Doanh nghiệp môi giới bất động sản: Muốn tồn tại phải… “số hóa”

Thứ năm, 04/11/2021 09:20 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) 2 năm đối mặt với dịch bệnh, các doanh nghiệp môi giới đã có những kinh nghiệm riêng để ứng phó với những tác động của dịch bệnh. Trong đó, điều quan trọng nhất giúp các doanh nghiệp môi giới tồn tại chính là việc “số hóa” trong ngành môi giới.

2 năm khó khăn của các doanh nghiệp môi giới bất động sản

Giữa tháng 9/2021, Hội Môi giới Bất động sản (VARs) đã có cuộc khảo sát tại 500 doanh nghiệp môi giới bất động sản, với gần 75.000 lao động trên cả nước.

Theo khảo sát của VARs, sức ảnh hưởng của COVID-19 đến hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản là rất lớn. Có tới 28% đơn vị có nguy cơ giải thể, phá sản, 32% đơn vị đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, rất cần sự hỗ trợ của chính sách vĩ mô, cộng đồng và 40% doanh nghiệp còn khả năng chống đỡ nhưng không cao.

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản cho biết: Tính tới thời điểm công bố khảo sát, có tới hơn 80% sàn giao dịch không có doanh thu hoặc doanh thu rất thấp; 78% sàn giao dịch phải thực hiện cắt giảm nhân sự hoặc cho tạm nghỉ việc không lương.

doanh nghiep moi gioi bat dong san muon ton tai phai so hoa hinh 1

Theo đó, 45% lao động trong số các sàn giao dịch thực hiện cắt giảm không còn thu nhập, tương đương khoảng 26.325/75.000 lao động làm việc tại 500 sàn giao dịch. Số còn lại tuy được hưởng lương nhưng cũng chủ yếu là hưởng lương cơ bản, phụ cấp nghỉ dịch, hoặc hưởng 50% lương do thực hiện làm luân phiên.

Cũng theo VARs, 89% số sàn giao dịch tham gia khảo sát cho biết họ không được hưởng chính sách cho vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách để trả lương ngừng việc, lương phục hồi sản xuất kinh doanh. Với những doanh nghiệp có nhận được sự hỗ trợ từ các ngân hàng cũng rất hạn chế.

Đồng thời, trong bối cảnh ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, doanh thu sụt giảm, thậm chí không có nguồn thu nhưng có tới hơn 70% các sàn giao dịch không được giảm chi phí thuê mặt bằng. Nhiều sàn giao dịch phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động để chống dịch nhưng cũng không được giảm tiền thuê mặt bằng.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, bà Thu Trang - đại diện một sàn giao dịch bất động sản tại Thạch Thất (Hà Nội) chia sẻ: Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, các doanh nghiệp môi giới bất động sản phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, như doanh nghiệp không có nguồn thu, thế nhưng vẫn phải bỏ ra nhiều chi phí để duy trì doanh nghiệp, như tiền lương của nhân viên, chi phí thuê mặt bằng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp môi giới còn đối mặt với rủi ro bồi thường hợp đồng hoặc liên đới chịu trách nhiệm hay rủi ro mất tiền cọc, bị phạt do không thực hiện đúng cam kết tiến độ bán hàng;...

Trong giai đoạn dịch bệnh, các chủ đầu tư bất động sản ít chịu ảnh hưởng, thế nhưng, doanh nghiệp môi giới, các sàn giao dịch lại chịu ảnh hưởng rất lớn, vì không có giao dịch, không có khách mua. Đó là chưa kể, chúng tôi còn phải đối mặt với đội “cò” đất tự do, hoặc môi giới cá nhân nữa”, bà Trang nói.

“Số hóa” ngành môi giới bất động sản

Từ đầu tháng 10 cho tới nay, nhiều địa phương trên cả nước bắt đầu gỡ bỏ yêu cầu giãn cách xã hội. Điều này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp môi giới bất động sản hoạt động trở lại.

Nhớ lại thời điểm các địa phương còn giãn cách xã hội, ông Vũ Cương Quyết - Tổng Giám đốc Đất xanh miền Bắc thừa nhận: Một số chỉ thị hạn chế đi lại đã ảnh hưởng ít nhiều tới tính thanh khoản của thị trường.

Tuy nhiên, so với các ngành nghề khác, ngành môi giới nói riêng và thị trường bất động sản nói chung vẫn có nhiều dư địa tăng trưởng, và có sức bật rất mạnh, với điều kiện dịch bệnh được kiểm soát.

Theo ông Quyết, 2 năm đối mặt với dịch bệnh, các doanh nghiệp môi giới đã có những kinh nghiệm riêng để ứng phó với những tác động của dịch bệnh. Trong đó, điều quan trọng nhất giúp các doanh nghiệp môi giới tồn tại chính là việc “số hóa” trong ngành môi giới.

Ngay từ đầu năm 2021, chúng tôi đã dự báo tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến rất phức tạp. Vì vậy, thay vì kinh doanh theo kiểu “truyền thống”, tức là nhân viên môi giới tư vấn trực tiếp với khách hàng, thì chúng tôi đẩy mạnh quá trình số hóa. Tất cả các vấn đề liên quan tới quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự, con người, chúng tôi đều thực hiện online”, ông Quyết chia sẻ.

Ví dụ, các bộ phận kế hoạch, marketing sản phẩm, tư vấn khách hàng, bán hàng đều thực hiện online trên các nền tảng mạng xã hội như Zalo hay Facebook.

Nếu như trước đây, chúng tôi thường xuyên tổ chức một số sự kiện ra mắt sản phẩm, thì hiện nay, chúng tôi quay phim, chụp ảnh, giới thiệu rất kỹ dự án. Sau đó, tất cả hình ảnh, video đều được đăng tải trên Youtube và Facebook, để giới thiệu cho khách hàng có nhu cầu”, ông Quyết nói.

Theo ông Quyết, việc chuyển đổi từ mô hình “truyền thống” sang công nghệ số, giai đoạn đầu sẽ đối mặt với một số khó khăn nhất định, như chi phí chuyển đổi cao, nhân viên tạm thời sẽ chưa thích nghi được với công nghệ mới.

Thế nhưng, việc chuyển đổi sang công nghệ số đem lại rất nhiều lợi ích, như tiết giảm được chi phí vận hành, chi phí tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm;...

Cũng nhờ việc tiên phong áp dụng công nghệ số trong ngành môi giới, cho nên trong quá trình dịch bệnh, chúng tôi vẫn làm việc bình thường. Ngay cả trong đợt bùng phát thứ 4 vừa qua, chúng tôi vẫn giữ được khoảng 30% - 35% số lượng giao dịch, dù không cao nhưng vẫn đủ để duy trì bộ máy doanh nghiệp. Trong khi đó, nhiều đơn vị khác, doanh thu gần như bằng không 0”, ông Quyết nói.

Ngoài việc chuyển đổi mô hình kinh doanh sang công nghệ số, ông Quyết tiết lộ, trong quá trình giãn cách xã hội, doanh nghiệp này chủ chương không cắt giảm nhân sự. Dù vậy, toàn bộ nhân viên, kể cả lãnh đạo sẽ cắt giảm tạm thời 50% lương, thưởng.

Tuy nhiên, nếu kết thúc năm 2021, tình hình kinh doanh khởi sắc, doanh nghiệp có lãi, thì toàn bộ chênh lệch sẽ được trả lại cho người lao động, bù vào mức giảm 50% trước đó.

Trong khi đó, ông Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT Cengroup khẳng định, đại dịch là thảm họa nhưng là sự thúc đẩy cho chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực, trong đó có bất động sản.

Doanh nghiệp môi giới bất động sản đang tìm cách thức vượt nhanh qua đại dịch, trước hết là phải vượt qua nỗi sợ hãi, sự co cụm, thay vào đó là động viên, khuyến khích về tinh thần. Đồng thời triển khai nhiều chiến dịch bán hàng online, đẩy mạnh công nghệ số”, ông Hưng nói.

Thay vì chờ hỗ trợ, doanh nghiệp môi giới bất động sản nên tự cứu lấy mình

Hiện nay, nhiều địa phương đã nới lỏng các lệnh hạn chế đi lại, việc di chuyển trong nội tỉnh, thành phố đã được khơi thông. Thế nhưng, việc đi lại giữa các tỉnh, thành phố vẫn chưa có sự thống nhất. Vì điều này, việc giao dịch, mua - bán bất động sản liên tỉnh vẫn vướng phải một số khó khăn nhất định.

Bên cạnh đó, dù đã được kiểm soát, song diễn biến của đại dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp, các doanh nghiệp môi giới bất động sản phải xác định “cuộc chiến” với đại dịch là trường kỳ và phải chấp nhận sống chung với nó.

Đồng tình về vấn đề này, ông Vũ Cương Quyết cho rằng, các doanh nghiệp môi giới bất động sản quy mô vừa và nhỏ hầu hết đều gặp khó khăn về dòng tiền.

Chính vì thế, mỗi khi đối mặt với các đợt bùng phát, các doanh nghiệp này đều chao đảo vì không có dòng tiền lưu thông, duy trì bộ máy doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp môi giới có quy mô vừa và nhỏ thường có xu hướng có lời là tiêu hết, làm ra bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu. Hoặc có hiện tượng lợi nhuận của doanh nghiệp “chảy” vào túi lãnh đạo. Khi thị trường có biến động, doanh nghiệp không có dòng tiền dự phòng để ổn định.

Vì vậy, ông Quyết chia sẻ thẳng thắn: “Các doanh nghiệp môi giới nên có một quỹ dự phòng riêng, trích từ các hoạt động giao dịch, hoặc trích từ dòng lợi nhuận để đề phòng trường hợp thị trường có biến động. Như vậy, doanh nghiệp mới tồn tại được”.

Ngọc Tú

Bình Luận

Tin khác

Căn hộ chung cư liên tục tăng giá, đã qua thời điểm nhà đầu tư chờ đợi thị trường

Căn hộ chung cư liên tục tăng giá, đã qua thời điểm nhà đầu tư chờ đợi thị trường

(CLO) Giá chung cư tại các thị trường lớn đã ghi nhận dấu hiệu đi ngang và tiếp tục tăng trong thời gian qua. Cho thấy thị trường đã bước qua giai đoạn vùng đáy và khó có cơ hội cho những nhà đầu tư vẫn còn đang tiếp tục chờ đợi.

Bất động sản
Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

(CLO) Thị trường bất động sản hồi phục kéo theo các dòng vốn lớn bắt đầu quay trở lại. Trong đó, dòng vốn từ kiều hối được kỳ vọng sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường trong thời gian tới.

Bất động sản
Tận dụng dòng khách thuê ổn định, căn hộ tại Bình Dương thu hút nhiều nhà đầu tư nắm giữ dài hạn

Tận dụng dòng khách thuê ổn định, căn hộ tại Bình Dương thu hút nhiều nhà đầu tư nắm giữ dài hạn

(CLO) Không chỉ hấp dẫn nguồn cầu ở thực từ TP HCM, Bình Dương còn là điểm đến của nhiều nhà đầu tư căn hộ chung cư trong giai đoạn hiện tại nhờ khả năng kinh doanh dòng tiền, giúp tăng tỷ suất sinh lời khi nắm giữ dài hạn.

Bất động sản
Huyện 'cửa ngõ' phía bắc của Tây Nam Bộ được quy hoạch 13 khu công nghiệp và 46 dự án nhà ở

Huyện 'cửa ngõ' phía bắc của Tây Nam Bộ được quy hoạch 13 khu công nghiệp và 46 dự án nhà ở

(CLO) Mới đây, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Bến Lức (Long An) đến năm 2045. Định hướng đến năm 2045, xây dựng huyện này thành đô thị loại II và phát triển theo mô hình đô thị thông minh.

Bất động sản
Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

(CLO) Loại hình BĐS có thể vừa ở, vừa kinh doanh của Vinhomes Golden Avenue (Móng Cái, Quảng Ninh) ngày càng hiện diện nhiều hơn trong “giỏ hàng” phải có của các nhà đầu tư cũng như người mua ở thực, nhờ đẳng cấp sống vượt trội và lợi nhuận hấp dẫn cả trong ngắn và dài hạn.

Bất động sản