Doanh nghiệp tư nhân đang "bật" lên rất nhanh, nếu không cải tổ, doanh nghiệp nhà nước sẽ thua

Thứ hai, 23/08/2021 09:11 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung, nếu không tư duy lại về doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để thay đổi những định chế tương ứng, sẽ còn mất mát nhiều, cả mất mát hữu hình và những mất mát vô hình. Sau đại dịch COVID-19, doanh nghiệp tư nhân bật lên nhanh, không cải tổ mạnh mẽ DNNN sẽ thua.

Vẫn còn nhiều doanh nghiệp nhà nước mạnh, kinh doanh hiệu quả nhưng có rất nhiều tập đoàn, tổng công ty qui mô đang bị thu hẹp.

Vẫn còn nhiều doanh nghiệp nhà nước mạnh, kinh doanh hiệu quả nhưng có rất nhiều tập đoàn, tổng công ty qui mô đang bị thu hẹp.

DNNN cứ mờ dần, nhỏ dần

DNNN được xác định là thành phần quan trọng và được kỳ vọng sẽ thực sự là những con chim đầu đàn, dẫn dắt, lan tỏa khu vực doanh nghiệp khác.

Nhưng khu vực này đang mờ đi, đang nhỏ dần, theo TS.Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương.

DNNN đang tiếp tục có vai trò quan trọng phát triển kinh tế và đang nắm giữ và sử dụng một nguồn lực lớn của đất nước. DNNN đang nắm giữ 28% tổng giá trị tài sản của tất cả các doanh nghiệp và tạo ra khoảng 14% doanh thu và hơn 20% tổng lợi nhuận trước thuế.

“Nắm giữ nguồn lực lớn của đất nước, nhưng họ (DNNN) chưa tối đa các nguồn lực họ đang nắm giữ, mức đóng góp của họ vào phát triển kinh tế -xã hội còn thấp, hiệu quả không cao”, TS. Nguyễn Đình Cung nói.

Thị phần của khu vực DNNN ngày càng giảm tại hầu hết các ngành có mức độ cạnh tranh cao như công nghiệp chế tạo, thương mại, chế biến thực phẩm.

Theo TS.Nguyễn Đình Cung, trong 10 năm qua, đã có hai chương trình tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được thực hiện nhưng có thể nói, thực trạng DNNN cho đến nay nhìn chung chưa được cải thiện.

“Như vậy vốn đầu tư của nhà nước tại doanh nghiệp và DNNN đang được sử dụng kém hiệu quả”, TS.Nguyễn Đình Cung nói.

Từ góc độ của cơ quan Nhà nước, nhìn lại toàn bộ hệ thống DNNN, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp Đặng Quyết Tiến vẫn thấy “quản trị doanh nghiệp trong DNNN chưa được đổi mới, chưa theo kịp với yêu cầu biến động của thị trường, chưa thực sự theo cơ chế thị trường. Vẫn còn DNNN sản xuất, kinh doanh hiệu quả thấp, thua lỗ, không tương xứng với nguồn lực nắm giữ”.

Cũng rất trăn trở, Cục trưởng Đặng Quyết Tiến nói rằng: “Sau đại dịch COVID-19, thậm chí chỉ năm sau thôi, doanh nghiệp tư nhân bật lên nhanh lắm, nếu lúc này DNNN không cải tổ mạnh mẽ, DNNN sẽ thua".

Theo TS.Nguyễn Đình Cung cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ DNNN để nâng cao vượt bậc hiệu quả vốn đầu tư nhà nước vào DNNN vẫn là yêu cầu hết sức cấp thiết.

Theo vị chuyên gia này: “Nếu không tư duy lại về DNNN để thay đổi những định chế tương ứng, thì sẽ còn mất mát nhiều, cả mất mát hữu hình và những mất mát vô hình, mất mát không chỉ về hiệu quả kinh tế mà còn về vai trò dẫn dắt của DNNN với nền kinh tế”.

Cổ phần hóa, thoái vốn cũng là một sự cải tổ là giải phóng nguồn lực ở khu vực nhà nước, kêu gọi trí tuệ, nguồn lực trong dân và các thành phần kinh tế khác tham gia quản trị DNNN, điều hành DN có vốn nhà nước để cùng nhau nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần tăng minh bạch, nâng cao khả năng cạnh tranh.

COVID-19 đang tạo ra cơ hội cho không ít DNNN bứt lên

COVID-19 đã làm chậm lại tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn nhưng COVID-19 đang tạo ra cả áp lực phải làm và cũng là cơ hội để thay đổi, và cũng là lúc có những thuận lợi để DNNN vượt lên và thay đổi.

Đây là cơ hội thay đổi thị trường, thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, nâng cao quản trị doanh nghiệp, thay đổi phương thức quản trị, đổi mới công nghệ, cơ cấu lại nguồn nhân lực...

Thị trường cũng đang mở ra cơ hội và điều kiện cho một số thương vụ thoái vốn, cổ phần hóa.

Cục trưởng Đặng Quyết Tiến gửi gắm thông điệp: Trong khó khăn này cũng là lúc nhiều doanh nghiệp có cơ chiếm lĩnh thị trường khi thị trường đang bị cơ cấu lại.

Vừa qua trên thị trường thấy rằng khi mà nền kinh tế phục hồi thì tất cả các mặt hàng thiết yếu đều tăng giá, và các mặt hàng này là thế mạnh của DNNN, như xăng dầu, sắt thép, phân bón... Giá hàng tăng, lợi nhuận tăng, giá cổ phiếu tăng, doanh nghiệp có dư địa để phát triển tiếp.

Khi doanh nghiệp sắp xếp, cơ cấu lại, và sau cấu cổ phần hóa thì quản trị tốt hơn, theo đó giảm chi phí và tiếp cận nâng cao năng suất và sản lượng cộng với thị trường có cầu lớn, giá tăng cao, thì doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn có nguồn lực hơn.

Đó là cơ hội để doanh nghiệp có dư địa trong việc tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp cơ cấu và cổ phần hóa.

Cơ cấu lại DNNN là quá trình thường xuyên liên tục và tùy từng thời kỳ bám sát cơ chế thị trường để có giải pháp và lộ trình phù hợp, có phương thức và hình thức thích hợp.

COVID-19 vừa là thách thức vừa là cơ hội. “COVID-19 đang tạo ra cơ hội cho không ít DNNN bứt lên”, ông Đặng Quyết Tiến nói.

Trong đại dịch này lại là cơ hội để làm những việc mà ở thời điểm bình thường sẽ khó làm được. Đó là tận dụng áp lực thay đổi do dịch bệnh, từ thay đổi quản trị doanh nghiệp, sắp xếp lao động, minh bạch thông tin, giảm chi phí hoạt động...

Làm được những việc này cộng với lợi thế về quy mô, lợi thế về lĩnh vực đang hoạt động và lợi thế về thị trường và ngành nghề, khu vực DNNN sẽ tìm được địa bàn để chiếm lĩnh, không chỉ trong nước, mà cả nước ngoài, khi thị trường đang cơ cấu lại rất mạnh.

"Đây cũng là thời điểm để thực hiện mục tiêu tạo hệ sinh thái do DNNN làm đầu chuỗi. Lúc này các doanh nghiệp tư nhân đang gặp khó khăn, rất cần sự hỗ trợ về công nghệ, thị trường... của các doanh nghiệp quy mô lớn. Khi đó, nhiều DNNN sẽ thành sếu đầu đàn theo đúng nghĩa, Cục trưởng Đặng Quyết Tiễn nêu ý kiến.

Hà Nguyễn

Tin khác

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp