Doanh nghiệp nhà nước để ra sai phạm nghiêm trọng, liệu cơ quan quản lý có vô can?

Chủ nhật, 05/12/2021 08:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) TS Nguyễn Đình Cung nhận xét: Có một số đánh giá chỉ trích người quản lý doanh nghiệp nhà nước có lỗi, để xảy ra sai phạm, còn các cơ quan quản lý thì lại vô can. Điều này không hợp lý.

Mới đây, tại một sự kiện, ông Chu Đình Động, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã nhận định rằng: Hiện nay, có một số đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các doanh nghiệp nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực quản lý, điều hành.

Đặc biệt, có một số người có tầm nhìn và khả năng hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh còn hạn chế, chậm thích ứng với hội nhập quốc tế; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng đến mức phải xử lý theo quy định.

Ngoài ra, còn rất nhiều ý kiến khác chỉ trích sự điều hành, quản lý của một số cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước.

doanh nghiep nha nuoc de ra sai pham nghiem trong lieu co quan quan ly co vo can hinh 1

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương.

Nhận định về điều này, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương cho rằng, cách đánh giá như trên nói chung khá cảm tính, chung chung, thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn. 

“Một số nhận định  theo tôi là quá nặng  đối với đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước. Thậm chí, có một số đánh giá chỉ trích người quản lý doanh nghiệp nhà nước có lỗi, còn các cơ quan khác thì lại vô can. Điều này không hợp lý, vì khi để ra sai phạm, đó là cả một quá trình, mà trước hết những cơ quan quản lý trực tiếp phải chịu trách nhiệm, tránh mọi trách nhiệm đều "đẩy" cho cán bộ”, TS Nguyễn Đình Cung nói.

Vì vậy, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, khi đánh giá một tập thể cần tách pháp nhân doanh nghiệp nhà nước và cá nhân những người bị kỷ luật, bị truy tố sang một bên, tránh gây ra những hình ảnh xấu của doanh nghiệp nhà nước với công chúng và các đối tác.

“Trong đánh giá về đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước hiện nay, tôi cho rằng rất cần cách nhìn chia sẻ, thấu hiểu đối với họ”, ông Cung chia sẻ.

Trước thực tế trên, ông Cung cho rằng khi thảo luận, bàn bạc đánh giá về doanh nghiệp nhà nước, cán bộ doanh nghiệp nhà nước không thể tách rời vai trò, sứ mệnh, mục tiêu nhiệm vụ của doanh nghiệp nhà nước, không thể tách phần cán bộ ra khỏi khuôn khổ quản trị chung. Cũng không thể đánh giá cán bộ mà tách rời khỏi mục tiêu mà Nhà nước giao, cơ quan chủ sở hữu giao cho từng doanh nghiệp cụ thể, trên cơ sở các đánh giá khách quan, khoa học.

TS Nguyễn Đình Cung kiến nghị  cần nghiên cứu, học hỏi bài học kinh nghiệm của các tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn tư nhân xem việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các lãnh đạo chủ chốt trong doanh nghiệp được thực hiện như thế nào.

"Cần vào xem ông Phạm Nhật Vượng làm thế nào, Thaco làm thế nào, tập đoàn nước ngoài đầu tư ở Việt Nam thế nào trong việc tuyển chọn người tài vào các vị trí chủ chốt. Tôi tin rằng tổng giám đốc của Vingroup không nằm trong quy hoạch, họ không có quy hoạch như ta nhưng có cán bộ giỏi chuyên môn, đạt được mục tiêu tốt hơn ta. Khi có lãnh đạo tốt doanh nghiệp nhà nước có năng lực cạnh tranh hơn", ông Cung nói.

Ông Cung cũng đề nghị xem xét bỏ quy hoạch cán bộ với lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp nhà nước, vì quy hoạch cán bộ là chọn người thay thế trong tương lai sẽ khó có thể chọn được người tài, người giỏi, không chọn được những người lãnh đạo đổi mới, sáng tạo, dám chấp nhận rủi ro, và chỉ chọn được những người tuân thủ.

“Những người được bổ nhiệm đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn vẫn bị bãi nhiệm, miễn nhiệm, nếu không hoàn thành mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao mới là yêu cầu, hay điều kiện tiên quyết để người được chọn tiếp tục nắm giữ chức vụ”, TS Nguyễn Đình Cung khẳng định.

Đồng thời, cần xem xét bãi bỏ bổ nhiệm cán bộ theo cơ chế hành chính xin cho, mà trao quyền tự chủ cho cơ quan chủ sở hữu là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước và SCIC, thực hiện hậu kiểm kèm theo trên cơ sở có các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô