Đoàn kết: Lời giải duy nhất cho bài toán biến đổi khí hậu

Thứ sáu, 01/01/2021 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm 2020, biến đổi khí hậu tiếp tục là một trong những vấn đề nóng nhất toàn cầu khi thiên tai chồng thiên tai. Đại dịch COVID-19 lại thêm một cơ hội để nhân loại thấy rằng việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu khó đến nhường nào.

Song đại dịch cũng tạo ra cơ hội duy nhất, tốt nhất để các chính phủ ban hành chính sách, nhằm hướng tới nền kinh tế không carbon, bởi cái giá phải trả về góc độ kinh tế, xã hội và chính trị sẽ thấp hơn nhiều so với những gì đáng ra phải trả.

2020 - Thiên tai chồng thiên tai

Năm 2020, ngoài đại dịch COVID-19, con người còn phải chống chọi với hàng loạt thiên tai khủng khiếp, như lũ lụt lịch sử tại Trung Quốc, bão lũ và lở đất ở Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, cháy rừng tại Australia, Mỹ và Brazil… Chưa kể đến dịch châu chấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của các nước từ Đông Bắc Phi, đến Tây Nam Á hay câu chuyện hạn hán vẫn là vấn đề nóng ở các quốc gia Tây Phi.

Tại Trung Quốc, cơ quan khí tượng thủy văn nước này ghi nhận số lượng các trận lũ lụt tính đến hết tháng 9 đã cao gấp 1,6 lần so với những năm trước, khiến tổng cộng 833 con sông vượt quá mức cảnh báo, nhiều hơn 80% so kỷ lục năm 1998. Đợt mưa kéo dài lịch sử, từ cuối tháng 5/2020 đến hết tháng 7/2020, và chỉ thực sự chấm dứt vào đầu tháng 8/2020, khiến 121 người chết và mất tích, hơn 70 triệu người Trung Quốc bị ảnh hưởng, dẫn đến thiệt hại kinh tế trực tiếp hơn 29 tỷ USD.

Các vụ cháy rừng ở Siberia bao trùm diện tích bằng nước Bỉ và phát ra tổng lượng khí thải carbon dioxide tương đương với lượng thải ra của Thụy Điển trong 1 tháng.

Các vụ cháy rừng ở Siberia bao trùm diện tích bằng nước Bỉ và phát ra tổng lượng khí thải carbon dioxide tương đương với lượng thải ra của Thụy Điển trong 1 tháng.

Ở Australia, cháy rừng kéo dài trong nhiều tháng đầu năm 2020 đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người. Hàng tỷ động vật bị giết hoặc di dời, trong khi 10.000 ngôi nhà và công trình phụ bị đốt cháy. Ngọn lửa quét qua một khu vực rộng hơn gấp đôi đảo Hokkaido của Nhật Bản.

Phía kia bán cầu, vùng đầm lầy nhiệt đới lớn nhất thế giới Pantanal ở Brazil lẽ thường vẫn ẩm ướt và xanh mướt thì lại bốc cháy hàng tuần liền. Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia của Brazil báo cáo rằng, ít nhất 15.000 vụ cháy ở các vùng đầm lầy kể từ tháng 1, gấp ba lần con số được ghi nhận so với cùng kỳ năm 2019 và tăng gấp 12 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Tại Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á, diễn biến thời tiết bất thường xảy ra mưa bão, lũ lụt, lở đất khiến hàng trăm người chết và bị thương, gây thiệt hại hàng tỷ USD.

Tuy nhiên, những sự kiện nêu trên chỉ là phần nhỏ trong những gì mà con người phải gánh chịu suốt năm 2020. Nhưng, thế giới có thể sẽ phải tiếp tục chứng kiến nhiều trận thiên tai thảm khốc hơn nữa khi các quốc gia trên thế giới chưa thực sự quyết tâm hành động để chống lại biến đổi khí hậu.

Đại dịch COVID-19 để lại hậu quả nhanh chóng và dễ dàng nhận ra. Tác hại từ biến đổi khí hậu đến chậm hơn so với đại dịch, nhưng quy mô của nó lớn hơn và kéo dài hơn nhiều lần.

Một báo cáo vào tháng 9 của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã cho thấy một điều đáng buồn rằng, sau khi suy giảm tạm thời do việc hạn chế di chuyển và hoạt động kinh tế chậm lại liên quan đến đại dịch COVID-19 thì phát thải khí nhà kính đã trở lại mức trước đại dịch. Đồng thời WMO cũng cảnh báo rằng, tình trạng này nếu không được cải thiện sớm sẽ đẩy nhanh tốc độ nóng lên của trái đất bởi hiệu ứng nhà kính, tình trạng nước biển dâng, những hiện tượng khí hậu cực đoan, động đất sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

anh2-cuutraidat

Chung tay cho một thế giới thôi nóng lên

Câu chuyện biến đổi khí hậu vốn rất căng thẳng trở lên nóng hơn lúc nào hết khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Paris - một thỏa thuận không mang tính ràng buộc giữa 190 quốc gia nhằm giảm phát thải khí nhà kính và hạn chế biến đổi khí hậu - vào ngày 4/11. Phải thừa nhận, việc Mỹ, quốc gia phát thải nhiều thứ hai thế giới - chiếm 12% lượng khí thải thế giới - rời khỏi hiệp định Paris khiến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu trở nên gập ghềnh hơn. Nó đòi hỏi trách nhiệm lớn hơn của Trung Quốc (chiếm 1/4 lượng khí thải thế giới), Liên minh châu Âu (7%), Ấn Độ (7%) và các nước khác trong nỗ lực giảm thiểu phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

Đại dịch COVID-19 đã cho thấy việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là khó đến nhường nào. Song đại dịch cũng tạo ra cơ hội duy nhất, tốt nhất để các chính phủ ban hành chính sách, nhằm hướng tới nền kinh tế không carbon, bởi cái giá phải trả về góc độ kinh tế, xã hội và chính trị sẽ thấp hơn nhiều so với những gì đáng ra phải trả.

Nếu có một thời điểm nào đó để các nhà lãnh đạo cho thấy sự dũng cảm trong việc đề phòng thảm họa xảy ra, chính là lúc này. Đây cũng là thời điểm mà họ được lắng nghe nhiều nhất.

Bão Vamco tàn phán nhiều khu vực tại Phillipines. Ảnh AP

Chính phủ của tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga vào tháng 10 đã công bố mục tiêu bắt kịp Liên minh châu Âu trong vấn đề giảm lượng khí thải hiệu ứng nhà kính. Nhật Bản lên kế hoạch đưa ra các biện pháp cụ thể như thúc đẩy năng lượng tái tạo nhằm đưa mức phát thải ròng về con số 0, và thực hiện một xã hội không có carbon vào năm 2050. Một trong những biện pháp được cam kết đó là Nhật Bản sẽ đóng cửa phần lớn các nhà máy nhiệt điện than cũ trong thập kỷ tới.

Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng LHQ vào tháng 9, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ đạt mức phát thải carbon cao nhất trước năm 2030 và trở thành trung tính carbon, tức về 0 vào năm 2060. Trung Quốc muốn xây dựng một hình ảnh về “cường quốc toàn cầu có trách nhiệm” không chỉ để củng cố ảnh hưởng của mình, mà còn vì nhu cầu thiết thực cho các quốc gia phải làm việc cùng nhau và đi cùng hướng để giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và khủng hoảng đa dạng sinh học.

Biến đổi khí hậu cũng là một trong những vấn đề đứng đầu chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh G20 vừa diễn ra vào ngày 21-22 tháng 11. Theo sau bước đi của EU, Nhật, Trung Quốc, khoảng một nửa thành viên G20 trong đó có Hàn Quốc, Nam Phi... đều cam kết thực hiện mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào năm 2050 hoặc sớm hơn. EU hiện đang được đánh giá là một “lực lượng tiên phong” trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Nỗ lực chống biến đổi khí hậu của G20 sắp tới có thể còn nhận được cú hích không nhỏ trong trường hợp ông Joe Biden được chính thức công nhận thắng cử và lên nắm quyền tại Mỹ. Joe Biden đã đưa ra cam kết đảo ngược kết quả của chính phủ ông Trump bằng cách đưa nước này tái gia nhập hiệp định khí hậu Paris. Ông Biden đã đề xuất một kế hoạch trị giá 1,7 nghìn tỷ đô la để đưa mức phát thải carbon của Mỹ về mức 0 vào năm 2050.

Nước Mỹ có thể rất chia rẽ về chính trị, nhưng phần lớn người dân Mỹ đều nhận thức vấn đề biến đổi khí hậu là “nguy cơ cấp thiết” đối với nước Mỹ và theo một cuộc trưng cầu ý dân mới đây, trung bình có tới 4/5 người được hỏi nói rằng: “Đạt 100% năng lượng sạch nên là mục tiêu chính trong chính sách năng lượng của nước Mỹ”.

Một lính cứu hộ Nhật Bản đi ngang qua một chiếc xe bị hư hỏng ở Hitoyoshi, thuộc quận Kumamoto. Ảnh AFP

Tổng thư ký LHQ António Guterres từng kêu gọi các quốc gia rằng,“hành động vì khí hậu là cách duy nhất để bảo đảm một hành tinh có thể sống được cho thế hệ này và các thế hệ tương lai. Cho dù chúng ta đang đối phó với đại dịch hay khủng hoảng khí hậu, rõ ràng là chúng ta cần khoa học, đoàn kết và có các giải pháp mang tính quyết định”.

Đúng là vậy, đoàn kết chính là lời giải duy nhất cho bài toán biến đổi khí hậu. Trước những thảm họa thiên nhiên, con người trở nên nhỏ bé và những câu chuyện về biến đổi khí hậu tiếp tục nóng trên bàn tròn khắp các tổ chức, quốc gia trên thế giới. Những đòi hỏi về giảm phát thải khí carbon, cải thiện môi trường sống, nguồn nước, chất lượng không khí, bảo vệ rừng, bảo vệ sinh vật và môi trường biển… tất thảy đều trở nên cấp thiết và cần các quốc gia phải nhanh chóng chung tay ngăn chặn những thảm họa có thể xảy ra trong tương lai gần.

Thực sự, chỉ khi nào các quốc gia chung tay hành động, khi đó thế giới mới thôi nóng lên!

Anh Minh

Tin khác

Lào Cai: Dừng đón khách chiêm bái Di tích lịch sử quốc gia đền Thượng để tu bổ,tôn tạo

Lào Cai: Dừng đón khách chiêm bái Di tích lịch sử quốc gia đền Thượng để tu bổ,tôn tạo

(CLO) UBND thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) vừa ra thông báo tạm dừng các hoạt động tham quan, chiêm bái, thực hành nghi lễ tại Di tích quốc gia đền Thượng và đền Am.

Đời sống
Kon Tum: Đề xuất xử lý hàng loạt cán bộ liên quan vụ hơn 25 ha rừng bị chết

Kon Tum: Đề xuất xử lý hàng loạt cán bộ liên quan vụ hơn 25 ha rừng bị chết

(CLO) Liên quan đến vụ thủy điện Thượng Kon Tum tích nước làm chết 25 ha rừng ở Kon Plông, Sở NN&PTNT tỉnh này vừa có đề xuất xử lý hàng loạt cán bộ.

Đời sống
Dự báo thời tiết 18/4/2024: Hà Nội mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết 18/4/2024: Hà Nội mưa rào rải rác

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 18/4/2024, Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa rào rải rác và có nơi có dông, sau có mưa rào và dông vài nơi; trưa chiều giảm mây hửng nắng.

Đời sống
Ninh Bình: Trên 11 nghìn chỉ tiêu việc làm tại phiên giao dịch việc làm lưu động tháng 4

Ninh Bình: Trên 11 nghìn chỉ tiêu việc làm tại phiên giao dịch việc làm lưu động tháng 4

(CLO) Ngày 17/4, tại sân Lễ hội Hoa Lư, Trung tâm Dịch vụ việc làm - Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức phiên giao dịch việc làm lưu động tháng 4 với chủ đề: Kết nối thành công-vững bước tương lai.

Đời sống
Bạc Liêu: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải

Bạc Liêu: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải

(CLO) Lễ hội Nghinh Ông tại huyện Đông Hải sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 18/4 với nhiều hoạt động hấp dẫn như trưng bày các sản phẩm OCOP; tế Lễ (cúng Cửu huyền), lễ diễu hành Nghinh Ông, Cúng Tiền Giảng...

Đời sống