Doanh nghiệp kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hạ lãi suất thêm 2%

Thứ năm, 18/03/2021 09:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp kiến nghị, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục hạ lãi suất cả các khoản vay ngắn, trung và dài hạn thêm 1,5% - 2% so với hiện nay.

IMG_5725

Nhiều chính sách hỗ trợ thiếu tính thực thi

Sáng 18/3, tại Vĩnh Phúc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Đối thoại “Tháo gỡ khó khăn về chính sách để doanh nghiệp vượt qua Covid-19.

Tại buổi Đối thoại, nhiều chuyên gia đã nhận định, đại dịch Covid-19 làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, thu hẹp cả tổng cung và tổng cầu, gia tăng rủi ro tài chính đưa kinh tế thế giới vào vòng suy giảm.

Làn sóng phá sản doanh nghiệp đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, với ước tính tỷ lệ doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh toán sẽ tăng tới 35% trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2021.

Trung bình cứ 3 doanh nghiệp trên thế giới thì có 1 doanh nghiệp đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán. Kéo theo đó là làn sóng mất việc làm của người lao động.

Đại dịch Covid-19 cũng tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 ở mức thấp nhất, chưa bằng một nửa so với những năm trước. Đây cũng là năm có số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường đạt mức kỷ lục, vượt ngưỡng 100 ngàn doanh nghiệp.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo và Công luận, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Trong hơn 10.000 doanh nghiệp được khảo sát về mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có tới 87,2% doanh nghiệp, tương đương 8.700 doanh nghiệp rơi vào cảnh khó khăn trăm bề.

Hầu hết, các nhóm ngành nghề đều chịu thiệt hại, nhất là ngành xuất nhập khẩu, nông sản, thủy sản,... Duy nhất, nhóm ngành y tế, dược phẩm ghi nhận được mức tăng trưởng cao.

“Các doanh nghiệp càng nhỏ, thì thiệt hại càng lớn. Bởi dòng vốn của họ không mạnh, nội lực không đủ lớn để tạo ra “vắc-xin” chống lại dịch bệnh ”, ông Đậu Anh Tuấn cho biết.

Nhằm hạn chế các tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ, cùng các bộ, ngành, địa phương đã ban hành hàng loạt chính sách mới, hỗ trợ các doanh nghiệp hồi phục.

Bà Phạm Thị Hồng Thủy, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Vĩnh Phúc đánh giá cao các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp hưởng lợi từ chính sách còn hạn chế.

Thậm chí, có doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách, nhưng mức độ hưởng lợi rất khiêm tốn.

“Có một số doanh nghiệp phản ánh, chủ trương đến sớm, tích cực, quyết liệt, nhưng việc thực thi chính sách còn một số bất cập. Trong đó, có nguyên nhân đến từ đội ngũ công chức, viên chức thực thi chính sách có tâm lý sợ sai. Cho nên, các chính sách không tới được doanh nghiệp”, bà Thúy nói.

Trong gần 100 chính sách mới được ban hành năm ngoái, gói tín dụng vay lãi suất 0% để trả lương cho người lao động là khó tiếp cận nhất.

“Các điều kiện để nhận các gói hỗ trợ rất khó và chặt chẽ, rất ít doanh nghiệp đáp ứng được. Trong các văn bản sửa đổi và hướng dẫn Chính phủ chỉ mở rộng đối tượng chứ không thay đổi điều kiện đảm bảo để nhận hỗ trợ. Như vậy, có thể nhận thấy, chính sách chưa phù hợp với thực tế, chưa đi vào cuộc sống”, bà Thủy khẳng định.

Doanh nghiệp kiến nghị NHNN tiếp tục hạ lãi suất thêm 2%

Hiện nay, dịch Covid-19 vẫn đang có diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng tới tốc độ hồi phục của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Doanh nghiệp nêu ý kiến đề nghị tiếp tục giảm lãi suất.

Doanh nghiệp nêu ý kiến đề nghị tiếp tục giảm lãi suất.

Do đó, nhiều doanh nghiệp mong muốn, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét việc tiếp tục giảm lãi suất thêm 1,5% - 2% cho tất cả các gói vay. Đồng thời, giảm phí đối với khách hàng là người lao động gặp khó khăn do dịch bệnh.

Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Vĩnh Phúc kiến nghị: Chính phủ nên xem xét giảm thuế VAT từ 8-10% trong thời hạn từ 3-5 năm nhằm tăng vốn tích lũy doanh nghiệp để tái đầu tư sau đại dịch. Và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp về mức 13-15%, giảm tiền thuê đất trong 2 năm.

“Sau Tết Nguyên đán, nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp thiếu hụt nguồn lao động trầm trọng. Do đó, chúng tôi đề nghị Sở Lao động - Thương binh - Xã hội các tỉnh/thành phố có chính sách mới, để bù vào sự thâm hụt sau Tết”, bà Thủy chia sẻ thêm.

Lâm Vũ 

Tin khác

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

(NB&CL) “Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.

Bất động sản
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp