Doanh nghiệp thủy sản “khóc thét” về các quy định mới về bảo vệ môi trường

Thứ hai, 20/09/2021 15:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một số doanh nghiệp thủy sản cho rằng, việc tăng mọi giá thành sản xuất như hiện nay đang khiến doanh nghiệp lỗ khoảng 30%/tháng nếu duy trì sản xuất 3 tại chỗ với chỉ 1/3 công suất và sẽ thiệt hại 50-55%/tháng nếu ngưng sản xuất hoàn toàn.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, sau gần 2 tháng thực hiện “3 tại chỗ”, các doanh nghiệp thủy sản đối mặt với muôn vàn khó khăn và áp lực đứt gãy toàn chuỗi từ nuôi - khai thác - chế biến - xuất khẩu. 

Cụ thể, theo tính toán sơ bộ của các doanh nghiệp sản xuất 3 tại chỗ, giá thành trên đơn vị sản phẩm đã tăng 10-25% tùy theo loại sản phẩm (tôm, cá tra, cá ngừ, hải sản...) và quy mô công suất chế biến.

Một số doanh nghiệp thủy sản cho rằng, việc tăng mọi giá thành sản xuất như hiện nay đang khiến doanh nghiệp lỗ khoảng 30%/tháng nếu duy trì sản xuất 3 tại chỗ với chỉ 1/3 công suất và sẽ thiệt hại 50-55%/tháng nếu ngưng sản xuất hoàn toàn.

doanh nghiep thuy san khoc thet ve cac quy dinh moi ve bao ve moi truong hinh 1

Doanh nghiệp thủy sản “khóc thét” về các quy định mới về bảo vệ môi trường.

Trong khi đang phải đau đầu với việc duy trì 3 tại chỗ thì các doanh nghiệp này lại thêm nặng gánh với nghĩa vụ môi trường bởi Bộ Tài Nguyên Môi trường đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020. 

Theo dự thảo này, các nhà máy chế biến thủy sản có lưu lượng xả nước thải ra môi trường từ 200 m3/ngày trở lên đã phải lắp hệ thống quan trắc tự động nước thải.

Phân tích của VASEP cho thấy, tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường đang được Bộ Tài Nguyên Môi trường lấy ý kiến, thì các cơ sở chế biến thủy sản bị ngành chế biến thủy sản xếp vào mức III của “Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường” của Phụ lục 5 “Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường” có lưu lượng xả nước thải ra môi trường chỉ từ 200 m3/ngày trở lên thì phải lắp hệ thống quan trắc tự động nước thải. 

Như vậy, quy định này đã giảm từ mức 1.000 m3/ngày (theo quy định tại Nghị định 40/2019) xuống 200 m3/ngày (thời gian tới). Yêu cầu này khiến doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí đắt đỏ khiến giá thành sản xuất tăng cao hơn nữa và không có nhà máy chế biến thủy sản nào có thể thực hiện được.

Hơn thế, đầu tư cho hệ thống quan trắc tự động mất tới hàng tỷ đồng, thêm chi phí vận hành từ 40-50 triệu đồng/kỳ quan trắc. Nhưng cái đáng nói, hệ thống này không có tác dụng để quản lý mức độ ô nhiễm do kết quả quan trắc không chính xác.

Thực tế được VASEP chỉ ra cho thấy, hiện nay, theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường thì các nhà máy chế biến thủy sản có dung lượng xả thải 500m3/ngày phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động nước thải. 

Nhưng theo thống kê, cho tới nay, tại nhiều địa phương, chỉ có 1 doanh nghiệp chế biến thủy sản lắp đặt được hệ thống này. Sắp tới, dự thảo nghị định giảm tiếp xuống ngưỡng 200 m3/ngày. Theo doanh nghiệp thủy sản, quy định về ngưỡng xả thải trung bình và lớn (làm căn cứ để yêu cầu lắp thiết bị quan trắc tự động và quy định tần suất quan trắc nước thải định kỳ) của ngành tài nguyên môi trường không rõ dựa trên cơ sở khoa học nào, và có nhiều điểm bất hợp lý.

Ngoài ra, dự thảo còn đưa ra ngưỡng lưu lượng xả thải từ 15.000 m3/ngày trở lên thì “tần suất quan trắc nước thải định kỳ” là 1 tháng/lần. Do đặc thù có lưu lượng xả thải rất lớn (thậm chí lên tới 30% lượng nước trong ao nuôi/ngày), nên nếu áp dụng theo quy định trên thì hầu như các vùng nuôi thủy sản đều phải thực hiện quan trắc 1 tháng/ lần. 

Điều này làm tăng chi phí lấy mẫu và phân tích mẫu lên rất nhiều trong khi quy định hiện hành chỉ là 3 tháng/lần. Đây lại là một điểm đáng lo ngại nữa với các doanh nghiệp có vùng nuôi.

Một vấn đề khác theo VASEP, hiện nay, ngành chế biến thủy sản đang bị xếp vào mức 3 của “Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường”. Tuy nhiên, VASEP và cộng đồng doanh nghiệp thủy sản cho rằng điều đó là không công bằng bởi thực tế so với các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như: bánh kẹo, sữa, dệt nhuộm... thì nước thải của ngành thủy sản ít ô nhiễm môi trường, ít độc hại hơn nhiều nhưng lại bị xếp vào mức độ cao hơn.

Lý do, về khí thải, hiện chỉ có một số ít nhà máy chế biến thủy sản có công đoạn gia nhiệt (nhà máy đồ hộp, nhà máy sản xuất hàng chín, hàng chần như chả cá, tôm luộc, tôm bao bột,...) có sử dụng lò hơi chứ không như một số nhà máy chế biến thực phẩm khác như sản xuất bánh kẹo bánh, sữa, cà phê hòa tan...; còn về nước thải, theo QCVN 11:2015 về nước thải nhà máy chế biến thủy sản đã nêu các chỉ tiêu đặc thù của nước thải chế biến thủy sản.

Theo đó không có các chỉ tiêu nước thải độc hại; các chỉ tiêu nước thải cũng chủ yếu có nguồn gốc từ cơ thịt thủy sản và các phụ gia thực phẩm, đều là những chất từ tự nhiên và ăn được đối với con người, không gây độc hại mạnh như những hóa chất dùng trong các ngành công nghiệp khác…

Bên cạnh đó, theo xếp loại của dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020, thì ngành nuôi trồng (vốn phải sử dụng lượng nước lớn để nuôi) lại nằm trong “Danh mục dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao”.

Theo đó Dự án khai thác khoảng sản, tài nguyên nước; dự án có hoạt động xả nước thải vào nguồn nước với công suất từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên phải xin cấp giấy phép về khai thác khoáng sản, tài nguyên nước từ Bộ Tài nguyên và Môi trường và “Danh mục các dự án đầu tư Nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường”.

Quy định “Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước quy mô trung bình từ 50 ha đến dưới 100 ha” được xếp vào Nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

Với quy định này thì các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ cũng phải xin cấp phép cấp Bộ Tài Nguyên Môi trường, vẫn thuộc nhóm nguy cơ tác động xấu đến môi trường, gia tăng thủ tục hành chính, tăng thêm gánh nặng cho các cơ sở nuôi trồng. Từ đó, các doanh nghiệp thủy sản ý kiến, dự thảo chỉ nên áp dụng quy định này cho các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng từ nông nghiệp sang các mục đích khác thì phù hợp hơn.

Định Trần

Tin khác

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô
Cục Hải quan Hà Nam Ninh đối thoại với các doanh nghiệp

Cục Hải quan Hà Nam Ninh đối thoại với các doanh nghiệp

(CLO) Ngày 16/4, tại TP. Ninh Bình, Cục Hải quan Hà Nam Ninh tổ chức hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 để phổ biến một số chính sách, pháp luật và giải đáp vướng mắc liên quan đến công tác quản lý hải quan trên địa bàn.

Kinh tế vĩ mô