Bá Tỵ - Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu Đoàn giám sát làm việc với tỉnh Nghệ An

Tại buổi làm việc, tỉnh Nghệ An kiến nghị Trung ương tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ công tác bầu cử và tạo điều kiện bố trí, hỗ trợ, bổ sung thêm kinh phí cho tỉnh trong thực hiện công tác bầu cử.

Liên quan đến nội dung này, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Đình Toản, thành viên đoàn giám sát, kiểm tra cho biết, phương án kinh phí dành cho bầu cử đã trình Hội đồng bầu cử quốc gia, đợt 1 đã được tạm ứng khoẳng 50% cho các tỉnh, trong đó có tỉnh Nghệ An. Kinh phí đợt 2 sẽ có sự điều chỉnh do sự chênh lệch số tổ bầu cử, ban bầu cử. Bên cạnh số kinh phí Trung ương cấp, tỉnh cũng chủ động trên phương án phân bổ ngân sách của địa phương phục vụ công tác bầu cử.

Đại tướng Đỗ Bá Tỵ -  Phó Chủ tịch Quốc hội, đánh giá công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đã được tỉnh Nghệ An quan tâm, triển khai đồng bộ, chặt chẽ.

Trước những tiềm ẩn về vấn đề an ninh trật tự, Trưởng tiểu ban An ninh trật tự và Y tế của Hội đồng bầu cử Quốc gia lưu ý tỉnh cần chỉ đạo chặt chẽ, dự báo tình hình, có các phương án cụ thể triển khai ngay đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để “nước đến chân mới nhảy”.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các lực lượng phối hợp chặt chẽ, xây dựng khối đại đoàn kết, chống các luận điệu xuyên tạc, âm mưu, hành động phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để gây rối; lợi dụng mạng xã hội, internet để chống phá bầu cử, nhất quyết đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho cuộc bầu cử.

“Cần phải rà soát lại các vụ việc khiếu kiện, chỗ nào nóng phức tạp thì phải giài quyết ngay, từng địa phương phải chịu trách nhiệm về vấn này theo từng cấp”, Đại tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh.

Đoàn giám sát làm việc tại Hà Tĩnh

Đoàn giám sát làm việc tại Hà Tĩnh

Sau khi nghe báo cáo về công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tỉnh Hà Tĩnh, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội, ghi nhận kiến nghị của tỉnh về việc tăng 1 ĐBQH cư trú và công tác tại địa phương lên thành 5 đại biểu, để báo cáo với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử Quốc gia. Với đặc thù của tỉnh Hà Tĩnh có cả vùng biển, biên giới đất liền, Trưởng đoàn kiểm tra, giám sát đề nghị cần phối hợp chặt chẽ giữa Công an, Quân sự và Biên phòng để đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, nhấn mạnh: “Đề nghị các đồng chí không chủ quan, nhất là Công an, Biên phòng, Y tế. Giờ các đối tượng nằm trong tầm ngắm thì thậm chí các đồng chí cần theo dõi từng ngày, từng di biến động của các đối tượng để xử lý ngay. Trong xử lý tình huống A2 này, tôi đề nghị Công an nhất thiết phải là người chủ trì”.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý địa phương cần chú trọng dự báo các phương án có thể xảy ra, nhất là tại khu vực biên giới, khu công nghiệp, kiên quyết đấu tranh với các hành động lợi dụng khiếu kiện để gây rối; lợi dụng mạng xã hội, internet để chống phá bầu cử. Đề nghị làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật về bầu cử.

Về Y tế, Trưởng đoàn giám sát, kiểm tra đề nghị địa phương cần chủ động xây dựng các phương án, kịch bản nhằm kịp thời ứng phó với dịch Covid-19 và tham mưu cho chính quyền khi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền,để ngày bầu cử thực sự trở thành là ngày hội của toàn dân.

Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá phát biểu tại buổi làm việc

Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá phát biểu tại buổi làm việc

Trước đó, tại buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tich Ủy ban bầu cử tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Chỉ thị số 45 của Bộ Chính trị, Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị về lãnh đạo cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; thành lập Ban chỉ đạo bầu cử. Công tác triển khai bầu cử được tỉnh chủ động triển khai và hoàn thành sớm so với các địa phương khác.

Theo Chủ tich Ủy ban bầu cử tỉnh Thanh Hóa, tại cuộc bầu cử này, tỉnh Thanh Hóa được phân bổ bầu 14 ĐBQH, bầu 85 Đại biểu HĐND tỉnh. Ủy ban bầu cử tỉnh đã tiếp nhận 30 hồ sơ ứng cử ĐBQH khóa 15 (có 2 trường hợp tự ứng cử); 231 hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND tỉnh (có 1 trường hợp tự ứng cử). Thực hiện Chỉ thị số 45 của Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và hướng dẫn của Trung ương, đến nay công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đang được thực hiện bảo đảm tiến độ, thời gian và đúng quy định của pháp luật.

Tiểu ban An ninh trật tự, Công an tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan nắm chắc số lượng, nhân sự liên quan đến bầu cử, thành lập 9 tổ nghiệp vụ trực tiếp phối hợp, hướng dẫn các địa bàn trọng điểm triển khai có hiệu quả các mặt công tác, bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn. Chủ động phòng chống dịch Covid-19 trong suốt cuộc bầu cử, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Y tế xây dựng, hoàn chỉnh kế hoạch bảo đảm y tế trong cuộc bầu cử, trong đó bố trí khu vực bỏ phiếu phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Các thành viên đoàn giám sát lưu ý, cuộc cầu cử sẽ diễn ra vào mùa du lịch, lễ hội thu hút đông du khách, vì vậy địa phương cần có các phương án đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19. Thanh Hóa có nhiều khu Công nghiệp có các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, có nhiều công dân đi lao động ở nước ngoài, vì vậy, sẽ tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh nếu không kiểm soát tốt. Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội lưu ý: “Vừa rồi một loạt đối tượng vượt biên trái phép quay về đã bị Bộ đội Biên phòng bắt giữ, xét nghiệm, phát hiện có nhiễm Covid-19. Do vậy đối với công dân tỉnh ta, khi về các đồng chí nắm từng hộ xem gia đình của các công dân đó chúng ta tuyên truyền để họ có con em có trách nhiệm xã hội”.

Trả lời về vấn đề này, ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo bầu cử tỉnh Thanh Hóa cho biết, lực lượng Công an, Biên phòng, đặc biệt là Công an chính quy đã về xã, đã có sự phối hợp với bà con nhân dân nên các trường hợp này đang được kiểm soát chặt chẽ nhằm phòng ngừa, ngăn chặn Covid-19 lây lan ra cộng đồng, ảnh hưởng đến cuộc bầu cử.

Trưởng Ban chỉ đạo bầu cử tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết, tỷ lệ cơ cấu, thành phần ứng viên, nữ đại biểu, dân tộc thiểu số, người ngoài đảng ứng cử đều đã được tỉnh triển khai vượt quy định. Ngoài việc tổ chức đối thoại, tiếp công dân, Thường trực Tỉnh ủy đã làm việc với Tiểu ban An ninh trật tự để chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu nại tố cáo, không để xảy ra phức tạp trên địa bàn.

Cho rằng tình hình an ninh trật tự tại cơ bản Thanh Hóa ổn định, chưa có điểm nóng. Tuy vậy, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội, đề nghị cấp ủy, lãnh đạo các cấp cần tiếp tục chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng các phương án bảo đảm; kiên quyết đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc, âm mưu, hành động phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để gây rối; lợi dụng mạng xã hội, internet để chống phá bầu cử. Trưởng Tiểu ban An ninh, trật tự và Y tế đề nghị địa phương: “Làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân trước, trong và sau bầu cử; ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật về bầu cử. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cần bám sát quy định của pháp luật, thấu tình, đạt lý; nắm chắc các đối tượng để giải quyết phù hợp, bảo đảm cho cuộc bầu cử diễn ra tốt đẹp”.

Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội, đánh giá cao công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp đã được tỉnh Thanh Hóa quan tâm, triển khai đồng bộ, chặt chẽ, đạt kết quả cao. Thanh Hóa là địa phương lớn, số lượng đơn vị bầu cử, điểm, tổ bầu cử nhiều, Trưởng đoàn giám sát, kiểm tra đề nghị cấp ủy, lãnh đạo các cấp cần tiếp tục chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng các phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Kiên quyết đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc, âm mưu, hành động phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để gây rối; lợi dụng mạng xã hội, internet để chống phá bầu cử, đặc biệt chú trọng bảo đảm an ninh, trật tự tại những địa bàn trọng điểm, khu vực biên giới, khu công nghiệp, khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh.

Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội, cũng đề nghị tỉnh Thanh Hóa tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống đại dịch Covid-19; làm tốt công tác tuyên truyền, phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên, các chức sắc tôn giáo trong tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bầu cử./.

Trâm Anh

Tin khác

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Tin tức