Doanh nghiệp hàng không “được voi đòi tiên” xin giảm thêm thuế phí: Bộ Tài chính “lắc đầu”

Thứ sáu, 29/04/2022 15:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Tài chính không đồng tình với kiến nghị của các doanh nghiệp hàng không khi xin giảm hàng loạt thuế, phí.

Mới đây, một số doanh nghiệp hàng không đã có kiến nghị giảm hàng loạt khoản thuế, phí. Đơn cử như đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong năm 2022, giảm thuế VAT từ 10% xuống 5% và điều chỉnh giảm mức thuế nhập khẩu đối với nhiên liệu hàng không từ mức 7% xuống 0%.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết: Trong 3 năm qua, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch COVID-19, trong đó có cả các doanh nghiệp hàng không.

doanh nghiep hang khong duoc voi doi tien xin giam them thue phi bo tai chinh lac dau hinh 1

Bộ Tài chính không đồng tình với kiến nghị của các doanh nghiệp hàng không khi xin giảm hàng loạt thuế, phí.

Cụ thể, năm 2020, Chính phủ đã có gói hỗ trợ, và tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ là khoảng 129.000 tỷ đồng. 

Sang năm 2021, các giải pháp hỗ trợ đã được tiếp tục triển khai ở mức cao hơn cả về nội dung và giá trị hỗ trợ với tổng quy mô khoảng 145.000 tỷ đồng.

Trong đó có một số giải pháp về miễn, giảm thuế lần đầu được áp dụng kể từ khi dịch COVID-19 xảy ra như giảm mức thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc các ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19; miễn tiền chậm nộp thuế.

Riêng đối với ngành hàng không, Chính phủ đã đồng ý giảm 30% đến 50% mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu bay. Trong đó, mức giảm thuế này đối với nhiên liệu bay áp dụng trong năm 2022 là 50%.

Năm 2022, Quốc hội, Chính phủ cũng có thêm giải pháp giãn, giảm một số

khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất với quy mô khoảng 223.000 tỷ đồng.

Bộ Tài chính nhấn mạnh: Như vậy, so với nhiều ngành sản xuất khác thì đối với ngành hàng không bên cạnh được hưởng lợi từ những chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí chung còn được áp dụng chính sách hỗ trợ về giảm mức thuế BVMT đối với nhiên liệu bay ngay từ khi thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát.

Trong bối cảnh cân đối Ngân sách Nhà nước còn khó khăn nhưng vẫn phải đảm bảo nhiều nhiệm vụ chi quan trọng, việc đặt vấn đề bổ sung thêm các giải pháp để hỗ trợ cho ngành hàng không cần được cân nhắc, tính toán cẩn trọng, đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước.

Hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng xăng nhiên liệu bay là 7%. 

Nhiên liệu bay nhập khẩu từ một số quốc gia có ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam là thành viên được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn (5%) trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại. 

Bên cạnh đó, chính sách thuế TNDN, thuế GTGT hiện đang được quy định tại Luật thuế TNDN và Luật thuế GTGT. 

Do đó, kiến nghị giảm thuế suất thuế GTGT từ 10% xuống mức 5% và miễn thuế TNDN cho các doanh nghiệp hàng không thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.

Riêng đối với thuế GTGT, hiện nay, các doanh nghiệp hàng không cũng đang được hưởng lợi từ chính sách giảm 2% mức thuế suất thuế GTGT quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 nêu trên. 

Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho một số đối tượng, trong đó có ngành hàng không.

Trước đó, trong tháng 3/2022, các doanh nghiệp hàng không cũng có kiến nghị miễn giảm 100% thuế bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, kiến nghị này cũng không nhận được sự tán thành của Bộ Tài chính.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU sắp trừng phạt LNG của Nga

EU sắp trừng phạt LNG của Nga

(CLO) Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tuyên bố hôm thứ Hai (22//4), EU có kế hoạch nhắm trừng phạt vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga trong gói trừng phạt thứ 14 chống lại Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp