(CLO) Nhận thức nguồn lực đầu tư của khối doanh nghiệp tư nhân là một trong những tiềm năng lớn và rất quan trọng, Chủ tịch TP. HCM quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính để khơi thông nguồn lực đầu tư; đặc biệt, tháo gỡ vướng mắc ở các dự án hiện đang tồn đọng.
Kỳ họp thứ tư của HĐND TP. HCM khóa X diễn ra từ ngày 7-9/12 với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, việc tìm hướng phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của TP. HCM trong bối cảnh "hậu Covid-19" là một trong những vấn đề cấp thiết được đặt ra trên bàn nghị sự.
Doanh nghiệp mong chờ sự cam kết, đồng hành của Chủ tịch TP. HCM.
Điểm nhấn của kỳ họp này là phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Chủ tịch UBND TP. HCM. Đây là lần đầu tiên ông Phan Văn Mãi trả lời chất vấn đại biểu HĐND TP. HCM trên cương vị chủ tịch UBND TP. HCM.
Tại kỳ họp, Chủ tịch Phan Văn Mãi đã trả lời chất vấn nhiều nội dung được các đại biểu HĐND TP. HCM đặt ra. Trong đó, ông Mãi nhấn mạnh: TP. HCM luôn thấu hiểu, chia sẻ và tập trung hành động để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Bất động sản sẽ không còn… "bất động"
Sau phần trả lời chất vấn của Chủ tịch Phan Văn Mãi, đại diện chủ đầu tư dự án Khu dân cư Trường Thịnh tại phường Bình An (Quận 2 cũ), nay là phường An Khánh TP. Thủ Đức cho biết rất vui mừng và đặt niềm tin vào sự cam kết của người đứng đầu chính quyền TP.
Dự án Khu dân cư Trường Thịnh do Công ty Xây dựng May thêu Trường Thịnh (Công ty Trường Thịnh) làm chủ đầu tư, được Thủ tướng Chính phủ giao hơn 3 ha vào năm 1998 để xây dựng khu nhà ở bán cho cán bộ, công nhân viên với quy mô 94 căn nhà liên kề vườn, 342 căn chung cư.
Công ty Trường Thịnh đã hiệp thương, thỏa thuận để nhận quyền sử dụng đất phần diện tích hơn 3,2 ha đất với 3 chi gia tộc và hoán đổi đất ở tại chỗ cho 3 chi tộc với tổng cộng 22 nền đất. Sau đó, chủ đầu tư tiếp tục hiệp thương, thỏa thuận để nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở tự nguyện với 47 hộ dân.
Nhiều người dân ở KDC Trường Thịnh (TP. Thủ Đức) đang bị ảnh hưởng bởi sự "bất động" của dự án.
Hiện nay, dự án đã đền bù được 96%; dự án thi công đạt 80% các tuyến giao thông, xây dựng trạm điện, đưa điện nước về sử dụng, hoàn thành 100% tiền sử dụng đất cho Nhà nước. Hiện còn 4% chưa đền bù xong vì những người nhận đền bù đang tranh chấp nội bộ.
Theo chủ đầu tư, việc tồn đọng hiện nay không phải là 4% còn lại chưa đề bù, mà thời gian qua có nhiều đối tượng ngang nhiên vào dự án lấn chiếm đất, tổ chức xây dựng trái phép, đã bị chính quyền lập biên bản và ra quyết định cưỡng chế nhiều lần, nhưng không hiểu sao đến nay vẫn tồn tại, chính quyền chưa xử lý triệt để.
Cụ thể, năm 2018, UBND TP. HCM cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên-Mội trường TP.; Sở Xây dựng TP.; UBND Q. 2 xem xét để xử lý dứt điểm. Tuy nhiên, đến nay, các cơ quan này vẫn "án binh bất động".
Cũng như dự án Trường Thịnh ở trên, vì sự "bất động" của chính quyền mà nhiều người dân mua đất ở tại dự án khu dân cư (DA KDC) An Hạ, tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh (TP. HCM) phải chờ "dài cổ" mà vẫn chưa được cấp sổ đỏ.
Cụ thể, vào năm 2015, Công ty Nhựt Thành được UBND TP. HCM giao đất để đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật KDC - KCN An Hạ với quy mô 26,51 ha. Đến nay, dự án đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng như: hệ thống cấp nước, nước thải, hệ thống cấp điện; nền đường trải nhựa, vỉa hè; đèn đường, hồ sinh thái...
Đến ngày 10/4/2018, UBND TP. HCM ra quyết định duyệt phương án giá đất theo giá thị trường đối với khu đất đầu tư DA KDC An Hạ để Công ty Nhựt Thành thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Sau đó, Cục thuế TP. HCM có thông báo nộp tiền sử dụng đất đối với dự án.
Tuy nhiên, trước đó chủ đầu tư đã tạm bàn giao cho TP. HCM 246 nền đất ở với diện tích 27.462m2 để phục vụ tái định cư cho các DA của TP.; đã bàn giao cho UBND H. Bình Chánh khu đất xây dựng trường mẫu giáo có diện tích 5.987m2 và đang đề nghị giao tiếp cho UBND huyện Bình Chánh khu đất xây dựng trường trung học cơ sở có diện tích 11.149,9m2…
Chủ đầu tư cho rằng, vừa hoán đổi nền vừa phải nộp thuế cùng một lúc tức là phải thực hiện 2 lần nghĩa vụ tài chính đối với khu đất, điều này chưa thực sự thỏa đáng.
Dự án KDC An Hạ "bất động" vì thiếu sự thống nhất của các cơ quan ban ngành.
Vì thế, chủ đầu tư đã gửi văn bản đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi và kiến nghị: Sẽ nộp tiền sử dụng đất và Nhà nước trả lại 246 nền nhà ở cho công ty. Sau đó, UBND TP. HCM cũng đã có công văn đề nghị các Sở, ngành TP khẩn trương kiểm tra, rà soát kỹ lại, đề xuất trình UBND TP.HCM về nội dung khiếu nại của doanh nghiệp, nhưng đến nay sự việc này vẫn chưa được các cơ quan giải quyết.
Đại diện chủ đầu tư hy vọng, sự quyết tâm của Chủ tịch Phan Văn Mãi sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết dứt điểm những tồn đọng. Dự án sẽ sớm được hoàn thiện góp phần phát triển môi trường đô thị TP. chung cũng như việc đảm bảo các quyền lợi cho nhiều người dân, trong đó có việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trên đây là 2 trong hàng chục dự án trên địa bàn TP. HCM đang "bất động" bởi một số lý do khách nhau. Trong đó có nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, cần được chính quyền hỗ trợ mới có thể tháo gỡ.
Nhanh chóng hành động kịp thời tháo gỡ khó khăn
Thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. HCM khẳng định, trong thời gian tới, TP. HCM sẽ tổ chức thường xuyên những buổi tiếp xúc với các doanh nghiệp, các hiệp hội… để kịp thời lắng nghe những ý kiến góp ý, để chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trên tinh thần đồng hành.
Đại biểu HĐND TP. HCM sẽ ghi nhận và giám sát những vấn đề Lãnh đạo TP. HCM cam kết.
Theo ông Phan Văn Mãi, TP. HCM nhận thức nguồn lực đầu tư tư nhân là cực kỳ lớn và rất quan trọng đối với TP. Do vậy, TP. HCM cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa để cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính nhằm tạo lối đi thông thoáng, cởi mở để khơi thông nguồn lực đầu tư.
Đặc biệt, tháo gỡ vướng mắc ở các dự án tồn đọng. Song song đó, TP. HCM sẽ rà soát, phân loại lại các dự án. Trường hợp có thể kêu gọi đầu tư tư nhân, hoặc hợp tác công tư (PPP) thì sẽ mời gọi tư nhân tham gia.
TP. HCM cam kết tiếp tục cải cách hành chính, đồng hành với nhà đầu tư, để thu hút nhiều hơn nguồn lực từ xã hội.
Chủ tịch UBND TP. HCM cũng thừa nhận, thời gian qua dù TP. HCM đã có kế hoạch cải cách hành chính rất cụ thể về nhiệm vụ, trách nhiệm, cơ chế phối hợp, nhưng việc thực hiện chưa đạt theo yêu cầu; TP.HCM đã có sự ghi nhận, tiếp thu trên tinh thần cởi mở, cầu thị để trong thời gian tới đạt được hiệu quả tốt hơn.
"TP. HCM sẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng dữ liệu các vụ việc, các hồ sơ để theo dõi, không bị bỏ sót, không bị bỏ lọt các vụ việc lâu ngày. Qua đó, kịp thời theo dõi, đánh giá kết quả của từng cá nhân, từng cơ quan trong việc theo và xử lý các vụ việc, các hồ sơ", Chủ tịch Phan Văn Mãi khẳng định.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Sơn Tây vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường Mầm non Phú Thịnh.
(CLO) Những ngày đầu tháng 4, vùng biển xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh) đang vào chính vụ sứa biển. Lượng sứa dồi dào, chất lượng cao giúp ngư dân địa phương liên tiếp trúng đậm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể sau mỗi chuyến ra khơi.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành xác minh, giải quyết vụ việc chết người xảy ra ngày 02/01/2023 và làm rõ đối tượng giết người là Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
(CLO) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển ĐT.994)".
(CLO) Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II năm 2025 vừa diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, quy tụ nhiều gương mặt nổi bật của giới văn hóa, giải trí Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Hinh, NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, ca sĩ Hòa Minzy, nhạc sĩ Tuấn Cry...
(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
Trong những năm gần đây, căn hộ cao cấp và hạng sang liên tục khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản. Ngay cả trong giai đoạn trầm lắng vừa qua, khi nhiều phân khúc lao đao thì loại hình căn hộ chung cư vẫn duy trì sự ổn định, liên tục dẫn đầu về nguồn cung, giao dịch và tốc độ tăng giá trên thị trường.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Khu vực phía Tây Thủ đô đang bước vào một thập kỷ phát triển bùng nổ với hàng loạt dự án hạ tầng “khủng” được triển khai rầm rộ. Trong đó, Vinhomes Wonder City nằm ngay tại trung tâm của mạng lưới hạ tầng tỷ đô, trở thành tâm điểm vàng kết nối và là động lực thúc đẩy sự thăng hạng của thị trường BĐS khu vực.
Với kinh nghiệm hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực phát triển bất động sản, Đất Xanh đã mở rộng sự hiện diện tại các khu vực trọng điểm phía Nam, thông qua việc cung cấp nhiều dự án nhà ở chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.
(CLO) Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu mới trên thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, thể hiện tầm nhìn chung của hai doanh nghiệp trong việc triển khai các dự án bất động sản công nghiệp trên toàn lãnh thổ quốc gia, hướng đến mục tiêu tạo dựng những giá trị bền vững.
(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, nguồn vốn cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia không chỉ trông chờ từ Nhà nước, mà cần có cơ chế để tất cả mọi người chung tay vào.
(CLO) Với tốc độ tăng trưởng của tầng lớp thượng lưu trong top 3 thế giới, thị phần BĐS hàng hiệu tại Việt Nam cũng “lên hương” do được xem là thước đo của đẳng cấp. Tại thị trường Tây Hà Nội, nguồn cung sản phẩm hạng sang vẫn nhỏ giọt so với sự nở rộ của lực cầu, mở ra cơ hội bất khả chiến bại mà giới đầu tư đều không muốn bỏ lỡ.
(CLO) Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ rõ ràng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, từ đó cân bằng lại thị trường, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của đa số người dân.
(CLO) Theo chuyên gia, việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia và phát triển nhà giá rẻ là hợp lý. Đây là một phân khúc quan trọng và mang tính chủ đạo, khi có nguồn cung mới đáp ứng được nhu cầu thực tế sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển cân đối hơn, đồng thời phát huy vai trò đảm bảo an sinh xã hội.