Doanh nghiệp gặp khó khi người lao động ùn ùn về quê

Thứ năm, 07/10/2021 13:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi TP.HCM gỡ bỏ một số hạn chế về giãn cách xã hội, nhiều người đã tranh thủ về quê tránh dịch. Thế nhưng, điều này lại khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh thiếu nguồn lao động.

Doanh nghiệp gặp khó khi người lao động ùn ùn về quê

Trải qua 2 tháng giãn cách xã hội, từ đầu tháng 10/2021, tại nhiều địa phương, các doanh nghiệp đã bắt đầu mở cửa và hoạt động trở lại. Tuy nhiên, vấn đề lao thiếu nguồn lao động đang trở thành vấn nạn khi bước vào giai đoạn “bình thường mới”, nhất là các nhóm ngành dịch vụ.

Bà Hoàng Linh, đại diện chuỗi nhà hàng tại TP.HCM cho biết: “Trong hơn 1 tuần vừa qua, chúng tôi liên tục thông báo tuyển dụng lao động phổ thông. Thế nhưng, thực tế, lượng lao động đăng ký công việc chỉ đáp ứng được 1/3 so với con số dự kiến”.

doanh nghiep gap kho khi nguoi lao dong un un ve que hinh 1

Doanh nghiệp gặp khó khi người lao động ùn ùn về quê.

Đã có lúc, bà Linh chỉ đạo các chi nhánh tuyển dụng lại nhân viên cũ, những người đã thành thạo công việc với mức lương hấp dẫn hơn. Dù vậy, số người quay lại làm việc không nhiều.

“Sau khi TP.HCM gỡ bỏ một số yêu cầu về giãn cách, người lao động về quê rất nhiều. Họ chấp nhận 1 - 2 tháng không có việc làm, để về quê với gia đình tránh dịch”, bà Linh nói.

Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, dự kiến trong quý 4/2021, thành phố cần khoảng 43.600 - 56.800 việc làm.

Theo đó, xu hướng nhu cầu nhân lực tăng ở lao động bán thời gian và tập trung ở các nhóm nghề như: Kinh doanh - thương mại; dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ; công nghệ thông tin; cơ khí - tự động hóa; vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng; dịch vụ thông tin tư vấn - chăm sóc khách hàng; du lịch - nhà hàng - khách sạn; dệt may - giày da…

Theo ông Phan Kỳ Quan Triết, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, ngay khi thành phố nới lỏng giãn cách, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu kế hoạch chuẩn bị hoạt động trở lại.

Đây cũng là thời điểm cuối năm, là khung thời gian quan trọng để các doanh nghiệp nỗ lực nâng cao hiệu quả năng suất và hoàn thành các đơn hàng, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng trước, trong dịp lễ, Tết và sau giãn cách xã hội.

“Tuy nhiên, do một số lượng lớn người lao động về quê ồ ạt trước thời điểm địa phương có hoạt động kiểm soát di chuyển, đặt ra việc sắp xếp lại nhân sự, lao động tại doanh nghiệp là một vấn đề trọng yếu. Để duy trì hoạt động, nhiều doanh nghiệp cũng chủ động lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới, liên lạc nhân sự cũ đang tạm nghỉ; xây dựng nhiều chế độ ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút người lao động yên tâm quay trở lại làm việc”, ông Triết nói.

Phải hỗ trợ thêm an sinh xã hội cho người lao động

Tại diễn đàn các nhà lãnh đạo Doanh nghiệp 2021, diễn ra vào sáng nay (7/10) tại Hà Nội, bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte Việt Nam cho rằng: Đại dịch Covid cũng trở thành một cú hích để các doanh nghiệp nhìn lại hoạt động của chính mình, tạo ra chính sách làm việc linh hoạt, từ giải pháp tình thế thành một xu thế lớn hơn.

doanh nghiep gap kho khi nguoi lao dong un un ve que hinh 2

Đồng thời, dịch bệnh thay đổi từ tư duy quản lý lao động, theo thời gian sang tư duy quản trị an toàn và hiệu quả nguồn lực lao động. Đây cũng là bài toán để duy trì lực lượng lao động một cách liên tục và bền vững, tạo điều kiện để ổn định công ăn việc làm cho người lao động và tạo đa cho doanh nghiệp được phục hồi và trở lại phát triển một cách nhanh hơn, bền hơn, vững hơn.

Có thể thấy, trong tư duy phát triển bền vững thời bình thường, một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) gọi là thời "bình thường tốt hơn" theo một cách tích cực, thì sự bền vững về môi trường xã hội, trong đó sự bền vững về lực lượng lao động, nguồn lực quan trọng nhất và đang bị đứt gãy của doanh nghiệp, sẽ hỗ trợ rất nhiều bên cạnh nguồn lực tài chính đang mỏng gần đi qua từng giai đoạn của đại dịch.

"Sự bền lòng và sự gắn kết của người lao động càng cao thì doanh nghiệp cần phát triển bền vững. Đồng thời phải hỗ trợ nhiều cho an sinh xã hội và sự ổn định của chính doanh nghiệp và của cộng đồng", bà Thanh khẳng định.

Nhờ củng cố nguồn lực lao động của từng doanh nghiệp, cập nhật thêm kế hoạch, doanh nghiệp sẽ vượt qua thách thức trước mắt cũng như phục hồi, tạo đà tăng trưởng trong dài hạn.

Nguyệt Hồ

Bình Luận

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp