Doanh nghiệp FDI vẫn chiếm ưu thế
Theo thống kê của Tổng Cục hải quan. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực FDI trong 8 tháng qua đạt 137,25 tỷ USD, tăng 21,9% (tương ứng tăng 24,61 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2014; trong đó kim ngạch xuất khẩu là 72,35 tỷ USD, tăng 21,2% và kim ngạch nhập khẩu là 64,9 tỷ USD, tăng 22,6%.
(CLO) Theo thống kê của Tổng Cục hải quan.Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực FDI trong 8 tháng qua đạt 137,25 tỷ USD, tăng 21,9% (tương ứng tăng 24,61 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2014; trong đó kim ngạch xuất khẩu là 72,35 tỷ USD, tăng 21,2% và kim ngạch nhập khẩu là 64,9 tỷ USD, tăng 22,6%.
Lĩnh vực điện tử, cơ khí của Việt Nam: Thu hút mạnh vốn FDI
Ngành chăn nuôi trước thách thức từ TPP
Đồng Nai: Điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Thêm cơ hội cho ngành cơ khí Việt Nam
[caption id="attachment_46418" align="aligncenter" width="1112"]Cũng theo báo cáo thống kê của Tổng Cục hải quan, kim ngạch xuất - nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp (DN) trong nước đạt 79,51 tỷ USD. Trong đó kim ngạch xuất khẩu là hơn 34,14 tỷ USD, giảm 9,7% và kim ngạch nhập khẩu là 45,36 tỷ USD, tăng 9,4%.
Khi so sánh hai tỷ trọng xuất nhập khẩu của hai khối DN FDI và DN trong nước với nhau, có thể thấy, DN FDI vẫn chiếm ưu thế.
Theo dự báo của các chuyên gia, ưu thế này sẽ ngày càng lớn trong thời gian tới. Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang là điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài của thế giới không chỉ có DN ở các nước phát triển mà còn có cả DN các nước mới nổi như Ấn Độ, các Tiểu vương quốc Ả Rập (UAE), Thái Lan, Malaysia... Bên cạnh đó, việc Việt Nam liên tục đàm phán thành công và tiến đến ký kết nhiều hiệp đinh thương mại tự do trong thời gian tới cũng là một yếu tố làm DN nước ngoài chú ý nhiều hơn đến thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, các lợi thế về phương tiện kỹ thuật, nguồn vốn, dây chuyền sản xuất, năng suất lao động, tay nghề, trình độ quản lý... là những yếu tố giúp khối FDI vượt trội hơn các DN trong nước về năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Không những vậy, họ còn sử dụng tốt những ưu thế và ưu đãi trong chính sách và chế tài xuất - nhập khẩu của Việt Nam dành cho khối FDI nên dự đoán của các chuyên gia về ưu thế xuất - nhập khẩu của khối FDI là hoàn toàn có cơ sở và là hiện thực không xa trong thời gian tới.
Với dự đoán được cho là khá "sát sườn" và mang tính khả thi này, DN nội địa sẽ cần chuyển mình mạnh mẽ hơn để không bị lu mờ trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong 8 tháng qua đạt hơn 216,76 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 106,5 tỷ USD, tăng 9,2% và nhập khẩu đạt 110,26 tỷ USD, tăng 16,8% dẫn đến thâm hụt thương mại hàng hóa ở mức 3,76 tỷ USD.
Quỳnh Liên