(CLO) TS Lê Xuân Nghĩa nhận định: Thị trường trái phiếu, nhất là trái phiếu bất động sản trong nước chưa có sự minh bạch. Nhiều doanh nghiệp phát hành hàng chục nghìn trái phiếu, không ai quản lý, không ai giám sát, cũng không có ai đánh giá về sự tin tưởng của tài chính công ty.
“Bom nợ” Evergrande, bài học từ câu chuyện đầu cơ
Trong thời gian qua, cả thế giới đổ dồn sự chú ý vào Evergrande, tập đoàn bất động sản hàng đầu tại Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ. TS. Võ Đình Trí, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đánh giá, cú “ngã ngựa” của Evergrande đến từ nhiều lý do khác nhau, về cả chủ quan và khách quan.
Cả thế giới đổ dồn sự chú ý vào Evergrande, tập đoàn bất động sản hàng đầu tại Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ.
Đầu tiên, Evergrande có nguy cơ “trở về cái máng lợn” là do các chính sách của Chính phủ Trung Quốc nhằm triệt tiêu tình trạng đầu cơ bất động sản tại nhiều thành phố lớn của quốc gia này.
Ông Trí phân tích: Nền kinh tế Trung Quốc đã trải qua một khoảng thời gian tăng trưởng ngoạn mục, điều này khiến giá nhà ở tăng rất nhanh và cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn.
Nếu xét dưới chỉ số giá nhà với chỉ số thu nhập của người, nhiều người dân Trung Quốc dù có làm việc cả đời, cũng không đủ tiền mua nhà. Do đó, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt giải pháp để “kìm cương” giá nhà ở. Như áp dụng giá trần thuê nhà, hoặc kiểm soát chặt chẽ quy định trần vay nợ, hoặc các đòn bẩy tài chính. Điều này đã khiến thị trường bất động sản hạ nhiệt.
Thứ hai, do tác động của đại dịch COVID-19, khiến khả năng trả nợ của nhà đầu tư, người mua nhà giảm sút. Nhu cầu mua nhà trong giai đoạn dịch bệnh cũng giảm, thị trường thanh khoản thấp, đã khiến Evergrande gặp áp lực về dòng tiền.
Thứ ba, cấu trúc tài chính của Evergrande quá mạo hiểm, bộc lộ nhiều rủi ro giữa lúc khó khăn khi hệ số đòn bẩy tài chính cao với việc đẩy mạnh vay trái phiếu và công cụ nợ ngắn hạn như thương phiếu…
Vì vậy, khi dòng tiền đột ngột đứt đoạn, doanh nghiệp không đủ nguồn lực tài chính để thanh toán các khoản lãi trái phiếu.
Vì vậy, để Evergrande không sụp đổ và tạo ra “bom nợ” giữa lúc Covid-19 diễn biến khó lường, Chính phủ Trung Quốc tập trung đảm bảo hệ thống tài chính vững mạnh.
Theo đó, Chính phủ tuần tự ưu tiên xử lý các khoản nợ của doanh nghiệp liên quan tới ngân hàng, người mua nhà, sau đó là tới các chủ thầu… Chính phủ thực hiện tái cấu trúc tài sản thông qua bán bớt tài sản có tính thanh khoản cao, hỗ trợ các ngân hàng cho Evergrande vay.
Đồng tình với nhận định này, TS Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế nhận xét: Chính phủ Trung Quốc đã rút ra bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng kinh tế tại Mỹ vào năm 2008.
Trong đó, Chính phủ Trung Quốc sẽ ưu tiên “cứu” hệ thống ngân hàng, là chủ nợ của Evergrande. Từ đó ổn định niềm tin của người gửi tiền, người dân và nhà đầu tư.
“Nếu không ưu tiên cứu lấy hệ thống ngân hàng trước, có thể sẽ tạo ra sự mất lòng tin của nhà đầu tư. Người dân lo ngại ngân hàng đổ vỡ dây chuyền, họ sẽ rút tiền hàng hoạt ra khỏi ngân hàng. Như vậy là thảm họa. Do đó, việc cứu lấy hệ thống ngân hàng là điều cần thiết”, ông Nghĩa nói.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Trái phiếu là “ung nhọt”
Nhìn từ bài học Evergrande, có thể thấy, thị trường bất động sản Việt Nam có nhiều sự tương đồng. Đơn cử như giá nhà đang tăng rất mạnh ở các thành phố lớn, chỉ số giá nhà tăng đang ngày càng vượt mặt so với thu nhập của người dân.
Tuy nhiên, dưới góc độ quy mô, đây mới chỉ là tín hiệu đầu báo hiệu về một “bom nợ” mới tại Việt Nam, nếu cơ quan chức năng không kiểm soát quá trình tăng quá nóng của bất động sản.
TS Võ Đình Trí nhận xét: Chính phủ Việt Nam cần phải kiểm soát quá trình đầu cơ bất động sản trong nước, từ đó tránh xảy ra tình trạng “bong bóng” bất động sản.
Ông Trí đề xuất giải pháp, đánh thuế bất động sản, thuế tài sản và thuế đánh trên giao dịch bất động sản để ngăn chặn chặn tình trạng đầu cơ.
“Nếu anh mua nhà và bán sang tay, trong thời gian ngắn dưới 1 năm, Chính phủ nên xem xét tăng thuế để tránh đầu cơ. Việc tăng thuế sẽ khiến ý định đầu cơ giảm”, ông Trí nói.
Về vấn đề cấu trúc doanh nghiệp, ông Trí so sánh các tập đoàn bất động sản lớn tại Việt Nam đang khá vững. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bất động sản đang có hiện phát hành trái phiếu ồ ạt, không kiểm soát.
Nói một cách công bằng, thị trường trái phiếu Việt Nam chưa trưởng thành, chưa có nhiều cơ quan độc lập đánh giá, điều này làm tăng rủi ro cho nhà đầu tư.
“Nếu dự án của các anh tốt, thì trái phiếu là kênh đầu tư rất tốt. Nhưng thực tế cũng có một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo phong trào, đây là rủi ro rất lớn”, TS Võ Đình Trí nhận xét.
Bên cạnh đó, TS Võ Đình Trí lưu ý, ở các quốc gia có thị trường bất động sản ổn định, thì giá nhà sẽ bằng 1/3 thu nhập của người dân. Tuy nhiên, nếu để giá nhà bằng 50% - 50% thu nhập là quá cao, cần phải được kiểm soát để phòng ngừa rủi ro.
Trong khi đó, TS Lê Xuân Nghĩa nhận định: Thị trường trái phiếu, nhất là trái phiếu bất động sản trong nước chưa có sự minh bạch. Nhiều doanh nghiệp phát hành hàng chục nghìn trái phiếu, không ai quản lý, không ai giám sát, cũng không có ai đánh giá về sự tin tưởng của tài chính công ty.
Thậm chí, có trường hợp doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu còn úp úp mở mở về chuyện có ngân hàng bảo lãnh, nhưng thực tế hiện tượng này không có.
“Đây chính là hiện tượng, các cơ quan tài chính trong nước phải quan tâm và kiểm soát. Nếu không kiểm soát chặt chẽ, trái phiếu bất động sản sẽ trở thành khối u ngày càng lớn, đe dọa tới cả nền kinh tế”, TS Lê Xuân Nghĩa nói.
(CLO) Từ xa xưa dân gian đã truyền tụng nhiều câu ca dao nhắc đến hội bơi Đăm như “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” hay “Xù Gạ thì giỏi chăn tằm, làng La canh cửi, làng Đăm bơi thuyền”. Và chiều nay (6/4), lễ hội bơi Đăm truyền thống năm 2025 – một Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia được khai mạc và những “đô bơi” đã mang đến màn trình diễn đặc sắc cho công chúng thưởng ngoạn.
(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.
(CLO) Khi theo dõi các fanpage, kênh youtube, tiktok... của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), chúng ta dễ dàng bắt gặp các buổi truyền hình trực tiếp. Những vấn đề thời sự, nóng hổi đăng tải trên các nền tảng số này thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Và đằng sau câu chuyện đó là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thiết bị, đặc biệt là việc đổi mới quy trình sản xuất của mỗi phóng viên, BTV.
(CLO) Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trở lại trước công chúng khi ngồi trên xe lăn tiến vào Quảng trường Thánh Peter tại Vatican và chào đón đám đông tín đồ đang reo hò nồng nhiệt.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa rào nhẹ rải rác và có nơi có dông. Vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông cục bộ, cục bộ có nơi mưa to.
(CLO) Tối 6/4/2025, câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) giành chiến thắng kịch tính với tỷ số 4-0 trước Bình Dương, tại trận đấu thuộc vòng 17 LPBank V.League 2024/25.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
Trong những năm gần đây, căn hộ cao cấp và hạng sang liên tục khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản. Ngay cả trong giai đoạn trầm lắng vừa qua, khi nhiều phân khúc lao đao thì loại hình căn hộ chung cư vẫn duy trì sự ổn định, liên tục dẫn đầu về nguồn cung, giao dịch và tốc độ tăng giá trên thị trường.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Khu vực phía Tây Thủ đô đang bước vào một thập kỷ phát triển bùng nổ với hàng loạt dự án hạ tầng “khủng” được triển khai rầm rộ. Trong đó, Vinhomes Wonder City nằm ngay tại trung tâm của mạng lưới hạ tầng tỷ đô, trở thành tâm điểm vàng kết nối và là động lực thúc đẩy sự thăng hạng của thị trường BĐS khu vực.
Với kinh nghiệm hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực phát triển bất động sản, Đất Xanh đã mở rộng sự hiện diện tại các khu vực trọng điểm phía Nam, thông qua việc cung cấp nhiều dự án nhà ở chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.
(CLO) Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu mới trên thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, thể hiện tầm nhìn chung của hai doanh nghiệp trong việc triển khai các dự án bất động sản công nghiệp trên toàn lãnh thổ quốc gia, hướng đến mục tiêu tạo dựng những giá trị bền vững.
(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, nguồn vốn cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia không chỉ trông chờ từ Nhà nước, mà cần có cơ chế để tất cả mọi người chung tay vào.
(CLO) Với tốc độ tăng trưởng của tầng lớp thượng lưu trong top 3 thế giới, thị phần BĐS hàng hiệu tại Việt Nam cũng “lên hương” do được xem là thước đo của đẳng cấp. Tại thị trường Tây Hà Nội, nguồn cung sản phẩm hạng sang vẫn nhỏ giọt so với sự nở rộ của lực cầu, mở ra cơ hội bất khả chiến bại mà giới đầu tư đều không muốn bỏ lỡ.
(CLO) Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ rõ ràng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, từ đó cân bằng lại thị trường, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của đa số người dân.
(CLO) Theo chuyên gia, việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia và phát triển nhà giá rẻ là hợp lý. Đây là một phân khúc quan trọng và mang tính chủ đạo, khi có nguồn cung mới đáp ứng được nhu cầu thực tế sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển cân đối hơn, đồng thời phát huy vai trò đảm bảo an sinh xã hội.